8. Cấu trúc luận văn
2.3.5. Nguyên nhân
Hệ thống các phòng học bộ môn, phòng chức năng; tài liệu và các phương tiện thiết bị dạy học hiện đại chưa được đầu tư thích đáng nên năng lực thực hành, nghiên cứu khoa học của GV và HS còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu dạy và học.
Đội ngũ GV, cán bộ quản lý giáo dục đã được quan tâm, tăng cường, song còn một bộ phận GV chưa có ý chí phấn đấu, hạn chế về năng lực tự học để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Về hợp tác, trao đổi với các trường chuyên, các trường đại học về công tác quản lý, hoạt động chuyên môn, bồi dưỡng HSG tuy đã được chú trọng nhưng còn hạn chế, đặc biệt là trao đổi thông tin, hợp tác với các cơ sở giáo dục nước ngoài còn gặp nhiều khó khăn do hạn chế về trình độ ngoại ngữ của cán bộ quản lí, GV và HS.
Cơ chế tuyển sinh, đãi ngộ cho HS chưa phù hợp. Chế độ học bổng khuyến khích HSG toàn diện và HS đạt giải cấp Quốc gia còn hạn chế; điều kiện ăn, ở, sinh hoạt ở nội trú còn thiếu thốn khiến nhiều HSG ở huyện khó có điều kiện theo học tại trường.
2.4. Thực trạng về quản lý công tác bồi dƣỡng học sinh giỏi của trƣờng THPT chuyên Chu Văn An, Lạng Sơn
2.4.1. Xây dựng kế hoạch, quy hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi
Hằng năm, nhà trường tổ chức đội tuyển của 9 bộ môn: Toán học, Vật Lý, Hóa học, Sinh học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý và Tiếng Anh. Mỗi đội tuyển gồm 15 đến 20 HS. Trong đó, lớp 10 tổ chức đội tuyển của 7 bộ môn là Toán học, Vật lý, Hóa học, Tin học, Sinh học, Tiếng Anh, Ngữ văn. Các đội tuyển này được bồi dưỡng để tham gia kỳ thi Olympic Trại hè Hùng Vương của 15 trường chuyên các tỉnh miền núi và trung du phía Bắc vào đầu tháng 8 của mỗi năm học. Lớp 11 và 12, nhà trường tổ chức đội tuyển của 9 bộ môn trên thi HSG cấp tỉnh và cấp Quốc gia.
Hiện nay, nhà trường có 72 GV. Số GV có năng lực dạy chuyên và bồi dưỡng các đội tuyển HSG là 25 GV chiếm 34,7% tổng số GV.
Nhà trường giao cho các tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn lên kế hoạch về nội dung và chương trình giảng dạy. Trong kế hoạch gồm có thời lượng bồi dưỡng, phân công GV giảng dạy, nội dung bồi dưỡng. Sau đó, các tổ, nhóm chuyên môn thảo luận và thống nhất nội dung, chương trình giảng dạy. Tất cả các nội dung của chương trình bồi dưỡng đều bám sát chuẩn kiến thức, kỹ năng, các chuyên đề chuyên sâu, nâng cao và cấu trúc đề thi HSG của từng bộ môn.
Cuối cùng, lãnh đạo nhà trường duyệt kế hoạch của các tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn. Các kế hoạch được thông báo trên bảng thực hiện chuyên môn của nhà trường và phát đến từng GV giảng dạy để thực hiện.
2.4.2. Tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi
Khi HS được tuyển chọn vào lớp 10, nhà trường đã có định hướng cho HS ở các lớp chuyên tham gia vào đội tuyển. Trong quá trình giảng dạy, GV phát hiện, tuyển chọn những HS có năng khiếu, say mê môn học và có điểm trung bình của môn chuyên từ 7,5 trở lên tham gia vào đội tuyển. Ngoài các lớp chuyên, có một số HS các lớp không chuyên tham gia các đội tuyển HSG, chủ yếu là các môn mà nhà trường không có lớp chuyên: Lịch sử, Địa lý và Sinh học.
Sau khi HS học xong chương trình lớp 10, nhà trường thành lập đội tuyển HSG tham gia bồi dưỡng kiến thức trong hè để HS tham gia kỳ thi Olympic Trại hè Hùng Vương của 15 trường chuyên các tỉnh miền núi và trung du phía Bắc vào đầu tháng 8 hằng năm. Đối với kỳ thi này, nhà trường tổ chức thời lượng bồi dưỡng từ 15 đến 20 buổi, mỗi buổi gồm 03 tiết học.
Đối với kỳ thi chọn HSG cấp tỉnh dành cho HS lớp 11, nhà trường tiến hành chọn đội tuyển từ 15 đến 20 HS và tổ chức bồi dưỡng cho HS vào tháng 2 hằng năm. Những HS này được tuyển chọn từ các lớp chuyên và không
chuyên có điểm trung bình môn từ 7,5 trở lên, là HS tiên tiến và hạnh kiểm khá trở lên, có nguyện vọng tham gia đội tuyển thi HSG, chủ yếu là học sinh đã tham gia đội tuyển lớp 10. Nhà trường tổ chức thời lượng bồi dưỡng từ 20 đến 25 buổi, mỗi buổi gồm ba tiết học. Sau thời gian khoảng 20 buổi bồi dưỡng, tiến hành tổ chức kỳ thi HSG cấp trường, dựa vào kết quả thi và nhận thức trong quá trình bồi dưỡng, GV phụ trách đội tuyển chọn từ 10 đến 15 HS tham dự kỳ thi chọn HSG cấp tỉnh lớp 11.
Đối với kỳ thi cấp tỉnh dành cho HS lớp 12, những HS tham gia đội tuyển HSG lớp 11 được tiếp tục tuyển chọn và bồi dưỡng. Mỗi đội tuyển có từ 15 HS trở lên. Các đội tuyển được tập trung bồi dưỡng từ tháng 7, đối với đội tuyển của các môn chuyên như Toán học, Vật lý, Hóa học, Tin học, Ngữ văn, Tiếng Anh, thời lượng bồi dưỡng là 40 buổi. Với những môn không chuyên như Địa lý, Lịch sử, Sinh học, thời lượng bồi dưỡng là 45 buổi. Để tuyển chọn HS vào đội tuyển thi cấp tỉnh, nhà trường tổ chức kỳ thi HSG cấp trường lớp 12. Sau kỳ thi, số HS còn lại của các đội tuyển còn khoảng từ 10 đến 15 HS và các em được tiếp tục được bồi dưỡng kiến thức để tham gia kì thi chọn học sinh cấp tỉnh lớp 12.
Thông qua phiếu khảo sát được tiến hành ở 100 HS tham gia đội tuyển HSG cấp tỉnh và cấp Quốc gia ở của các bộ môn: Toán học, Ngữ văn, Tiếng Anh, Vật lý, Hóa học, Tin học, Sinh học, Lịch sử và Địa lý. Về thời lượng ôn tập, bồi dưỡng, có hơn 50% số HS được khảo sát phản ánh thời lượng bồi dưỡng hơi căng thẳng, 34% HS cho rằng thời lượng là vừa phải, 10% HS cảm thấy nhẹ nhàng với lịch học, chỉ có 6% HS cảm thấy căng thẳng với lịch bồi dưỡng được đề ra. Nhiều HS đưa ra đề xuất mong muốn lịch học ôn tập dàn trải và học ôn sớm hơn.
Để chuẩn bị cho học sinh tham dự kì thi chọn học sinh giỏi Quốc gia lớp 12, hằng năm Sở GD&ĐT tổ chức kỳ thi tuyển chọn đội tuyển HSG, bao gồm những HS đạt giải trong kỳ thi cấp tỉnh của trường THPT chuyên Chu
Văn An và học sinh đạt giải cao trong kì thi chọn HSG cấp tỉnh của tất cả các trường THPT trong toàn tỉnh.
Do đặc thù của trường chuyên nên nhà trường được Sở GD&ĐT giao nhiệm vụ xây dựng kế hoạch giảng dạy, có sự phê duyệt của lãnh đạo phụ trách chuyên môn của Sở GD&ĐT. Trên cơ sở đó, nhà trường thực hiện kế hoạch bồi dưỡng HSG tham dự kỳ thi chọn HSG cấp Quốc gia. Mỗi đội tuyển gồm 6 HS, trong đó chủ yếu là HS trường THPT Chuyên Chu Văn An. Năm học 2007 - 2008 có 37/38 HS, 2008 - 2009 có 46/48 HS, 2009 - 2010 có 47/48 HS tham gia đội tuyển. Đối với đội tuyển HSG cấp Quốc gia, nhà trường lên kế hoạch bồi dưỡng với thời lượng 45 buổi đối với những môn chuyên: Toán học, Vật lý, Hóa học, Tiếng Anh, Ngữ văn và 50 buổi đối với những môn không chuyên: Địa lý, Lịch sử, Sinh học.
Về GV, tùy tính chất của từng kỳ thi, lãnh đạo nhà trường phân công một GV phụ trách trực tiếp đội tuyển và 3 đến 4 GV khác cùng tham gia giảng dạy theo các chuyên đề. GV phụ trách đội tuyển có nhiệm vụ chỉ đạo và hỗ trợ các GV khác thực hiện đúng thời lượng, nội dung chương trình đề ra, theo dõi, kiểm tra, đánh giá quá trình học tập của HS và chịu trách nhiệm trước lãnh đạo nhà trường. Đồng thời, các bộ môn mời các chuyên viên của Sở GD&ĐT trực tiếp giảng dạy, bồi dưỡng một số các chuyên đề.
Về nội dung, chương trình, khi lập kế hoạch chỉ có tên các chuyên đề mà chưa có nội dung bồi dưỡng HSG cụ thể nên mỗi GV tham gia giảng dạy tự soạn giáo án, trong đó nhấn mạnh đến việc khắc sâu kiến thức trọng tâm và kỹ năng học và làm bài của HS. Sau mỗi chuyên đề, GV tổ chức kiểm tra, đánh giá từ đó phát hiện những điểm mạnh và hạn chế trong quá trình giảng dạy để điều chỉnh kế hoạch, nội dung giảng dạy.
Bên cạnh đó, để đạt hiệu quả cao trong quá trình bồi dưỡng, các GV tổ chức rèn luyện kỹ năng cho HS thông qua việc luyện các đề thi HSG của năm trước và của các trường trong hệ thống trường chuyên. Sau 15 buổi bồi
dưỡng, GV lãnh đội tổ chức thi thử theo cấu trúc đề và thời gian như đề thi HSG của Bộ GD&ĐT, nội dung kiểm tra chủ yếu tập trung vào các kiến thức học sinh đã được ôn luyện. Từ đó, GV đánh giá được hiệu quả giảng dạy, kỹ năng làm bài của HS để có định hướng giảng dạy và bồi dưỡng đạt hiệu quả cao hơn trong các buổi dạy tiếp theo.
Năm học 2009 - 2010, thực hiện chủ đề năm học “Đổi mới quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục”, nhà trường thực hiện một số nội dung đổi mới quản lý trong đó có nội dung “Đổi mới quản lý bồi dưỡng HSG”, đó là liên kết với một số trường chuyên như trường THPT chuyên Nguyễn Trãi - Hải Dương, THPT chuyên Hòa Bình và khối chuyên thuộc trường đại học Khoa học - Tự nhiên bồi dưỡng các chuyên đề đối với các môn có kết quả HS đạt giải chưa cao như môn Toán học, Vật lý.
Hằng tháng, tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn tiến hành kiểm tra giáo án của các GV dạy đội tuyển nhằm đánh giá chất lượng giảng dạy và điều chỉnh kịp thời nội dung kiến thức, thời lượng theo đúng kế hoạch đã đề ra. Sau khi kiểm tra, tổ trưởng, nhóm trưởng chuyên môn báo cáo với lãnh đạo nhà trường kết quả kiểm tra, từ đó lãnh đạo nhà trường quản lý được việc thực hiện kế hoạch của từng GV và từng bộ môn, chỉ đạo để các bộ môn có sự điều chỉnh kế hoạch phù hợp nhằm đạt được mục tiêu giảng dạy. Qua các lần kiểm tra đó, các GV có ý thức, trách nhiệm trong việc xây dựng chương trình, nội dung giảng dạy theo đúng kế hoạch được phân công và đầu tư thời gian, công sức, trí tuệ cho các chuyên đề bồi dưỡng HSG.
Hằng tháng, lãnh đạo nhà trường trực tiếp gặp mặt HS đội tuyển tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của HS, tư vấn giúp HS tiếp tục định hướng đúng đắn mục tiêu học tập. Sau đó, lãnh đạo nhà trường góp ý với các GV dạy đội tuyển thực hiện việc đổi mới phương pháp giảng dạy, điều chỉnh nội dung giảng dạy tạo sự hứng thú, tính tích cực và sáng tạo của HS trong quá trình học tập.
Đối với các môn Ngữ văn, Toán học, Địa lý, Hóa học GV tiến hành giao bài tập cho HS và HS chủ động làm bài tập ở nhà, dành nhiều thời gian cho việc tự học, tự nghiên cứu. GV chữa bài cho HS trực tiếp thông qua hệ thống mạng Internet. Một số GV đội tuyển đã sử dụng nguồn học liệu mở trên mạng để bồi dưỡng HSG, từ đó, GV tự nâng cao khả năng sử dụng tin học và tự bồi dưỡng kiến thức chuyên môn.
Để tăng cường kiến thức và kĩ năng làm bài cho HSG, nhà trường mời các chuyên gia ở một số trường đại học giảng dạy một số chuyên đề khó. Trong quá trình đó, GV giảng dạy đội tuyển trực tiếp dự lớp học để bồi dưỡng thêm kiến thức và học hỏi kinh nghiệm giảng dạy. HS được tiếp cận với phương pháp giảng dạy mới, kiến thức chuyên sâu và nguồn tài liệu mới.
2.4.3. Công tác bồi dưỡng giáo viên tham gia giảng dạy đội tuyển học sinh giỏi
Nhà trường đã triển khai công tác quy hoạch, phát triển đội ngũ GV, bắt đầu bằng việc căn cứ vào quy mô phát triển nhà trường để xác định nhu cầu về số lượng, cơ cấu và chất lượng đội ngũ GV. Trên cơ sở phân tích thực trạng đội ngũ GV hiện có, từ đó lập kế hoạch sử dụng, đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giáo viên.
Bảng 2.1: Số lượng, tỷ lệ GV môn chuyên thực tế so với số lượng, tỷ lệ cần tối thiểu STT Môn chuyên Tổng số GV Số lƣợng GV môn chuyên/đội tuyển thực tế Số lƣợng GV môn chuyên cần tối thiểu
1 Toán 9 4 6 2 Tin học 4 1 3 3 Vật lý 7 4 5 4 Hóa học 6 4 5 5 Ngữ văn 8 3 6 6 Tiếng Anh 10 3 6 7 Sinh học 5 2 4 8 Địa lý 3 2 3 9 Lịch sử 4 2 4 Cộng 56 25 42 Tỷ lệ (%) 100 34.7 58.3
Bảng 2.1 cho thấy, số lượng GV môn chuyên của nhà trường đến thời điểm này (năm học 2009 - 2010) vẫn chiếm tỷ lệ thấp (34,7%), so với yêu cầu tối thiểu là (58.3%). Vì vậy một GV môn chuyên có thể dạy 1 - 2 lớp chuyên. Đối với trường chuyên, sự thiếu hụt về GV nói chung và đặc biệt là sự thiếu hụt về GV môn chuyên là trở ngại rất lớn đối với hoạt động chuyên môn trong đó có công tác bồi dưỡng HSG. Nhận thức được điều đó, nhà trường đã chú ý đến công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ GV để nâng cao tỷ lệ GV dạy chuyên và dạy đội tuyển HSG.
Bảng 2.2: Công tác đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ đội ngũ GV nhà trường
STT Năm học Tổng số GV
Trình độ trên chuẩn Đang đào tạo trên chuẩn Số lƣợng Tỷ lệ% Cao học Nghiên cứu sinh Cộng tỷ lệ % 1 2005-2006 50 3 6.0 2 0 4.0 2 2006-2007 51 3 5.9 1 0 2.0 3 2007-2008 58 3 5.2 1 0 1.7 4 2008-2009 56 7 12.5 8 0 12.5 5 2009-2010 70 9 12.9 2 0 2.8
Bảng 2.2. cho thấy, hằng năm số lượng GV của nhà trường được tham gia các khóa học sau đại học tại các trường đại học ngày càng tăng (4,0% - 12,5%). Riêng năm học 2009 - 2010, do quy mô lớp học của nhà trường tăng để đảm bảo đủ số lượng GV giảng dạy, nhà trường chỉ cử 02 GV (2,8%) đi đào tạo sau đại học. Theo thống kế ở thời điểm năm học 2009 - 2010, nhà trường đã có 09 GV có trình độ thạc sĩ (12,9%) và 10 GV đang đi học cao học (14,3%). Sự quan tâm đến công tác đào tạo của nhà trường đã và đang góp phần nâng cao trình độ đào tạo và chất lượng đội ngũ GV, nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bồi dưỡng HSG của nhà trường trong giai đoạn mới.
Song song với việc đào tạo, việc bồi dưỡng đội ngũ GV đã được nhà trường triển khai thường xuyên, có nền nếp và hiệu quả, việc bồi dưỡng đội ngũ GV đã được kết hợp nhiều hình thức (nghiên cứu tài liệu, viết chuyên đề, đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm một số trường chuyên khác trong nước, cử GV đi bồi dưỡng ở nước ngoài...). Đặc biệt trong những năm qua nhà trường đã mời các giảng viên dạy các khối chuyên của các trường đại học bồi dưỡng môn chuyên cho GV; phân công những GV lâu năm có chuyên môn vững vàng, kinh nghiệm giảng dạy hướng dẫn giáo viên trẻ mới dến công tác tại trường, đây là biện pháp tích cực làm chuyển biến rõ rệt chất lượng đội ngũ GV nhất là các GV dạy đội tuyển HSG.
Mặc dù công tác đào tạo và bồi dưỡng đã đạt được những kết quả nhất định, tuy nhiên đứng trước yêu cầu về đổi mới giáo dục, phát triển đội ngũ GV trong giai đoạn mới nhất là lực lượng GV dạy chuyên, dạy đội tuyển HSG vẫn còn những biểu hiện bất cập.
Về công tác đào tạo đội ngũ GV:
Nhà trường đã lập kế hoạch nhưng chưa cụ thể hóa, việc đào tạo đội ngũ GV được đào tạo chủ yếu theo nguyện vọng của GV, mà chưa xuất phát từ yêu cầu về phát triển đội ngũ của nhà trường. Vì thế thiếu cân đối giữa số