8. Cấu trúc luận văn
1.5.5. Công tác thông tin
1.5.5.1. Quan niệm
Chức năng thông tin là phương tiện để thống nhất hoạt động của hệ thống giáo dục và hệ thống quản lý giáo dục. Nó là phương tiện cung cấp đầu vào cho hệ thống quản lý, đồng thời là phương tiện để thay đổi cách cư xử và tác động lên sự thay đổi. Do đó có thể định nghĩa thông tin là bộ phận tri thức được sử dụng để định hướng, để tác động tích cực, để điều khiển, nghĩa là nhằm duy trì tính đặc thù về chất, hoàn thiện và phát triển hệ thống.
1.5.5.2. Các loại thông tin trong quản lý nhà trường
Loại thứ nhất: Thông tin bên ngoài và thông tin bên trong hệ thống. Đối với giáo dục, thông tin bên ngoài bao gồm những chủ trương, đường lối phát triển kinh tế - xã hội nói chung và các chủ trương, đường lối giáo dục nói riêng của Đảng và Nhà nước, các chỉ thị, hướng dẫn về kiểm tra, thanh tra giáo dục... Thông tin bên trong bao gồm thông tin về chất lượng giáo dục, chất lượng và quy mô phát triển đội ngũ GV...
Loại thứ hai: theo chức năng thể hiện có thông tin chỉ đạo, thông tin thực hiện phản ánh toàn diện kết quả thực hiện mục tiêu, kế hoạch của tổ chức.
Loại thứ ba: theo hướng chuyển động có thông tin theo cấp bậc quản lý và thông tin trong các bộ phận cùng cấp.
Loại thứ tư: thông tin sơ cấp là thông tin ban đầu thu nhận được qua điều tra, quan sát, thông tin thứ cấp có được do chế biến thông tin ban đầu và thông tin trung gian.
1.5.5.3. Những yêu cầu đối với thông tin quản lý nhà trường
Thông tin trong quản lý giáo dục phải chính xác, phản ánh trung thực thực trạng của đối tượng quản lý, của môi trường quản lý.
Các thông tin phải có tính kịp thời nếu không thông tin sẽ trở thành lỗi thời và vô ích. Các thông tin phải có tính hệ thống và tổng hợp. Thực chất của yêu cầu này là thông tin được kết hợp với nhau về mặt lịch sử hoặc lôgic, thu nhận được theo một thứ tự và trình tự nghiêm ngặt mới có thể phục vụ cho việc quản lý một cách có hiệu quả.
Thông tin phải có tính đầy đủ, cô đọng và lôgic, tránh tình trạng thừa hoặc thiếu thông tin, thông tin cần thì lại không có. Thông tin phải có tính nhất quán, có luận cứ, không có các chi tiết thừa hoặc tự mâu thuẫn.
Thông tin phải có tính pháp lý. Các thông tin dưới dạng chỉ thị đều phải hợp lý, phù hợp với chủ trương của cấp trên. Các công văn, chỉ thị gửi cấp dưới được coi như văn bản pháp quy.
Thông tin phải có tính kinh tế, yêu cầu này liên quan đến tính tối ưu, tính hiệu quả trong hoạt động thông tin của quản lý.
Tiểu kết chƣơng 1
Để làm rõ cơ sở lý luận về quản lý công tác bồi dưỡng HSG tại trường THPT chuyên, chúng tôi đã phân tích nội dung một số khái niệm liên quan đến đề tài. Đồng thời, đề tài đã đề cập đến nội dung quản lý công tác bồi dưỡng HSG trong các trường THPT chuyên.
Trên đây là những vấn đề lý luận cơ bản liên quan đến đề tài, là cơ sở cho việc nghiên cứu thực trạng cũng như đề xuất biện pháp cho quản lý công tác bồi dưỡng HSG ở trường THPT chuyên sẽ được đề cập ở các chương tiếp theo.
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC BỒI DƢỠNG HỌC SINH GIỎI TẠI TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CHUYÊN CHU VĂN AN, LẠNG SƠN