Nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội chi nhánh Lâm Đồng (Trang 30)

o Sự phát triển của nền kinh tế

Nền kinh tế có ổn định, phát triển bền vững, thu nhập bình quân đầu ngƣời có cao, trình độ học vấn của dân cƣ có cao, xã hội ổn định thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động và phát triển của ngân hàng thƣơng mại. Bởi khi đó tiết kiệm trong xã hội sẽ cao, khả năng tin tƣởng vào hoạt động của ngành ngân hàng sẽ ngày càng đƣợc nâng lên. Một hệ qủa tất yều là làm cho các thành phần kinh tế sẽ gửi tiền vào ngân hàng theo từng mục tiêu cụ thể. Và ngƣợc lại nếu trong vùng kinh tế đó có tình hình xã hội bất ổn định, tốc độ phát triển của kinh tế còn hạn chế... Điều này làm cho tiết kiệm trong xã hội đạt mức thấp, thêm vào đó là tâm lý ƣa dùng tiền mặt, chƣa có thái độ quan tâm thực sự tới các loại hình dịch vụ mà ngân hàng cung cấp, và do đó việc thực hiện chính sách huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại gặp nhiều khó khăn.

Ngoài ra, chính sách huy động vốn của ngân hàng thƣơng mại còn chịu những tác của các nhân tố nhƣ tỷ lệ lạm phát của đồng tiền. Sự suy thoái của nền kinh tế, thậm trí là cả sự phát triển “bong bóng” quá nóng của nền kinh tế. Các nhân tố này ít nhiều đều có ảnh hƣởng tới hoạt động của ngân hàng thƣơng mại, có nhân tố ảnh hƣởng rất mạnh, ảnh hƣởng tới sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.

o Chính sách vĩ mô của nhà nƣớc

Tỷ lệ lạm phát, tăng trƣởng kinh tế, tỷ lệ thất nghiệp là ba yếu tố của môi trƣờng vĩ mô tác động đến HĐV của NHTM. Trong đó lạm phát là yếu tố tác động

23

mạnh đến khả năng HĐV của NHTM. Với mục tiêu kiềm chế lạm phát ổn định kinh tế vĩ mô, hàng loạt các chính sách của nhà nƣớc đã đƣợc ban hành. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 11 vơi những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Thực hiện Nghị quyết 11, NHNN đã ban hành các thông tƣ điều hành CSTT chặt chẽ, thận trọng. Cụ thể ngày 3/3, NHNN ban hành Thông tƣ số 02 quy định mức lãi suất HĐV tối đa VNĐ bao gồm cả khoản chi khuyến mại dƣới mọi hình thức không vƣợt quá 14%/năm. Thông tƣ 30 quy định huy động kỳ hạn dƣới 1 tháng không quá 6%/năm, huy động các kỳ hạn khác không vƣợt quá 14%/năm. Tiếp theo đó là các thông tƣ năm 2012 giảm lãi suất huy động tối đa về còn 9%/năm. Nhƣ vậy, biến động kinh tế vĩ mô đã kéo theo các CSTT và chính sách tài khóa thay đổi đã tác động tác động trực tiếp đến khả năng HĐV của các NHTM.

Các thay đổi trong điều hành CSTT của NHNN đều tác động đến khả năng HĐV của các NHTM. Khi NHNN thực hiện CSTT thắt chặt kiềm chế lạm phát trong thời điểm hiện tại, NHNN đã hút tiền về nên hệ thống ngân hàng gặp khó khăn thanh khoản đặc biệt là các ngân hang nhỏ phải đẩy lãi suất vƣợt trần quy định của NHNN. Điều này đẩy các NHTM gặp khó khăn trong HĐV, tạo nên cuộc đua trên thị trƣờng HĐV đẩy lãi suất lên cao gây khó khăn cho các NHTM và các doanh nghiệp vay vốn. Khi NHNN thực hiện CSTT nới lỏng tăng cung tiền, các NHTM đƣợc nguồn vốn với chi phí thấp thông qua việc tái chiết khấu và cầm cố trái phiếu chính phủ, điều này giải quyết đƣợc nhu cầu vốn của NHTM, góp phần hạ nhiệt lãi suất thị trƣờng (giai đoạn cuối 2008 và đầu 2009)

o Môi trƣờng cạnh tranh

Hoạt động của ngân hàng thƣơng mại không chỉ đơn thuần trong cạnh tranh nhƣ thủa mới ra đời. Sự cạnh tranh không chỉ diễn ra giữa các ngân hàng thƣơng mại, mà ngày nay nó còn bao gồm các Tổ chức tín dụng, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, và các loại hình dịch vụ mà các tổ chức khác cung cấp. Nhƣ Bảo hiểm, tiết kiệm Bƣu điện...Hiện nay các TCTD và các Trung gian tài chính ngày càng nhiều, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt nhằm chia sẻ thị phần. Yếu tố này làm ảnh hƣởng tới chính sách huy động vốn của ngân hàng. Nó đòi hỏi các ngân hàng

24

phải có những điều chỉnh sao cho phù hợp với từng thời kỳ, vừa để giữ khách hàng truyền thống, vừa có thể tìm kiếm thêm khách hàng mới.

o Thói quen tiêu dùng của xã hội

Hệ thống TCTD Việt Nam đã có sự phát triển cả về quy mô vốn, số lƣợng, chất lƣợng phục vụ. Tuy nhiên, mức độ tiếp cận dịch vụ NH tại Việt nam vẫn còn thấp so với thế giới. Mức độ phân bố các chi nhánh, PGD không đồng đều chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn nhƣ Hà Nội, TP.HCM. Số lƣợng máy ATM mặc dù tăng hơn 8 lần, thiết bị chấp nhận thẻ tăng hơn 3,7 lần, thẻ tăng gấp 12 lần nhƣng nếu so sánh với nhiều nƣớc phát triển trong và ngoài khu vực, con số này vẫn còn khá khiêm tốn. Tỷ lệ thanh toán bằng tiền mặt vẫn là chủ yếu, chiếm tới 83%. Thói quen sử dụng tiền mặt còn cao ảnh hƣởng rất lớn đến việc HĐV của NHTM. Ngoài ra thói quen thích dự trữ vàng trong dân làm lãng phí nguồn vốn rất lớn. Theo con số Hội đồng Vàng thế giới cung cấp, lƣợng vàng dự trữ trong dân lên tới 1.000 tấn. Nhà nƣớc cần tạo niềm tin để ngƣời dân gửi vàng cho Nhà nƣớc thông qua các NHTM và các tổ chức đƣợc phép huy động vàng nhằm vốn hóa lƣợng vàng khổng lồ phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh. Tạo niềm tin trong dân không có cách nào khác là phải giữ VND tƣơng đối ổn định, lạm phát tăng trƣởng thấp trong thời gian lâu dài, kiểm soát đƣợc tình trạng đô la hóa, ổn định đƣợc thị trƣờng ngoại tệ.

Một phần của tài liệu Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội chi nhánh Lâm Đồng (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)