Công tác kiểm tra

Một phần của tài liệu Quản lý công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường trung học phổ thông chuyên Chu Văn An, Lạng Sơn (Trang 32)

8. Cấu trúc luận văn

1.5.4.Công tác kiểm tra

1.5.4.1. Quan niệm

Có tác giả cho rằng: Chức năng kiểm tra là quá trình đánh giá và điều chỉnh nhằm đảm bảo cho các hoạt động đạt tới các mục tiêu của tổ chức.

Tác giả Nguyễn Đức Chính khi nghiên cứu về Đánh giá trong giáo dục đã quan niệm: “Bất kỳ khâu nào của quản lý giáo dục cũng cần tới đánh giá. Không có đánh giá thì hệ thống quản lý giáo dục sẽ trở thành một hệ thống một chiều. Đây là một cơ chế quản lý giáo dục không khoa học và không hoàn thiện. Khi có đánh giá, quản lý giáo dục mới nhận được phản hồi, mới kịp thời phát hiện ra các vấn đề và giải quyết chúng. Giáo dục là một hệ thống quản lý hai chiều kiểu khứ hồi. Như vậy có thể nói đánh giá là một nhân tố đảm bảo cho quản lý giáo dục có tính khoa học và hoàn thiện” [13, tr.35].

1.5.4.2. Vị trí, vai trò của chức năng kiểm tra

Về mặt hình thức, kiểm tra là chức năng thứ tư của quá trình quản lý đồng thời chuẩn bị cho một quá trình quản lý tiếp theo. Song kiểm tra không phải là giai đoạn cuối cùng trong hoạt động quản lý cũng không phải hoạt động đan xen mà là một quá trình liên tục về thời gian, bao quát về không gian.

Kiểm tra là một chức năng quan trọng của quản lý. Một mặt kiểm tra là công cụ quan trọng để nhà quản lý phát hiện ra những sai sót và có biện pháp

điều chỉnh. Mặt khác thông qua kiểm tra, các hoạt động sẽ được thực hiện tốt hơn và giảm bớt sai sót có thể nảy sinh.

Kiểm tra tạo ra căn cứ, bằng chứng cụ thể, rõ ràng phục vụ cho việc hoàn thành các quyết định trong quản lý. Kiểm tra góp phần đôn đốc việc thực hiện kế hoạch với hiệu quả cao.

Kiểm tra giúp cho việc đánh giá khen thưởng chính xác những cá nhân và tập thể có thành tích, đồng thời phát hiện được những lệch lạc để uốn nắn, sửa chữa kịp thời.

Kiểm tra giúp cho tổ chức theo sát và đối phó kịp thời với những thay đổi của môi trường. Kiểm tra tạo tiền đề cho quá trình hoàn thiện và đổi mới.

1.5.4.3. Một số yêu cầu đối với kiểm tra trong quản lý trường học

Kiểm tra phải phản ánh đúng bản chất và nhu cầu của hoạt động nhà trường. Hoạt động kiểm tra phải tiến hành thường xuyên, có hệ thống, có mục đích, có kế hoạch rõ ràng suốt năm học. Phải sử dụng các tiêu chuẩn biểu mẫu dễ hiểu, tận dụng, phù hợp với trình độ và hoàn cảnh nhà trường.

Công tác kiểm tra phải phát hiện kịp thời người tốt, việc tốt và sửa chữa ngay những thiếu sót. Kiểm tra phải khách quan và tôn trọng đối tượng kiểm tra. Người kiểm tra phải thông thạo chuyên môn, nghiệp vụ, có tư tưởng và phẩm chất tốt.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường trung học phổ thông chuyên Chu Văn An, Lạng Sơn (Trang 32)