Cải tiến mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học sinh giỏi

Một phần của tài liệu Quản lý công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường trung học phổ thông chuyên Chu Văn An, Lạng Sơn (Trang 72)

8. Cấu trúc luận văn

3.3.2.Cải tiến mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học sinh giỏi

3.2.2.1. Ý nghĩa

Cải tiến mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy HSG là cần thiết và quan trọng. Cải tiến mục tiêu sẽ định hướng đúng đắn trong việc giáo dục HS theo hướng giáo dục năng khiếu theo lĩnh vực, giáo dục toàn diện. Cải tiến nội dung, phương pháp giảng dạy có ý nghĩa quyết định đến chất lượng bồi dưỡng HSG.

3.2.2.2. Nội dung

* Cải tiến mục tiêu

Phát hiện những HS có tư chất thông minh, đạt kết quả xuất sắc trong học tập để bồi dưỡng thành những người có lòng yêu đất nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc; có ý thức tự lực; có nền tảng kiến thức vững vàng; có phương pháp tự học, tự nghiên cứu và sáng tạo; có sức khỏe tốt để tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế.

Nhằm phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhà trường có kế hoạch bồi dưỡng HSG là con em các dân tộc cho các xã, huyện có điều kiện kinh tế khó khăn giúp các xã, huyện nguồn nhân lực, nhân tài xây dựng quê hương.

* Cải tiến nội dung

Với đặc thù của trường chuyên, nội dung dạy học nên thực hiện linh hoạt, không cứng nhắc, nhằm đạt hiệu quả cao. Để HS được chuẩn bị tốt nhất khi tham gia các kì thi HSG, nhà trường phải đảm bảo cho các em được học đầy đủ những kiến thức nền tảng của chương trình giáo dục cơ bản và kiến thức nâng cao.

* Cải tiến phƣơng pháp

Bồi dưỡng HSG là một hoạt động giáo dục đặc biệt vì đối tượng, mục tiêu của quá trình đào tạo là HS năng khiếu và trình độ tri thức cao so với mặt

bằng. Do đó, phương pháp dạy học phải có tính chuyên biệt. Phương pháp giảng dạy cho đối tượng HSG cần đạt được những tiêu chí sau: phát triển phương pháp suy nghĩ ở trình độ cao phù hợp với khả năng trí tuệ của HS; bồi dưỡng sự lao động, làm việc sáng tạo; phát triển các kĩ năng, phương pháp và thái độ tự học suốt đời; nâng cao ý thức và khát vọng của HS về sự tự chịu trách nhiệm; khuyến khích sự phát triển về lương tâm và ý thức trách nhiệm trong đóng góp xã hội và phát triển phẩm chất lãnh đạo ở những cá nhân có tiềm năng.

3.2.2.3. Tổ chức thực hiện

* Cải tiến mục tiêu

Bộ GD&ĐT cần triển khai và phát triển hệ thống các trường THPT chuyên có chất lượng cao để làm tốt nhiệm vụ phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng HSG có chất lượng và hiệu quả; tạo nguồn đào tạo nhân lực chất lượng cao, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế; đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, phát triển đất nước trong thời kỳ hội nhập.

UBND tỉnh phê duyệt và có Kế hoạch triển khai mục tiêu của “Đề án Phát triển hệ thống trường THPT chuyên giai đoạn 2010 - 2020” do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Sở GD&ĐT xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục của toàn tỉnh, trong đó có kế hoạch phát triển trường THPT chuyên Chu Văn An giai đoạn 2011 - 2020.

Nhà trường có trách nhiệm thực hiện nghiêm túc kế hoạch do Sở GD&ĐT xây dựng, trong đó chú trọng đến công tác bồi dưỡng HSG các cấp với số lượng và chất lượng giải ngày càng nâng cao và bền vững.

Bên cạnh việc bồi dưỡng, ôn luyện học sinh giỏi, nhà trường quan tâm đến giáo dục phát triển toàn diện cho học sinh thông qua việc giảng dạy giá trị sống, kỹ năng sống, các buổi ngoại khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp, hướng nghiệp thiết thực, phong phú.

* Cải tiến nội dung

Việc bồi dưỡng HSG đã nhà trường tổ chức trong một thời gian dài, tuy nhiên chương trình và tài liệu dạy học cho đối tượng này vẫn trong tình trạng tự phát, tự biên, tự diễn ở từng môn học. Nội dung bồi dưỡng HSG bám sát chương trình chuyên sâu, các chuyên đề này về cơ bản tiệm cận với chương trình đại học. Mùa hè năm học 2010, Bộ GD&ĐT mới tổ chức bồi dưỡng chung cho GV các trường THPT chuyên trong cả nước về Chương trình dạy học chuyên sâu của các môn chuyên. Tuy nhiên, hệ thống chuyên đề ấy cũng chỉ mới là những gợi ý khái quát (chưa biên soạn thành tài liệu chi tiết), chưa đáp ứng được nhu cầu đa dạng và linh hoạt của việc bồi dưỡng HSG. Bên cạnh đó, hiện nay sách tham khảo rất nhiều, nếu người GV không biết phân loại, chọn lọc sẽ dẫn đến tình trạng ôn luyện không trọng tâm, không sát chương trình của bậc học. Chính vì vậy việc nghiên cứu, chọn lọc tài liệu và giao cho GV biên soạn là hết sức quan trọng. Việc này đòi hỏi GV dạy đội tuyển HSG phải có trình độ chuyên môn vững vàng, có kinh nghiệm trong giảng dạy để đảm bảo tính chính xác, khoa học của nội dung giảng dạy. Trước thực tế trên, nhà trường xây dựng kế hoạch biên soạn nội dung, tài liệu bồi dưỡng HSG các cấp.

Thứ nhất, thành lập ban chỉ đạo xây dựng chương trình bao gồm Ban giám hiệu, các tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn.

Thứ hai, thành lập các nhóm biên soạn tài liệu giảng dạy các môn Toán học, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý và Tiếng Anh gồm tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn, GV cốt cán dạy môn chuyên.

Thứ ba, sau khi biên soạn tiến hành thẩm định trong tổ chuyên môn. Đối với tài liệu bồi dưỡng HSG cấp Quốc gia sẽ được thẩm định và ban hành bởi Sở GD&ĐT Lạng Sơn.

Biên soạn tài liệu giảng dạy bồi dưỡng HSG đòi hỏi GV phải đầu tư thời gian, trí tuệ và sự nỗ lực của bản thân. Trong bối cảnh trên, việc triển khai bồi dưỡng cho GV dạy các môn chuyên năng lực phát triển chương trình và tài liệu dạy học là rất cần thiết. Từ đó GV có được những định hướng chung để triển khai và ứng dụng hiệu quả hơn trong việc đào tạo và bồi dưỡng HSG.

Sở GD&ĐT cần tổ chức biên soạn tài liệu hướng dẫn bồi dưỡng HSG các cấp về cấu trúc, nội dung, thời lượng bồi dưỡng để các trường THPT trên toàn tỉnh có định hướng chung, thống nhất trong quá trình giảng dạy, từ đó nâng cao chất lượng bồi dưỡng HSG một cách đồng đều.

Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn tài liệu về các nội dung chuyên sâu, bồi dưỡng HSG, về công nghệ thông tin và Tiếng Anh để bồi dưỡng cho GV tham gia công tác bồi dưỡng HSG.

* Cải tiến phƣơng pháp

Phương pháp dạy HSG cho đến nay vẫn là tự phát, chưa hề có một mô hình lý thuyết nào cụ thể, cơ bản để GV làm theo. Vì vậy, trong quá trình bồi dưỡng HSG, mỗi GV cần thường xuyên đổi mới phương pháp dạy học thông qua việc xây dựng hệ thống kiến thức khoa học, chính xác, câu hỏi lôgic, trọng tâm, kết hợp các thủ thuật trong giảng dạy kết hợp với các thiết bị dạy học phù hợp.

GV hướng dẫn HS có phương pháp làm việc khoa học, có kế hoạch, phương pháp tự học, tự nghiên cứu và viết các chuyên đề chuyên sâu; kích thích HS khám phá hướng tới sự phát triển các năng lực tư duy, kỹ năng học tập, rèn luyện tính tư duy độc lập, tính tìm tòi, sáng tạo và đặc biệt là luôn có kỹ năng phản biện cho HS.

Trong giáo dục, GV cần rèn cho HS ý thức phấn đấu, rèn luyện phát triển toàn diện; rèn cho HS thói quen chia sẻ, hợp tác cùng học tập và sáng tạo.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường trung học phổ thông chuyên Chu Văn An, Lạng Sơn (Trang 72)