Khuyến nghị

Một phần của tài liệu Quản lý công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường trung học phổ thông chuyên Chu Văn An, Lạng Sơn (Trang 102)

2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo

Bổ sung Quy chế trường chuyên, trong đó có các quy định về chính sách ưu tiên cho GV chuyên, chính sách đầu tư đặc biệt về cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị dạy học, quy định về chương trình, nội dung giảng dạy, chính sách đãi ngộ GV bồi dưỡng HSG... nhằm đáp ứng những yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay, tạo cơ sở pháp lý để các địa phương hoàn thiện các chính sách ưu tiên đặc biệt dành cho các trường THPT chuyên.

2.2.Đối với UBND tỉnh Lạng Sơn

Cần quan tâm và đầu tư hơn nữa cho sự phát triển nhà trường, cho sự nghiệp bồi dưỡng HSG, nơi cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao và nhân tài cho tỉnh:

Cần có chính sách đầu tư đặc biệt về cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị dạy học đặc biệt là quỹ đất cho nhà trường theo hướng chuẩn hóa các trường trung học chất lượng cao trong nước và quốc tế, đáp ứng yêu cầu mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục HSG. Có chính sách ưu tiên cấp kinh phí đáp ứng yêu cầu phục vụ các hoạt động thường xuyên, hoạt động dạy học và nghiên cứu khoa học, đặc biệt là kinh phí bồi dưỡng HSG.

Xây dựng cơ chế chính sách phù hợp, khuyến khích mọi thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội, cá nhân cùng tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục và bồi dưỡng nhân tài cho quê hương, đất nước.

Sớm hoàn thiện các chính sách ưu tiên, đổi mới các hình thức khen thưởng nhằm tạo động lực đủ mạnh để khích lệ đội ngũ GV và HS trường chuyên.

2.3. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Lạng Sơn

Làm tốt công tác tham mưu với UBND tỉnh để hoàn thiện các chế độ chính sách ưu tiên đặc biệt đối với đội ngũ GV và công tác quy hoạch, phát triển nhà trường.

Thực hiện nghiên túc công tác sàng lọc đối với GV trường THPT, thuyên chuyển những GV không đủ năng lực đáp ứng yêu cầu giảng dạy các môn chuyên, tuyển chọn các GV đủ năng lực trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giỏi từ các trường THPT trong tỉnh đến công tác tại trường THPT chuyên Chu Văn An.

Xây dựng chương trình, nội dung, cung cấp tài liệu bồi dưỡng HSG các cấp cho các trường THPT trong toàn tỉnh. Phân công các chuyên viên đến các trường THPT giúp đỡ, tư vấn, định hướng cho GV tham gia đội tuyển HSG. Đặc biệt là phòng chuyên môn của Sở GD&ĐT cần có sự chỉ đạo, hướng dẫn trường THPT chuyên Chu Văn An dạy các chương trình chuyên sâu.

Tổ chức hội thảo chuyên đề về công tác bồi dưỡng HSG cho GV cốt cán của các trường THPT trong tỉnh.

2.4.Đối với các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn

Thường xuyên quan tâm phối hợp tạo mọi điều kiện để sự nghiệp giáo dục HSG của nhà trường và của tỉnh tiếp tục phát triển.

Hỗ trợ kinh phí cho sự nghiệp giáo dục chung của nhà trường đặc biệt là nguồn kinh phí để đào tạo, khen thưởng GV và HSG.

2.5. Đối với Ban đại diện cha mẹ học sinh trường THPT chuyên Chu Văn An

Tuyên truyền đến các bậc phụ huynh tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng HSG để các bậc phụ huynh có nhận thức đúng đắn, từ đó khuyến khích, động viên các em có niềm tin và tích cực học tập có hiệu quả.

Phối hợp với nhà trường trong việc thực hiện các hoạt động giáo dục toàn diện cho HS.

Tiếp tục xây dựng quỹ khuyến học, trao các xuất học bổng cho HSG là người dân tộc thiểu số và có hoàn cảnh khó khăn. Khen thưởng đúng mức cho những HSG đạt giải cao trong kỳ thi HSG cấp tỉnh và cấp Quốc gia.

2.6. Đối với nhà trường THPT chuyên Chu Văn An

Nâng cao năng lực và chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý; hoàn thiện công tác quy hoạch phát triển và bồi dưỡng đội ngũ GV đặc biệt là GV cốt cán thực hiện nhiệm vụ dạy chuyên và bồi dưỡng HSG.

Tích cực tham mưu với lãnh đạo các cấp, các ngành trong tỉnh để đảm bảo mọi điều kiện thuận lợi cho công tác xây dựng cơ sở vật chất và các điều kiện cung ứng cho công tác bồi dưỡng HSG. Tăng cường huy động sự tham gia của các tổ chức xã hội, ban ngành đoàn thể trong và ngoài tỉnh cho sự nghiệp giáo dục của nhà trường nhằm giáo dục HS phát triển toàn diện.

Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý nội bộ nhằm tạo sự đồng thuận trong và ngoài nhà trường để thực hiện hiệu quả mục tiêu và kế hoạch đề ra.

Đẩy mạnh công tác thi đua, khen thưởng nhân điển hình tiên tiến trong GV và HS nhà trường./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

A. VĂN KIỆN, VĂN BẢN

1. Ban bí thƣ Trung ƣơng Đảng. Chỉ thị 40 - CT/ TƯ, ngày 15 tháng 6 năm 2004, về việc xây dựng nâng cao chiất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quyết định Ban hành Quy chế thi chọn học sinh giỏi theo quyết địnhsố 52/2006/QĐ-BGDĐT, ngày 29/12/2006.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường THPT có nhiều cấp học. Ban hành kèm theo nghị quyết số: 07/2007/QĐ- BGD&ĐT, ngày 02/04/2007.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quy chế trường THPT Chuyên. Ban hành kèm theo quyết định số 82/2008/QĐ-BGD&ĐT, ngày 31/12/2008.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quá trình xây dựng và phát triển hệ thống các trường THPT Chuyên. Tháng 9/2007.

6. Luật Giáo dục 2005. Nxb Tư pháp.

7. Sở Giáo dục và đào tạo Lạng Sơn. Quy hoạch phát triển Giáo dục và đào tạo tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2015.

8. UBND tỉnh Lạng Sơn. Quyết định số 76/QĐ/UBND ngày 20 tháng 01 năm 2011 của UBND tỉnh Lạng Sơn về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển giáo dục tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011 - 2020.

9. UBND tỉnh Lạng Sơn. Kế hoạch số 13/KH-UBND ngày 14 tháng 03 năm 2011 của UBND tỉnh Lạng Sơn về kế hoạch phát triển trường THPT chuyên Chu Văn An tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2011 - 2020.

B. SÁCH, TÀI LIỆU

10. Đặng Quốc Bảo. Quản lý nhà trường. Bài giảng cao học quản lý giáo dục, Khoa Sư phạm - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

11. Nguyễn Phúc Châu. Quản lý nhà trường. Nxb Đại học sư phạm Hà Nội, 2000.

12. Nguyễn Quốc Chí. Lý luận quản lý giáo dục. Bài giảng cao học quản lý giáo dục, Khoa Sư phạm - Đại học Quốc Gia Hà Nội, 1996 - 2004.

13. Nguyễn Đức Chính. Đánh giá trong giáo dục. Tập bài giảng cao học quản lý giáo dục. Tập 1, 2, 3. Khoa Sư phạm - Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2007.

14. Nguyễn Đức Chính. Quản lý chất lượng trong giáo dục. Bài giảng cao học quản lý giáo dục, Khoa Sư phạm - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

15. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Cơ sở khoa học quản lý. Bài giảng cao học quản lý giáo dục, Khoa Sư phạm - Đại học Quốc Gia Hà Nội, 1996 - 2004.

16. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Những quan điểm giáo dục hiện đại. Khoa Sư phạm - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

17. Vũ Cao Đàm. Phương pháp nghiên cứu trong quản lý giáo dục. Bài giảng cao học quản lý giáo dục. Khoa Sư phạm - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

18. Nguyễn Tiến Đạt. Giáo dục so sánh. Bài giảng cao học quản lý giáo dục, Khoa Sư phạm - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

19. Trần Khánh Đức. Cơ cấu tổ chức và quản lý hệ thống giáo dục quốc dân. Bài giảng cao học quản lý giáo dục, Khoa Sư phạm - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

20. Đặng Xuân Hải. Quản lý sự thay đổi trong giáo dục. Bài giảng cao học quản lý giáo dục, Khoa Sư phạm - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

21. Đặng Xuân Hải. Vai trò xã hội trong quản lý giáo dục. Bài giảng cao học quản lý giáo dục, Khoa Sư phạm - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

22. Nguyễn Thị Phƣơng Hoa. Lý luận dạy học hiện đại. Bài giảng cao học quản lý giáo dục, Khoa Sư phạm - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

24. K. Mác - Ăngghen(1993) toàn tập - tập 5, Nxb Sự Thật, Hà Nội.

25. Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Tâm lý học ứng dụng trong tổ chức và quản lý giáo dục. Bài giảng cao học quản lý giáo dục, Khoa Sư phạm - Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2003.

26. Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Quản lý nhân sự trong giáo dục. Bài giảng cao học quản lý giáo dục, Khoa Sư phạm - Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2003.

27. Hoàng Phê. Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 2000.

28. Hà Nhật Thăng. Xu thế phát triển của giáo dục Việt nam. Bài giảng cao học quản lý giáo dục, Khoa Sư phạm - Đại học Quốc Gia Hà Nội.

29. Đoàn Quang Thọ.Giáo trình triết học. Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2006.

PHỤ LỤC

Phiếu điều tra 01: Dành cho giáo viên

PHỤ LỤC 1:PHIẾU KHẢO SÁT

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỒI DƢỠNG HỌC SINH GIỎI TẠI TRƢỜNG CHUYÊN CHU VĂN AN, LẠNG SƠN

Để nghiên cứu tìm hiểu thực trạng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường chuyên Chu Văn An tỉnh Lạng Sơn, xin ông (bà) vui lòng trả lời một số câu hỏi dưới đây.

I. Một số thông tin chung (điền thêm vào chỗ trống)

1. Thời gian ông (bà) công tác tại nhà trƣờng?: ……… năm; Môn: ...

2. Số năm kinh nghiệm tham gia bồi dƣỡng đội tuyển học sinh giỏi?: ……. năm

II. Thực trạng công tác bồi dƣỡng học sinh giỏi tại trƣờng chuyên Chu Văn An tỉnh Lạng Sơn

3. Theo ông (bà), hoạt động bồi dƣỡng học sinh giỏi ở trƣờng trung học phổ thông chuyên có tầm quan trọng nhƣ thế nào? (xin lựa chọn một đáp án)

A. Rất quan trọng và là ưu tiên hàng đầu B. Quan trọng

C. Bình thường D. Không quan trọng

4. Số tiết ông (bà) giảng dạy trong một tuần là bao nhiêu(tính cả số tiết dạy bộ môn, số tiết chủ nhiệm và tham gia phụ đạo)?: ……….. tiết/ tuần

5. Số tiết ông (bà) giảng dạy bồi dƣỡng đội tuyển học sinh giỏi trong một tuần là bao nhiêu?: ………… tiết/tuần

6. Ông (bà) hãy đánh giá thực trạng việc lập kế hoạch thực hiện bồi dƣỡng học sinh giỏi. Đánh dấu (X) vào ô phù hợp nhất, từ 1 là không phù hợp, đến 5 là rất phù hợp.

Nội dung Mức độ phù hợp

1 2 3 4 5

1. Kế hoạch được lập sớm, kịp thời, được thông báo rõ ràng.

2. Thời khóa biểu bố trí hợp lý, khoa học. 3. Nội dung kế hoạch bám sát chương trình. 4. Kế hoạch phù hợp với các nguồn lực hiện tại của nhà trường (cơ sở vật chất, giáo viên...)

7. Ông (bà) đánh giá tình hình bố trí cơ sở vật chất - thiết bị dạy học của nhà trƣờng cho hoạt động bồi dƣỡng học sinh giỏi? (xin lựa chọn một phương án) A. Rất tốt, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của hoạt động dạy học

B. Tương đối đầy đủ, đáp ứng một phần yêu cầu C. Bình thường

D. Không đầy đủ, không đáp ứng yêu cầu

8. Ông (bà) có thƣờng xuyên sử dụng các phƣơng tiện, thiết bị dạy học hiện đại

(máy tính, máy chiếu…) trong quá trình dạy học bồi dƣỡng học sinh giỏi?

A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng C. Chưa bao giờ

Nếu câu trả lời của ông (bà) là B “thỉnh thoảng” hoặc C “không bao giờ”, xin vui lòng cho biết nguyên nhân? (có thể lựa chọn nhiều phương án)

A. Thiếu thiết bị dạy học hiện đại

B. Có các thiết bị dạy học hiện đạy nhưng các thiết bị đó hiện đã cũ, hỏng, hoạt động kém hiệu quả

C. Bản thân không có thời gian chuẩn bị bài giảng sử dụng thiết bị dạy học hiện đại D. Bản thân thấy không cần thiết phải sử dụng các thiết bị dạy học hiện đại vào quá trình dạy học bồi dưỡng học sinh giỏi

E. Nhà trường không khuyến khích giáo viên sử dụng

G. Lý do khác (xin nêu rõ): ………

9. Ông (bà) có thƣờng xuyên sử dụng hệ thống thƣ viện, phòng thí nghiệm, phòng thực hành phục vụ cho hoạt động bồi dƣỡng học sinh giỏi?

A. Thường xuyên B. Thỉnh thoảng C. Chưa bao giờ

Nếu câu trả lời của ông (bà) là B “thỉnh thoảng” hoặc C “không bao giờ”, xin vui lòng cho biết nguyên nhân? (có thể lựa chọn nhiều phương án)

A. Nhà trường thiếu thư viện, phòng thí nghiệm, phòng thực hành

B. Có thư viện, phòng thí nghiệm, phòng thực hành nhưng hiện đã cũ, hỏng, hoạt động kém hiệu quả

C. Việc dạy học trong phòng thí nghiệm, phòng thực hành rất tốn thời gian, công sức chuẩn bị

D. Bản thân thấy không cần thiết phải sử dụng thư viện, phòng thí nghiệm, phòng thực hành vào quá trình dạy học bồi dưỡng học sinh giỏi

E. Nhà trường không khuyến khích giáo viên sử dụng

10. Nhà trƣờng có những chế độ đãi ngộ, hình thức khuyến khích nào đối với giáo viên tham gia giảng dạy bồi dƣỡng đội tuyển học sinh giỏi? (có thể lựa chọn nhiều phương án)

A. Phụ cấp B. Thưởng

C. Ban Giám hiệu luôn quan tâm, động viên tinh thần

D. Các tổ chức đoàn thể trong nhà trường (Công đoàn, Ban đại diện phụ huynh học sinh…) có chế độ bồi dưỡng

E. Hình thức hỗ trợ khác (xin trình bày cụ thể):………..

11. Hình thức khen thƣởng áp dụng đối với giáo viên đạt thành tích trong công tác bồi dƣỡng học sinh giỏi? (lựa chọn nhiều phương án)

A. Tiền thưởng B. Bằng khen

C. Nâng điểm trong xếp hạng thi đua và bình xét danh hiệu D. Tuyên dương trước tập thể giáo viên và học sinh

E. Hình thức khác: ………

12. Theo ông (bà), chế độ khen thƣởng, đãi ngộ đối với giáo viên trong bồi dƣỡng học sinh giỏi đã thỏa đáng chƣa?

A. Rất thỏa đáng, rất hài lòng B. Tạm hài lòng

C. Chưa thỏa đáng, chưa hài lòng

13. Ông (bà) có đƣợc ƣu tiên hơn các giáo viên khác trong tham gia các lớp bồi dƣỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ? Có; Không

14. Ông (bà) có đƣợc thƣờng xuyên tham gia các lớp bồi dƣỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ?

A. Thường xuyên, định kỳ B. Thỉnh thoảng

C. Chỉ khi có đợt D. Chưa bao giờ

15. Trong quá trình giảng dạy bồi dƣỡng học sinh giỏi, ông (bà) có thƣờng xuyên liên lạc, trao đổi tình hình học tập của học sinh với phụ huynh học sinh?

A. Thường xuyên, định kỳ B. Thỉnh thoảng

C. Chỉ khi phụ huynh hỏi thăm D. Chưa bao giờ

16. Trong quá trình giảng dạy bồi dƣỡng học sinh giỏi, ông (bà) có thƣờng xuyên báo cáo tình hình với Tổ trƣởng chuyên môn, Ban Giám hiệu và trao đổi tình hình với các giáo viên khác?

A. Thường xuyên, định kỳ B. Thỉnh thoảng

C. Chỉ khi được hỏi đến D. Không bao giờ

17. Là một giáo viên, ông (bà) có kiến nghị gì để nâng cao chất lƣợng công tác bồi dƣỡng học sinh giỏi của nhà trƣờng?

- Về kế hoạch thực hiện bồi dưỡng học sinh giỏi:

... ... .... ... ... - Về cơ sở vật chất: ... ... .... ... ... - Về chế độ đãi ngộ ... .... ... .. ... .... ... - Những kiến nghị khác ... .... ... ... .... ...

III. Phần thông tin cá nhân (không bắt buộc điền)

1. Họ và tên: _________________________________________. 2. Điện thoại liên hệ: __________________________________.

Phiếu điều tra 02: Dành cho học sinh

PHỤ LỤC 2: PHIẾU KHẢO SÁT

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BỒI DƢỠNG HỌC SINH GIỎI TẠI TRƢỜNG CHUYÊN CHU VĂN AN, LẠNG SƠN

Để nghiên cứu tìm hiểu thực trạng công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường chuyên Chu Văn An tỉnh Lạng Sơn, đề nghị anh (chị) vui lòng trả lời một số câu hỏi dưới đây.

I. Một số thông tin chung (điền thêm vào chỗ trống)

1. Em đang là học sinh khối ……

2. Em đang tham gia đội tuyển học sinh giỏi môn ………….

II. Thực trạng công tác bồi dƣỡng học sinh giỏi ở trƣờng chuyên Chu Văn An – tỉnh Lạng Sơn

3. Em tham gia đội tuyển học sinh giỏi là do: (có thể lựa chọn nhiều phương án)

Một phần của tài liệu Quản lý công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường trung học phổ thông chuyên Chu Văn An, Lạng Sơn (Trang 102)