Chính sách huy động vốn của Ngân hàng SHB Lâm Đồng

Một phần của tài liệu Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội chi nhánh Lâm Đồng (Trang 50)

Khái quát các kênh huy động vốn

Để tạo lập nguồn vốn, SHB cũng nhƣ các NHTM khác sử dụng nhiều hình thức huy động khác nhau nhƣ nhận tiền gửi, đi vay hoặc nhận vốn ủy thác đầu tƣ…Tuy nhiên, phần lớn nguồn vốn huy động chủ yếu của SHB và các NHTM là huy động từ dân cƣ và tổ chức kinh tế. Các sản phẩm và dịch vụ huy động vốn mà ngân hàng SHB đang cung cấp cho khách hàng nhƣ sau:

Tài khoản tiền gửi thanh toán

Sản phẩm tiền gửi thanh toán còn gọi là tài khoản tiền gửi không kỳ hạn đƣợc thiết kế dành cho đối tƣợng khách hàng cá nhân hoặc tổ chức kinh tế mở tài khoản tại SHB để thực hiện nhu cầu thanh toán, chi tiêu.

Khách hàng có thể mở tài khoản thanh toán bằng VND, USD, EUR…

Khách hàng đƣợc hƣởng lãi suất không kỳ hạn (hiện tại là 2%năm) và không có thời hạn cho tài khoản thanh toán.

Khách hàng có thể mở tài khoản chuyên dùng cho mục đích riêng.

43

An toàn, thuận tiện trong thanh toán do không phải cất trữ bằng tiền mặt. Thuận lợi trong việc tra cứu, theo dõi và quản lý tài khoản thông qua dịch vụ SMSbanking.

Thông qua công nghệ banking online hiện đại (phần mềm Intellect), khách hàng có thể gửi, rút nhiều nơi trên toàn hệ thống SHB.

Thuận tiện khi có nhu cầu sử dụng sản phẩm dịch vụ khác: ATM, tín dụng, thấu chi, kiều hối…

Tài khoản tiền gởi có kỳ hạn

Là một hợp đồng tiền gửi đƣợc ký kết giữa ngân hàng và khách hàng, trong đó qui định rõ về điều khoản lãi suất, phƣơng thức thanh toán, phƣơng thức trả lãi.

Khách hàng sẽ đƣợc hƣởng lãi suất cao hơn lãi suất tiền gửi thanh toán (lãi suất thoả thuận giữa ngân hàng và khách hàng theo quy định của NHNN).

Tiền gửi tiết kiệm

Tiết kiệm bậc thang theo số tiền

Là tài khoản tiết kiệm đƣợc hƣởng lãi suất bậc thang theo số dƣ và khách hàng có thể rút gốc trƣớc hạn nhiều lần. Số tiền rút gốc trƣớc hạn sẽ tính lãi suất không kỳ hạn. Đến hạn linh hoạt rút toàn bộ hoặc một phần lãi, phần còn lại sẽ cộng dồn vào gốc.

Lợt thế của loại hình này là khách hàng có thể thanh toán tại bất kỳ điểm giao dịch nào của SHB.

Số dƣ tối thiểu: 100.000đ hoặc 50USD Tiết kiệm định kỳ

Tài khoản tiết kiệm trả lãi định kỳ là một hình thức tài khoản tiền gửi có kỳ hạn cho phép khách hàng nhận lãi định kỳ hàng tháng/ quý, tất toán tại bất kỳ điểm giao dịch nào của SHB.

Khi đến hạn mà khách hàng không tất toán, ngân hàng sẽ tự động chuyển gốc sang 1 kỳ hạn tiết kiệm mới bằng kỳ hạn ban đầu.

Tiết kiệm lĩnh lãi trƣớc

Tài khoản tiết kiệm trả lãi vào ngày gửi tiết kiệm, tiền lãi sẽ trả vào tài khoản tiền gửi cho khách hàng. Khách hàng tham gia tiền gửi này sẽ rút toàn bộ gốc vào

44

cuối kỳ.Tuy nhiên, khi có nhu cầu sử dụng vốn, khách hàng có thể sử dụng tiết kiệm thế chấp để vay tiền hoặc rút tiết kiệm, trả lại lãi đã nhận cho SHB.

Tiết kiệm gửi góp

Là loại hình tiết kiệm mà trong thời hạn gửi tiền, ngƣời gửi định kỳ nộp một khoản tiền cố định theo thời gian đăng ký ở lần gửi đầu tiên. Đến ngày đáo hạn, nếu khách hàng không rút tiền thì lãi tiền gửi đƣợc nhập gốc và hƣởng lãi suất không kỳ hạn tại thời điểm tất toán sổ tiết kiệm gửi góp.

Tình yêu cho con

Là sự kết hợp giữa sản phẩm tiết kiệm gửi góp của SHB và sản phẩm bảo hiểm của Công ty bảo hiểm mà SHB hợp tác trong từng thời kỳ. Sản phẩm này dành cho đối tƣợng khách hàng có thu nhập ổn định, muốn tích lũy tiền nhằm đảm bảo tƣơng lai cho con. Khách hàng có thể mở sổ tiết kiệm một nơi và gửi tiền định kỳ tại bất cứ chi nhánh/PGD nào của SHB.

Thời hạn: 01 năm đến 20 năm. Tiết kiệm thực gửi

Tài khoản tiết kiệm thực gửi là một sản phẩm tiền gửi tiết kiệm kỳ hạn 13 tháng, và đăng ký thời hạn thực tế rút tiền, khi đến thời hạn đăng ký khách hàng có thể rút tiền gốc và lãi bất cứ lúc nào tại bất kì điểm giao dịch nào và đƣợc hƣởng lãi suất tƣơng ứng với thời gian thực gửi tại SHB. Sản phẩm đƣợc phát hành dƣới hình thức thẻ tiết kiệm.

Phù hợp với nhu cầu của khách hàng trong điều kiện thị trƣờng diễn biến phức tạp nhƣ hiện nay. Theo đó khách hàng rút trƣớc hạn đƣợc hƣởng lãi suất bậc thang theo số tháng khách hàng gửi, không phải chịu lãi suất không kỳ hạn.

Tiết kiệm thƣờng

Đáp ứng nhu cầu gửi tiết kiệm bằng sổ của khách hàng với ký hạn đa dạng, lãi suất hấp dẫn. Lãi suất tiết kiệm thƣờng là lãi suất cố định, có thể lĩnh lãi hàng tháng, quý hoặc cuối kỳ. Kết thúc kỳ hạn gửi, nếu khách hàng không rút tiền thì sẽ đƣợc ngân hàng tự động nhập lãi và vốn chuyển sang kỳ hạn mới với lãi suất niêm yết tại thời điểm đáo hạn

45

SHB sẽ tổ chức một cuộc thi vẽ tranh dành cho các bé trên website www.shbvitretho.com Bức tranh nào đƣợc giải và đăng trên web trong tháng 05 và 06 sẽ đƣợc nhận giải thƣởng của SHB

Khách hàng sử dụng tài khoản Lợn đất (hƣởng lãi suất cao) hoặc gửi tiết kiệm tại SHB trong thời gian triển khai chƣơng trình sẽ đƣợc tặng ngay phiếu giảm 25% phí bảo hiểm theo gói bảo hiểm chăm sóc sức khỏe và hỗ trợ y tế Children care của Pijico để đƣợc khám chữa bệnh cho các bé tại các bệnh viện danh tiếng nhất cả nƣớc.

Đi tìm triệu phú SHB

Khách hàng cá nhân mở tài khoản tiết kiệm từ 1 tỷ đồng trở lên (gồm ngoại tệ quy đổi) sẽ đƣợc nhận ngay phiếu cào để có cơ hội trúng các giải thƣởng giá trị.

Khách hàng tham gia chƣơng trình đƣợc rút trƣớc hạn hoặc rút gốc 1 phần theo quy định sản phẩm, nếu khách hàng rút trƣớc hạn / rút gốc 1 phần sẽ phải trả lại toàn bộ giải thƣởng đã trúng khi cào trúng thƣởng theo chƣơng trình.

Phân tích quy mô và cơ cấu huy động vốn

46

Bảng 2.3: Tiền gửi khách hàng của các ngân hàng

ĐVT:Tỷ VNĐ

Ngân hàng

Năm

2009 Năm 2010 Năm 2011 6T đầu năm 2012 Quy mô Quy mô

Tốc độ tăng trƣởng Quy mô Tốc độ tăng trƣởng Quy mô Tốc độ tăng trƣởng NHNo 2.491,90 3.136,3 26% 3.873,3 23% 4.965,0 28% NH Dâu Tằm Tơ 586,60 754,7 29% 587,4 -22% 739,0 26% NHĐT Lâm Đồng 920,80 1.190,7 29% 1.267,3 6% 1.443,0 14% NHĐT Bảo Lộc 330,80 511,0 54% 614,3 20% 1.113,0 81% NH Nhà 242,80 313,7 29% 333,7 6% 361,0 8% NHCT Lâm Đồng 571,70 786,5 38% 1.115,1 42% 1.167,0 5% NHCT Bảo Lộc 396,10 713,9 80% 935,8 31% 930,0 -1% NH Ngoại Thương 609,70 824,9 35% 1.150,8 40% 1.306,0 13% Eximbank 175,90 402,5 129% 426,7 6% 641,0 50% NH SGTT 955,40 1.310,0 37% 1.210,3 -8% 1.544,0 28% NH SHB 139,60 348,7 150% 547,8 57% 749,0 37% Techcombank 88,2 119,7 36% 201,0 68% ACB 153,8 381,3 148% 521,0 37% VIB - 95,7 103,5 8% NH Miền Tây 30,20 112,6 273% 238,4 112% 238,5 0% NH Hàng Hải 34,9 88,0 152% NH Mêkong 1,9 43,0 2163% PGD Đông Á Đức Trọng 24,7 45,8 85% 60,2 31% PGD Đông Á Đà Lạt 95,0 98,1 3% 157,5 61% NH CSXH 6,40 27,8 334% 40,1 44% 50,0 25% QTD TW 235,10 319,6 36% 197,6 -38% 202,5 2% HT QTDND cơ sở 845,70 1.264,9 50% 1.490,9 18% 1.909,6 28%

Nguồn: Báo cáo thƣờng niên ngân hàng nhà nƣớc tỉnh Lâm Đồng

Bảng 2.3 cho thấy so với những ngân hàng thƣơng mại cổ phần cùng cấp với mình nhƣ Sacombank, ACB, Đông Á, EIB thì mặc dù qui mô của SHB chƣa bằng

47

Sacombank, ACB nhƣng tốc độ tăng huy động vốn rất mạnh, năm 2009 là năm đầu tiên hoạt động nhƣng thành tích huy động đáng kể, cao hơn một số ngân hàng TMCP hoạt động trƣớc nhƣ Đông Á…năm 2010 xếp hàng top 3 sau Sacombank, gần bằng EIB, năm 2011và quí 2 năm 2012 vƣợt lên EIB, chỉ sau duy nhất Sacombank.

Tuy nhiên,cần phân tích chất lƣợng nguồn vốn huy động của SHB nhƣ thế nào?

Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo sản phẩm

Đvt: Tỷ đồng S T T Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 6T năm 2012 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

1 Tiền gửi thanh toán của

TCKT và cá nhân 10,341 7,4% 106,332 33,3% 50,311 9,2% 58,065 7,8%

2 Tiền gửi tiết kiệm 129,230 92,6% 241,965 96,7% 497,470 91,8% 691,398 92,2%

3 Phát hành GTCG 0 0 0 0

Tổng Nguồn 139,571 100% 348,297 100% 547,781 100% 749,731 100%

Nguồn: Báo cáo thƣờng niên SHB LĐ năm 2009, 2010, 2011

Với mục tiêu đa dạng hóa các hình thức huy động nhằm thu hút ngày càng nhiều hơn nguồn vốn nhàn rỗi từ các tổ chức và dân cƣ trong xã hội, tăng cƣờng nguồn vốn hoạt động cho ngân hàng, thời gian qua SHB đã áp dụng nhiều hình thức huy động với những kỳ hạn và lãi suất linh hoạt kết hợp với mở rộng mạng lƣới để tăng doanh số huy động. Tiền gửi của tổ chức, cá nhân và tiền gửi tiết kiệm tăng qua các năm (bảng 2.4).

Tiền gửi thanh toán biến động mạnh về qui mô và tỷ trọng qua các năm (Bảng 2.4). Năm 2010 tăng mạnh so với năm 2009, tốc độ tăng trƣởng 928%. Điều này thể hiện sự quan tâm của SHB trong việc tìm kiếm nguồn vốn huy động rẻ. SHB đã liên tục cải tiến tính năng, tiện ích của sản phẩm tiền gửi thanh toán cũng

48

nhƣ giới thiệu đến khách hàng nhiều sản phẩm dịch vụ mới. Thêm vào đó là việc gia tăng mạng lƣới giao dịch trên khắp tỉnh thành đất nƣớc, mạng lƣới dịch vụ thẻ không ngừng đƣợc mở rộng trên phạm vi toàn quốc, tăng cƣờng tiếp thị dịch vụ trả lƣơng qua tài khoản, ứng dụng internet vào giao dịch ngân hàng.

Tuy nhiên tiền gửi thanh toán năm 2011 trở đi giảm mạnh về tỷ trọng khoảng 20% , đạt 9,2% (năm 2011) và 7,8% (6T năm 2012) (bảng 2.4). Điều này thể hiện sự thiếu vốn của ngân hàng nói chung cũng nhƣ của SHB nói riêng qua chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN. Tình hình lạm phát gia tăng kéo dài, sự cạnh tranh gia tăng lãi suất tiết kiệm đột biến từ 12% 14% 15% 17% 18% 19%, chính sách thăt chặt tiền tệ của NHNN thể hiện qua điều hành lãi suất tiết kiệm liên tục điều chỉnh giảm 14% 13% 12% 11% 9%. Dẫn đến sự dịch chuyển vốn từ tiền gửi thanh toán sang tiền gửi tiết kiệm với kỳ hạn ngắn 1 tuần - 2 tuần đến 1 tháng.

Tiền gửi tiết kiệm tăng về qui mô qua các năm đạt 129,230 tỷ (năm 2009); 241,965 tỷ (năm 2010); 497,470 tỷ (năm 2011); 691,398 tỷ (6 tháng đầu năm 2012). Chứng tỏ SHB đã không ngừng đầu tƣ nghiên cứu nhiều sản phẩm tiết kiệm đáp ứng nhu cầu gửi tiền của khách hàng. Các sản phẩm này đƣợc khách hàng rất quan tâm và hƣởng ứng đến các sản phẩm định kỳ nhƣ Ba tháng vàng rộn ràng tiền gửi (năm 2010), Niềm vui của mẹ hạnh phúc của bé (năm 2012)….. Ngoài ra, chùm sản phẩm trong hệ thống “siêu tài khoản” là một minh chứng điển hình cho các nổ lực cải tiến về công nghệ. Với các sản phẩm tiết kiệm đa năng (cho phép rút gốc linh hoạt), tiết kiệm trả lãi định kỳ (cho phép khách hàng lĩnh lãi theo tháng hoặc theo quí tại bất kỳ điểm giao dịch của SHB)

Tuy nhiên, tốc độ tăng của tiền gửi tiết kiệm cao hơn nhiều so với tiền gửi của tổ chức, cá nhân (bảng 2.3). Điều này đòi hỏi SHB cần phải nghiên cứu sâu hơn nhằm gia tăng nguồn tiền gửi thanh toán với chi phí rẻ hơn so với tiền gửi tiết kiệm. So với năm 2011, 6 tháng đầu năm 2012, tốc độ tăng nguồn tiền gửi thanh toán của tổ chức kinh tế, cá nhân giảm 20% trong khi đó nguồn tiền gửi tiết kiệm cũng tăng tƣơng đƣơng 20%.

49

Phần nào là do chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN, sức ép thanh khoản vì đã cho vay vƣợt quá mức độ hợp lý, hiện tƣợng các ngân hàng cạnh tranh tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm ồ ạt.

Huy đông tiền gửi của TCTD phát sinh chủ yếu từ nguồn vốn thừa của Quỹ Tín Dụng nhân dân. Tuy nhiên, nguồn vốn này không ổn định.

Đồ thị 2.1: Cơ cấu nguồn vốn huy động của SHB theo thị trƣờng Bảng 2.5: Cơ cấu nguồn vốn huy động của SHB theo thị trƣờng

Đvt: Tỷ đồng S T T Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 6T năm 2012 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng 1 Thị trƣờng 1 139,571 100% 348,297 92,93% 547,781 96,14% 749,731 100% 2 Thị trƣờng 2 0 26,527 7,07% 22,000 3,86% 0 Tổng Nguồn 139,571 100% 374,824 100% 569,781 100% 749,731 100%

Nguồn: Báo cáo thƣờng niên SHB LĐ năm 2009, 2010, 2011

Nguồn vốn huy động trên thị trƣờng 1 bao gồm tiền gửi của các TCKT và dân cƣ, đây là nguồn vốn quan trọng đối với hoạt động của NHTM xét trên hai khía cạnh ổn định và chi phí. Qua số liệu bảng 2.5 cho thấy nguồn vốn huy động trên thị trƣờng 1 của SHB tƣơng đối ổn định và tăng đều qua các năm.

50

Năm 2010 chứng kiến sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế sau biến động lạm phát cuối 2008, lợi nhuận đầu tƣ đổ vào ngân hàng, chính sách huy động vốn của SHB hƣớng về nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cƣ, nhận đƣợc sƣ hài lòng của khách hàng nên lƣợng vốn năm 2010 tăng ổn định.

Năm 2011 tình hình lạm phát trên toàn thế giới, chứng kiến sự đóng băng của nền kinh tế, suy giảm trên toàn bộ các kênh đầu tƣ, giảm sút mạnh của thị trƣờng chứng khoán, bất động sản, vàng, ngoại tệ……. ngƣời dân lo lắng thất thoát vốn nên hạn chế đầu tƣ, tập trung hết vào tiền gửi nên một lƣợng vốn lớn từ dân cƣ đổ vào thị trƣờng này làm tăng lên ồ ạt.

Trong khi đó vốn huy động trên thị trƣờng 2, tức là của các TCTD khác trên địa bàn, loại nguồn vốn này không ổn định tùy thuộc vào tình hình kinh doanh vốn của các tổ chức này.

Bảng 2.6: Cơ cấu nguồn vốn huy động của SHB theo kỳ hạn thị trƣờng 1

ĐVT: tỷ đồng S T T Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 6T năm 2012 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng

1 Tiền gửi không kỳ hạn 10,341 7,4% 106,332 30,5% 50,311 9,2% 58,065 7,8%

2 Tiền gửi có kỳ hạn 129,230 92,6% 241,965 69,5% 497,470 91,8% 691,398 92,2%

Tổng Nguồn 139,571 100% 348,297 100% 547,781 100% 749,731 100%

51

Đồ thị 2.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động của SHB theo kỳ hạn

Phân tích cơ cấu nguồn vốn huy động của SHB theo kỳ hạn của các khoản tiền gửi (Bảng 2.6) cho thấy nguồn vốn không kỳ hạn biến động về số lƣợng và tỷ trọng theo tình hình kinh tế nhƣng nhìn chung có chiều hƣớng giảm từ năm 2011 7,4% (năm 2009), 30,5% (năm 2010), 9,2% (năm 2011), 7,8% (6 tháng đầu năm 2012). Điều này không thật sự phù hợp cho SHB - một ngân hàng đẩy mạnh định hƣớng ngân hàng bán lẻ, chủ yếu là cho vay ngắn hạn để bổ sung nhu cầu tiêu dùng, bổ sung vốn lƣu động của cá nhân và doanh nghiệp. Lý ra tiền gửi không kỳ hạn phải chiếm tỷ lệ tƣơng đối so với tiền gửi có kỳ hạn để đảm bảo chi phí huy động vốn thấp. Ngoài ra cũng cho thấy việc phát triển các dịch vụ thanh toán của SHB chƣa thật sự tạo tạo ra đƣợc nhiều tiện ích trên các tài khoản tiền gửi thanh toán cho khách hàng, do đó không thu hút đƣợc nhiều vốn qua kênh này.

Nguồn vốn có kỳ hạn phát triển đều về số lƣợng và tỷ trọng qua các năm 92,6% (năm 2009), 69,5% (năm 2010), 91,8% (năm 2011), 92,2% (năm 2012) chứng tỏ SHB đã nắm bắt kịp thời nhu cầu và tâm lý khách hàng, phát triển các loại sản phẩm tiền gửi phù hợp và chính sách chăm sóc khách hàng tận tình, chu đáo cũng đem tới sự hài lòng, tin tƣởng của khách hàng dành cho Ngân hàng SHB.

Một phần của tài liệu Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội chi nhánh Lâm Đồng (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)