Đánh giá hiệu quả huy động vốn qua các chỉ tiêu

Một phần của tài liệu Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội chi nhánh Lâm Đồng (Trang 66)

Đánh gía mức độ đủ vốn

Trong điều kiện hiện nay, hầu hết các NHTM Nhà nƣớc đều có tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu thấp (bình quân từ 5 - 6%), chƣa đạt yêu cầu theo tiêu chuẩn quốc tế thì hệ số CAR của SHB đã đạt khá cao, thể hiện mức độ an toàn về vốn của SHB cao. Hệ số an toàn vốn đã điều chỉnh theo mức độ rủi ro (hệ số CAR) là 10,40% (6 tháng đầu năm 2012), cao hơn nhiều so với quy định 9% theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc; gần tƣơng đƣơng với các ngân hàng trong khu vực (Singapore 18,2; Hong Kong 15,6; Malaysia 15,3; Thái Lan 12,2)

59

Bảng 2.12: Xác định hệ số CAR của SHB

Đvt: Tỷ đồng

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 6T năm

2012

Vốn chủ sở hữu 2.417,045 3.657,603 10.080,477 5.144,179 Tài sản Có điều chỉnh theo

mức độ rủi ro (tỷVND)

14.167,907 35.024,677 104.134,653 49.575,716

Hệ số CAR 17,06% 10,40% 9,7% 10,40%

Tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn

18,4% 17,21% 12,86% 11,78%

Nguồn: Báo cáo thƣờng niên SHB LĐ năm 2009, 2010, 2011

Theo báo cáo của Moody’s, SHB đƣợc đánh giá cao về sức mạnh tài chính nội tại, đặc biệt là khả năng duy trì thanh khoản tốt trong bối cảnh thị trƣờng gặp khó khăn về khả năng thanh toán. Điều này thể hiện rõ nhất ở tỷ lệ sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn luôn đảm bảo theo quy định của NHNN (<=30%).

Về tổng thể sức mạnh tài chính, Moodys đánh giá SHB ở mức dẫn đầu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam và ở vị trí có thể “trợ giúp” các ngân hàng nhỏ khác bất cứ lúc nào cần, thể hiện rõ ràng nhất là thƣơng vụ sáp nhập Habubank. Điều đặc biệt là SHB vẫn tiếp tục đƣợc Moodys đánh giá ngang bằng với định mức tín nhiệm quốc gia - Việt Nam ở chỉ số tiền gửi nội tệ và ngoại tệ, triển vọng dành cho mức xếp hạng mới là “ổn định”.

Trong năm 2011 và những tháng đầu năm 2012, SHB là ngân hàng có tốc độ huy động dân cƣ cao nhất hệ thống. Đây là nguồn vốn ổn định nhất, giúp SHB duy trì đƣợc sức mạnh thanh khoản và đồng thời cũng thể hiện niềm tin của ngƣời gửi tiền trƣớc những biến động của nền kinh tế. Lãi suất huy động của SHB luôn đƣợc duy trì ở mức an toàn và nằm trong top các ngân hàng dẫn đầu.

60

Để phân tích chi phí vốn huy động, hiện nay SHB vẫn sử dụng chủ yếu phƣơng pháp chi phí bình quân.

Bảng 2.13: Chênh lệch lãi suất đầu vào - đầu ra của SHB

ĐVT: %/năm Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 6T năm 2012

Lãi suất bình quân đầu vào 9,05 10,49 16,86 14,15 Lãi suất bình quân đầu ra 14,27 15,08 23,18 19,72

Chênh lệch 5,22 4,59 6,32 5,57

Nguồn: Báo cáo thƣờng niên SHB LĐ năm 2009, 2010, 2011

Trong đó: Lãi suất bình quân đầu vào đƣợc xác định theo công thức tính tỷ suất sinh lợi tối thiểu để bù đắp chi phí.

Lãi suất bình quân đầu ra là tỷ lệ giữa tổng lãi phải thu theo cam kết chia cho tổng tài sản có sinh lời bình quân.

Quan sát bảng số liệu 2.13, ta thấy ngân hàng vẫn duy trì đƣợc mức chênh lệch lãi suất dƣơng. Năm 2012 độ chênh lệch lãi suất bình quân đầu vào và đầu ra giảm hơn so với các năm trƣớc là do tình hình kinh tế - xã hội trong nƣớc có nhiều khó khăn, có những diễn biến phức tạp không có lợi cho hoạt động ngân hàng: lạm phát gia tăng kéo dài, chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN, lãi suất huy động luôn đứng ở mức cao.

Các NHTM liên tục điều chỉnh tăng lãi suất đầu và áp dụng nhiều hình thức khuyến mãi để thu hút khách hàng, trong khi đó tốc độ giải ngân tín dụng chậm lại, lãi suất cho vay bị giới hạn và không thu các phí liên quan đến giải ngân.

Một phần của tài liệu Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội chi nhánh Lâm Đồng (Trang 66)