Công tác bồi dưỡng giáo viên tham gia giảng dạy đội tuyển học

Một phần của tài liệu Quản lý công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường trung học phổ thông chuyên Chu Văn An, Lạng Sơn (Trang 49)

8. Cấu trúc luận văn

2.4.3.Công tác bồi dưỡng giáo viên tham gia giảng dạy đội tuyển học

Nhà trường đã triển khai công tác quy hoạch, phát triển đội ngũ GV, bắt đầu bằng việc căn cứ vào quy mô phát triển nhà trường để xác định nhu cầu về số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ GV. Trên cơ sở phân tích thực trạng đội ngũ GV hiện có, từ đó lập kế hoạch sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên.

Bảng 2.1: Số lượng, tỷ lệ GV môn chuyên thực tế so với số lượng, tỷ lệ cần tối thiểu STT Môn chuyên Tổng số GV Số lƣợng GV môn chuyên/đội tuyển thực tế Số lƣợng GV môn chuyên cần tối thiểu

1 Toán 9 4 6 2 Tin học 4 1 3 3 Vật lý 7 4 5 4 Hóa học 6 4 5 5 Ngữ văn 8 3 6 6 Tiếng Anh 10 3 6 7 Sinh học 5 2 4 8 Địa lý 3 2 3 9 Lịch sử 4 2 4 Cộng 56 25 42 Tỷ lệ (%) 100 34.7 58.3

Bảng 2.1 cho thấy, số lượng GV môn chuyên của nhà trường đến thời điểm này (năm học 2009 - 2010) vẫn chiếm tỷ lệ thấp (34,7%), so với yêu cầu tối thiểu là (58.3%). Vì vậy một GV môn chuyên có thể dạy 1 - 2 lớp chuyên. Đối với trường chuyên, sự thiếu hụt về GV nói chung và đặc biệt là sự thiếu hụt về GV môn chuyên là trở ngại rất lớn đối với hoạt động chuyên môn trong đó có công tác bồi dưỡng HSG. Nhận thức được điều đó, nhà trường đã chú ý đến công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ GV để nâng cao tỷ lệ GV dạy chuyên và dạy đội tuyển HSG.

Bảng 2.2: Công tác đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ GV nhà trường

STT Năm học Tổng số GV

Trình độ trên chuẩn Đang đào tạo trên chuẩn Số lƣợng Tỷ lệ% Cao học Nghiên cứu sinh Cộng tỷ lệ % 1 2005-2006 50 3 6.0 2 0 4.0 2 2006-2007 51 3 5.9 1 0 2.0 3 2007-2008 58 3 5.2 1 0 1.7 4 2008-2009 56 7 12.5 8 0 12.5 5 2009-2010 70 9 12.9 2 0 2.8

Bảng 2.2. cho thấy, hằng năm số lượng GV của nhà trường được tham gia các khóa học sau đại học tại các trường đại học ngày càng tăng (4,0% - 12,5%). Riêng năm học 2009 - 2010, do quy mô lớp học của nhà trường tăng để đảm bảo đủ số lượng GV giảng dạy, nhà trường chỉ cử 02 GV (2,8%) đi đào tạo sau đại học. Theo thống kế ở thời điểm năm học 2009 - 2010, nhà trường đã có 09 GV có trình độ thạc sĩ (12,9%) và 10 GV đang đi học cao học (14,3%). Sự quan tâm đến công tác đào tạo của nhà trường đã và đang góp phần nâng cao trình độ đào tạo và chất lượng đội ngũ GV, nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bồi dưỡng HSG của nhà trường trong giai đoạn mới.

Song song với việc đào tạo, việc bồi dưỡng đội ngũ GV đã được nhà trường triển khai thường xuyên, có nền nếp và hiệu quả, việc bồi dưỡng đội ngũ GV đã được kết hợp nhiều hình thức (nghiên cứu tài liệu, viết chuyên đề, đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm một số trường chuyên khác trong nước, cử GV đi bồi dưỡng ở nước ngoài...). Đặc biệt trong những năm qua nhà trường đã mời các giảng viên dạy các khối chuyên của các trường đại học bồi dưỡng môn chuyên cho GV; phân công những GV lâu năm có chuyên môn vững vàng, kinh nghiệm giảng dạy hướng dẫn giáo viên trẻ mới dến công tác tại trường, đây là biện pháp tích cực làm chuyển biến rõ rệt chất lượng đội ngũ GV nhất là các GV dạy đội tuyển HSG.

Mặc dù công tác đào tạo và bồi dưỡng đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên đứng trước yêu cầu về đổi mới giáo dục, phát triển đội ngũ GV trong giai đoạn mới nhất là lực lượng GV dạy chuyên, dạy đội tuyển HSG vẫn còn những biểu hiện bất cập.

Về công tác đào tạo đội ngũ GV:

Nhà trường đã lập kế hoạch nhưng chưa cụ thể hóa, việc đào tạo đội ngũ GV được đào tạo chủ yếu theo nguyện vọng của GV, mà chưa xuất phát từ yêu cầu về phát triển đội ngũ của nhà trường. Vì thế thiếu cân đối giữa số GV đi học với giảng dạy, thiếu cân đối về số GV đi học giữa các bộ môn, chưa có GV đi học nghiên cứu sinh và GV được đào tạo ở nước ngoài...

Hình thức đào tạo chưa đa dạng, chủ yếu là đào tạo tập trung, chưa thực sự thuận lợi cho người học và nhà trường. Cần khuyến khích hình thức đào tạo không tập trung để GV kết hợp vừa tham gia đào tạo vừa giảng dạy.

Về công tác bồi dưỡng đội ngũ GV:

Trong kế hoạch bồi dưỡng chưa xác định được cụ thể những nội dung và những kỹ năng cần bồi dưỡng cho từng đối tượng, việc bồi dưỡng nhiều khi mang tính phong trào, hình thức, chưa hiệu quả.

Nội dung bồi dưỡng chưa toàn diện, mới tập trung nhiều vào kiến thức chuyên môn sâu mà chưa chú ý nhiều về giáo dục phẩm chất đạo đức, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, nền nếp chuyên môn, bồi dưỡng tin học, ngoại ngữ. Trong đó, sự hạn chế về ngoại ngữ và tin học của GV đang là những khó khăn cản trở quá trình đổi mới giáo dục.

Bên cạnh đó, các điều kiện, chế độ khuyến khích học tập và bồi dưỡng chưa phù hợp. Do khối lượng công việc của GV môn chuyên lớn nên họ không có thời gian để bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường trung học phổ thông chuyên Chu Văn An, Lạng Sơn (Trang 49)