- Phối hợp với các doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng trong việc đố
MẠNH TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
3.2.1. Hướng tăng cường QLNN về cạnh tranh được hiểu là sự “Định hướng đối tượng quản lý”
hướng đối tượng quản lý”
Nội dung này giành để trả lời câu hỏi: Trong thời gian tới, sự QLNN cần tập trung vào các Đối tượng trọng tâm nào trong Đối tượng chung là sự cạnh tranh của doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam. Đó là:
3.2.1.1. Ưu tiên QLNN về cạnh tranh ở các mặt mà thể chế ASEAN, WTO đề cập, nhất là quốc tế
Thực chất của hướng này là, nếu chưa đủ sức quản lý cạnh tranh theo luật lệ của nhà nước Việt Nam thì hãy tập trung quản lý cạnh tranh của các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam có liên quan đến các chuẩn mực, do WTO và ASEAN đặt ra, coi đó là trọng tâm của QLNN về cạnh tranh của doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam. Điều này là cần thiết vì:
Một mặt, việc tuân thủ các Thể chế của AESEAN và WTO về cạnh tranh
có ý nghĩa sống còn đối với vị thế của Việt Nam cả về kinh tế lẫn chính trị trong quan hệ quốc tế trong thời đại ngày nay, trực tiếp có ảnh hưởng đến sự thành bại của đường lối hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Chúng ta đều đã biết, việc “hội nhập kinh tế quốc tế” và “đa dạng hóa hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất, chuyển nền kinh tế hai thành phần quốc doanh và tập thể sang nền kinh tế đa sở hữu, có kinh tế tư nhân và tư nhân tư bản với kinh tế nhà nước làm nòng cột” là những quyết sách chiến lược của Đảng ta, được khởi xướng từ Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đang, hoàn thiện qua bốn kỳ Đại hội trong hơn 20 năm qua. Những quyết sách chiến lược này về kinh tế-chính trị cùng với nhiều quyết sách trên các lĩnh vực khác của đời sống xã hội Việt Nam đã làm cho Việt Nam sau 25 năm đổi mới trở thành
một Việt Nam tiến nhiều bước trên con đường đi tới mục tiêu Dân giầu, Nước mạnh, Xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Những thay đổi tốt đẹp này của đất nước và con người Việt Nam được cả thế giới thừa nhận, toàn dân Việt Nam hài lòng.
Vì thế, việc tiếp tục làm cho quyết sách hội nhập kinh tế quốc tế đạt được thành tựu hơn nữa vẫn phải được coi là nhiệm vụ chiến lược. Việc bảo đảm cạnh tranh của doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam theo đúng chuẩn mực của ASEAN và WTO chính là để tiếp tục thực hiện thành công quyết sách chiến lược trên của Đảng.
3.2.1.2. Ưu tiên QLNN đối với các quan hệ cạnh tranh trên thị trường hàng hóa tư liệu sản xuất
Sở dĩ cần coi đây là một trọng hướng của QLNN về cạnh tranh là vì:
Một là, hậu quả do CTKLM gây ra trên thị trường này là rất to lớn. Khó
có thể khắc phục hậu quả trong một sớm, một chiều.
Hai là, thực trạng CTKLM trên thị trường hàng hóa này rất đáng lo ngại.
Trong chương II chúng tôi đã đưa ra những thông tin về mặt này.
Ba là, vị trí của hàng hóa tư liệu sản xuất trong cơ cấu kinh tế quốc dân
Việt Nam trong tương lai và sự cần có uy tín của hàng Việt Nam loại này.
3.2.1.3. Ưu tiên QLNN đối với các quan hệ cạnh tranh trên thị trường hàng tiêu dùng liên quan trực tiếp và nhậy bén đến sức khỏe vật lý và tinh thần của người dân
Thị trường đó điển hình là thị trường hàng hóa hàng thực phẩm, thuốc bệnh, văn hóa phẩm.
Hướng này cũng cần coi là trọng hướng của QLNN đối với cạnh tranh là vì những lý do sau đây:
con người Việt Nam, sức khỏe, tâm lý, trí tuệ. QLNN coi đây là một trọng tâm quản lý cạnh tranh chính là vì tư duy chiến lược đó.
Hai là, hiện nay hai loại hàng hóa này là những hàng hóa không bảo đảm
nhất về chất lượng, do CTKLM gây ra.
Ba là, khách hàng của thị trường này là khách hàng kém khả năng tự vệ
nhất, rất cần được nhà nước bảo vệ.
Đây là loại khách hàng đông, lại là tần lớp bình dân, luôn luôn ở thế yếu, vì họ rất cần hàng hóa để tiêu dùng hàng và chữa bệnh. Trong thế yếu đó, những người dân mua thực phẩm và mua thuốc chữa bệnh luôn luôn là người bị động.
Bốn là, khách hàng của thị trường này đồng thời là bộ phận chủ yếu của
toàn dân, là nhân dân lao động, nền tảng dân số, nhân lực quốc gia.
3.2.1.4. Ưu tiên QLNN đối với các quan hệ cạnh tranh trên thị trường hàng giả
Hàng giả và hàng nhái là hai loại khác nhau. Điều này chúng tôi đã phân tích ở trên. Cả hai loại trên đều là biểu hiện của CTKLM và đều phải chống, nếu có đủ lực lượng. Tuy nhiên, khi “lực bất tòng tâm”, Nhà nước nên ưu tiên chống hàng giả, vì hàng giả là hàng không thật, mà thực chất của sự không thật là không thật về chất lượng. Mà sự không thật về chất lượng thì chỉ có thể là một chất lượng thấp hơn hàng thật, nói khác đi là, hàng không đúng tiêu chuẩn chất lượng.