Công tác chỉ đạo

Một phần của tài liệu Quản lý công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường trung học phổ thông chuyên Chu Văn An, Lạng Sơn (Trang 30)

8. Cấu trúc luận văn

1.5.3.Công tác chỉ đạo

1.5.3.1. Quan niệm

Công tác chỉ đạo là quá trình tác động ảnh hưởng tới hành vi, thái độ của những người khác nhằm đạt tới các mục tiêu với chất lượng cao. Chức năng chỉ đạo là chức năng thứ ba trong một quá trình quản lý nó có vai trò

cùng với chức năng tổ chức để hiện thực hóa các mục tiêu. Chức năng chỉ đạo được xác định từ việc điều hành và hướng dẫn các hoạt động nhằm đạt được các mục tiêu có chất lượng và hiệu quả. Thực chất của chức năng chỉ đạo là quá trình lãnh đạo chuyên môn, trong đó người thủ trưởng (hoặc cơ quan làm chức năng chỉ đạo) tác động và ảnh hưởng của chủ thể quản lý với những người khác nhằm biến những yêu cầu chung của tổ chức, hệ thống giáo dục và nhà trường thành nhu cầu của mọi cán bộ công chức, trên cơ sở đó mọi người tích cực, tự giác và mang hết khả năng để làm việc. Do vậy chức năng chỉ đạo là cơ sở để phát huy các động lực cho việc thực hiện các mục tiêu quản lý và góp phần tạo nên chất lượng và hiệu quả cao của các hoạt động.

1.5.3.2. Nội dung

Chức năng chỉ đạo là một chức năng quan trọng và cần thiết cho việc hiện thực hóa các mục tiêu, do đó khi thực hiện chức năng chỉ đạo trong quản lý giáo dục phải quán triệt phương châm “duy trì - ổn định - đổi mới - phát triển”. Thực hiện chức năng chỉ đạo thực chất là những hành động xác lập quyền chỉ huy và sự can thiệp của người cán bộ quản lý trong toàn bộ quá trình quản lý, là huy động mọi lực lượng vào việc thực hiện kế hoạch và điều hành nhằm đảm bảo cho mọi hoạt động trong tổ chức diễn ra trong kỷ cương, trật tự. Thực hiện chức năng chỉ đạo trong quản lý cần đảm bảo những nội dung sau:

Thực hiện quyền chỉ huy và hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ. Người lãnh đạo với quyền hạn và trách nhiệm của mình phải giao nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân, tập thể trong đơn vị theo kế hoạch, đúng vị trí công tác của họ thông qua những quyết định quản lý.

Thường xuyên đôn đốc, động viên. Cùng với việc giao và hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ, quản lý còn phải thường xuyên đôn đốc thuộc cấp thực hiện nhiệm vụ bảo đảm tiến độ và chất lượng. Động viên kịp thời nhằm phát huy mọi khả năng của con người vào quá trình thực hiện mục tiêu của tổ chức.

Giám sát và điều chỉnh: Thực hiện hoạt động giám sát nhằm thu thập thông tin về thực trạng thực hiện kế hoạch đã được xác định, kịp thời phát hiện những điển hình tốt để phổ biến, những khó khăn để giúp đỡ, khắc phục, những thiếu sót để kịp thời uốn nắn hoặc điều chỉnh kế hoạch nếu không sát thực tiễn hoặc do tình hình khách quan có những biến đổi.

Thúc đẩy các hoạt động phát triển. Xây dựng và duy trì những hoàn cảnh, môi trường thúc đẩy mọi người ham thích, muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ một cách xuất sắc và muốn duy trì năng suất lao động cao.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường trung học phổ thông chuyên Chu Văn An, Lạng Sơn (Trang 30)