Thăm dò về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Một phần của tài liệu Quản lý công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường trung học phổ thông chuyên Chu Văn An, Lạng Sơn (Trang 97)

8. Cấu trúc luận văn

3.4. Thăm dò về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp

Để nghiên cứu về sự cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp, chúng tôi đã tiến hành thăm dò ý kiến bằng phiếu hỏi đến 90 người là lãnh đạo, chuyên viên Sở GD&ĐT Lạng Sơn; lãnh đạo, tổ trưởng chuyên môn, nhóm trưởng các bộ môn và GV tham gia bồi dưỡng đội tuyển HSG các cấp của trường THPT chuyên Chu Văn An, trường THPT Việt Bắc thành phố Lạng Sơn. 1 2 4 3 5 6

Bảng 3.1: Kết quả thống kê nhận thức về tính khả thi, tính cấp thiết của các biện pháp

Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng HSG đối với các lực lượng sư phạm - xã hội trong và ngoài nhà trường.

Biện pháp 2: Cải tiến mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học sinh giỏi

Biện pháp 3: Tác động đồng bộ đến thày và trò tạo động cơ, động lực đúng đắn trong dạy - học.

Biện pháp 4: Tăng cường các điều kiện cung ứng tạo thuận lợi cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi: Xây dựng kế hoạch tuyển chọn HSG, tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất, huy động nguồn tài chính, cộng đồng xã hội tham gia. Tên biện pháp Mức độ cần thiết Mức độ khả thi Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thiết Rất

khả thi Khả thi Ít khả thi

Biện pháp 1 SL 64 26 0 79 7 4 % 71.1 28.9 0 87.8 7.8 4.4 Biện pháp 2 SL 78 7 5 68 14 8 % 86.7 7.8 5.5 75.6 15.6 8.8 Biện pháp 3 SL 85 4 1 80 7 3 % 94.4 4.5 1.1 88.9 7.8 3.3 Biện pháp 4 SL 81 7 2 71 12 7 % 90.0 7.8 2.2 78.9 13.3 7.8 Biện pháp 5 SL 69 13 8 68 10 12 % 76.7 14.4 8.9 75.6 11.1 3.3 Biện pháp 6 SL 82 8 0 70 16 4 % 91.1 8.9 0 77.8 17.8 4.

Biện pháp 5: Hoàn thiện cơ chế quản lý nội bộ, tạo sự đồng thuận trong và ngoài nhà trường thực hiện kế hoạch đề ra.

Biện pháp 6: Tổng kết công tác thi đua, biểu dương các gương dạy tốt - học tốt, nhân điển hình tiến tiến của GV và HS.

Qua bảng trên, chúng tôi nhận thấy: đa số các ý kiến cho rằng các biện pháp đều cần thiết và khả thi. Điều này cho phép khẳng định tính cấp thiết của việc tăng cường quản lý công tác bồi dưỡng HSG trong giai đoạn hiện nay. Như vậy là các biện pháp của đề tài nghiên cứu có cơ sở để triển khai thực hiện, góp phần thúc đẩy công tác bồi dưỡng HSG cũng như sự nghiệp phát triển giáo dục của tỉnh Lạng Sơn.

Tiểu kết chƣơng 3

Trên cơ sở lý luận về quản lý công tác bồi dưỡng HSG tại trường THPT chuyên Chu Văn An, căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế - xã hội, phát triển GD&ĐT của hệ thống các trường phổ thông chuyên, ngành GD&ĐT Lạng Sơn, tác giả đã đưa ra các biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng HSG nhằm nâng cao số lượng và chất lượng HSG để đào tạo nhân tài cho tỉnh Lạng Sơn nói riêng và đất nước nói chung.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Nội dung trình bày ở các chương trên cho phép khẳng định mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu đã hoàn thành. Tác giả luận văn rút ra một số kết luận, khuyến nghị sau:

Một phần của tài liệu Quản lý công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường trung học phổ thông chuyên Chu Văn An, Lạng Sơn (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)