Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội chi nhánh Lâm Đồng (Trang 86)

Nền tảng tiền gửi càng vững chắc thì tiềm năng cho vay càng lớn và thông qua đó thu về lợi nhuận. Đến lƣợt mình sử dụng vốn huy động hiệu quả sẽ góp phần làm gia tăng vốn huy động và làm tăng lợi nhuận. Hoạt động huy động vốn tạo điều kiện để sử dụng vốn nhƣng sử dụng vốn lại quyết định quy mô và cơ cấu vốn huy động. Hiện nay, sau khi sáp nhập thêm tổ chức tín dụng mới, chất lƣợng tín dụng của Ngân hàng SHB đƣợc đánh giá là thấp, số nợ quá hạn qua cao. Đây là một cố gắng và cũng là một thách thức để SHB trong quá trình phat triển, giảm tỷ lệ nợ xấu, tăng hiệu quả kinh doanh.

Tuy nhiên, ngân hàng SHB cũng phải nâng cao chất lƣợng cán bộ thẩm định dự án. Ngân hàng sẽ chủ động đi tìm nguồn để cho vay chứ không phải thụ động ngồi chờ khách hàng đến vơí mình. Các khoản cho vay phải có tài sản đảm bảo chắc chắn. Ngân hàng có các mức lãi suất linh hoạt tuỳ theo kỳ hạn (ngắn, trung, dài hạn), tuỳ theo loại tiền và tuỳ theo loại khách hàng (khách hàng quen hoặc khách hàng vay lớn có thể có lãi suất thấp hơn). Việc cho vay của ngân hàng phải rất coi trọng tiêu chí an toàn. Có một vấn đề nảy sinh: nhu cầu cho vay trung và dài hạn lớn hơn nguồn vốn huy động trung và dài hạn. Để đáp ứng ngân hàng có thể lấy nguồn vốn ngắn hạn sang cho vay trung và dài hạn. Song việc đó sẽ rất nguy hiểm bởi vì việc chuyển hoán kỳ hạn nguồn sẽ tiềm ẩn rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất bởi vì nó tạo ra khe hở lãi suất (nguồn nhạy cảm lớn hơn tài sản nhạy cảm). Do đó, ngân hàng SHB phải xác định tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn có thể chuyển sang cho vay trung và dài hạn. Điều này có ý nghĩa quan trọng vừa đảm bảo an toàn cho mình đồng thời làm tăng lợi nhuận.

79

Song song với việc cho vay, công tác thu hồi nợ cũng phải đƣợc đẩy mạnh. Ngân hàng có những biện pháp đảm bảo tiền vay Đối với những khách hàng thực sự gặp khó khăn trong kinh doanh, có lòng tự trọng, ngân hàng có thể cùng với con nợ ngồi bàn bạc, tháo gỡ vấn đề. Đối với ngƣời vay chây ì, trốn tránh không trả nợ, ngân hàng phải mạnh tay, dứt khoát với các biện pháp nhƣ: phát mại tài sản thế chấp, đƣa ra pháp luật...

Ngoài hoạt động cho vay, nguồn vốn huy động của ngân hàng còn đƣợc sử dụng để đầu tƣ: chiết khấu trái phiếu, cho thuê, bảo lãnh...Các hoạt động này cũng mang lại uy tín và nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Khi ngân hàng có một lƣợng tiền nhàn rỗi chƣa sử dụng đến, ngân hàng nên giữ dƣới dạng "tài sản lỏng" nhƣ tiền gửi tại ngân hàng nhà nƣớc, tín phiếu kho bạc để vừa có lợi nhuận vừa đảm bảo thanh khoản.Các hoạt động bảo lãnh, cho thuê, kinh doanh ngoại tệ cũng mang lại cho ngân hàng nhiều lợi nhuận, có cơ hội và tiềm năng để phát triển.

Một phần của tài liệu Hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội chi nhánh Lâm Đồng (Trang 86)