Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng học

Một phần của tài liệu Quản lý công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường trung học phổ thông chuyên Chu Văn An, Lạng Sơn (Trang 70)

8. Cấu trúc luận văn

3.3.1.Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng học

sinh giỏi đối với các lực lượng sư phạm - xã hội trong và ngoài nhà trường

3.3.1.1. Ý nghĩa

Xây dựng và phát triển hệ thống các trường THPT chuyên có chất lượng cao để làm tốt nhiệm vụ phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng HSG có chất lượng hiệu quả; tạo nguồn đào tạo nhân lực chất lượng cao góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế; đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước trong thời kỳ hội nhập là một trong những mục tiêu quan trọng của giáo dục Việt Nam hiện nay. Vì vậy, công tác bồi dưỡng HSG trong các trường THPT chuyên có ý nghĩa hết sức quan trọng.

3.3.1.2. Nội dung

Nhà trường điều tra, khảo sát, đánh giá nhận thức của đội ngũ GV về tầm quan trọng của công tác bồi dưỡng HG, từ đó lập kế hoạch nâng cao nhận thức của cán bộ GV, nhân viên, HS và cộng đồng xã hội.

Đội ngũ cán bộ quản lý của Sở GD&ĐT, của nhà trường cần nhận thức đúng đắn về công tác bồi dưỡng HSG, từ đó có tầm nhìn và đề ra các kế hoạch chiến lược trong việc đào tạo đội ngũ GV, xây dựng cơ sở vật chất, tạo mọi nguồn lực để nâng cao chất lượng bồi dưỡng HSG.

Toàn thể cán bộ GV, phụ huynh HS đặc biệt là GV được phân công bồi dưỡng đội tuyển phải hiểu và phân biệt rõ các khái niệm: năng lực, tài năng, năng khiếu, thông minh, thiên tài... đồng thời phải có hiểu biết về cơ sở khoa học của các giai đoạn phát triển của một tài năng, hiểu một cách sâu sắc các tiêu chuẩn của năng khiếu tài năng, hiểu tâm lý của HSG, HS năng khiếu. Từ đó, nhận thức được tầm quan trọng của HSG trong việc GD&ĐT nhân tài, giúp phụ huynh có phương pháp nuôi dạy khoa học, định hướng cho HSG có sự phát triển tự nhiên, toàn diện, cân bằng về tình cảm và nhận thức.

Nhà trường, cộng đồng xã hội cần hiểu đúng về chính sách nhân tài của Đảng và Nhà nước, tạo ra sự đồng thuận, ủng hộ, hợp tác tích cực của phụ huynh, xã hội đối với nhà trường trong công tác bồi dưỡng HSG.

3.3.1.3. Tổ chức thực hiện

Nhà trường đưa nội dung bồi dưỡng HSG vào kế hoạch năm học, các tổ chuyên môn và coi đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng và thường xuyên mà cán bộ quản lý, GV và HS phải thực hiện có hiệu quả trong mỗi năm học.

Tổ chức các buổi hội thảo về phương pháp học tập đối với HSG tại lớp, về phương pháp bồi dưỡng HSG đối với GV. Biên soạn thành các kỷ yếu làm tài liệu tham khảo cho GV và HS.

Nội dung bồi dưỡng HSG được đưa vào các buổi họp Hội đồng giáo dục, Hội đồng GV chủ nhiệm, tổ chuyên môn theo định kỳ đặc biệt là trước và sau khi tổ chức và tham gia các kỳ thi chọn HSG. Nhà trường phân tích, đánh giá chất lượng kết quả của các môn dự thi từ đó GV nhận thức đúng về chất lượng bộ môn và có định hướng cải tiến phương pháp, nội dung giảng dạy, kết quả bồi dưỡng.

Nhà trường tổ chức gặp mặt phụ huynh có con, em tham gia các đội tuyển trước khi ôn luyện HSG để phụ huynh nhận thức đúng đắn, tạo sự đồng thuận với nhà trường. Sau mỗi kỳ thi, nhà trường cần tổng kết và thông báo kết quả đến Ban đại diện cha mẹ HS và HS toàn trường.

Trong các buổi mít tinh kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm, nhà trường sơ kết thi đua trong đó có nội dung khen thưởng GV, HSG nhằm động viên, khích lệ kịp thời những GV, HS có thành tích về giảng dạy, học tập. Đồng thời phát động những đợt thi đua mới để hướng tới mục tiêu thày dạy tốt, trò học tốt trong các kỳ thi HSG.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường trung học phổ thông chuyên Chu Văn An, Lạng Sơn (Trang 70)