Những biện pháp bảo đảm hướng tăng cường QLNN nhằm chống CTKLM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tăng cường quản lý nhà nuớc về chống hoạt động cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam (Trang 103 - 106)

- Phối hợp với các doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng trong việc đố

3.3.Những biện pháp bảo đảm hướng tăng cường QLNN nhằm chống CTKLM

MẠNH TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

3.3.Những biện pháp bảo đảm hướng tăng cường QLNN nhằm chống CTKLM

CTKLM

Để thực hiện QLNN đối với các doanh nghiệp, doanh nhân nhằm bảo đảm CTLM theo các hướng về đối tượng quản lý và phương thức, biện pháp quản lý, mà chúng tôi đã nêu ở trên, cần có những biện pháp, với tính chất là những việc phải làm nhằm làm cho sự QLNN theo hướng trên có thể trở thành hiện thực.

Những biện pháp đó liên quan đến nhiều lĩnh vực, trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần làm cho QLNN về cạnh tranh theo hướng đã nêu có thể thực hiện được.

Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi chỉ nêu những biện pháp liên quan đến việc làm làm cho bộ máy QLNN hoàn thiện hơn, đủ sức thực hiện QLNN về cạnh trang theo hướng đã nêu.

Trong hướng hẹp trên, chúng tôi cũng chỉ đề cập những việc phải làm liên quan trực tiếp đến chủ thể QLNN về cạnh tranh. Các chủ thể QLNN khác, có liên quan không trực tiếp lắm đến tình trạng cạnh tranh sẽ chỉ được đề cập ở khía cạnh nào thực có quan hệ hữu hiệu.

tranh, như đã được nêu ở mục 3.2 trở thành hiện thực, cần giải quyết những vấn đề và bằng những các biện pháp sau đây.

3.3.1.Thống nhất và minh bạch một số nhận thức tư tưởng, hiện chưa minh bạch, chưa thống nhất, đang cản trở sự CTLM

3.3.1.1. Minh bạch về vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước + Tính “chưa minh bạch” của vấn đề trên

Hiện nay, trong đường lối của Đảng và Nhà nước, có một mệnh đề khá điển hình là, “xây dựng nền kinh tế đa thành phần sở hữu về tư liệu sản xuất, với kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo”.

Tính chưa minh bạch của mệnh đề trên là ở chỗ: - Chưa nói rõ nội dung kinh tế nhà nước;

- Chưa nói rõ vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước là ở chỗ nào; Tác hại của sự chưa minh bạch trên là ở chỗ:

Một là, nhiều người ngầm hiểu kinh tế nhà nước là các Doanh nghiệp

nhà nước 100% vốn nhà nước hoặc các Công ty cổ phần có vốn nhà nước.

Hai là, nhiều người hiểu rằng, vai trò chủ đạo cuả kinh tế nhà nước đồng

nghĩa với đặc quyền, đặc lợi của các doanh nghiệp loại trên trên thương trường. Đặc quyền là ở chỗ, họ có quyền thực thi các biện pháp độc quyền cạnh tranh. Đặc lợi là ở chỗ, họ mặc nhiên được sự “nương nhẹ” cuả QLNN và của dư luận công chúng về các hành vi độc quyền, đặc lợi, được Nhà nước cung cấp những thông tin chiến lược để họ không bao giờ phải vận trí não cho việc trả lời những câu hỏi vô cùng khó trong quản trị kinh doanh là: Sản xuất cái, sản xuất để bán cho ai, và sản xuất như thế nào, bằng cách nào. Làm quản trị kinh doanh mà không phải trả lời ba câu hỏi trên, thiết nghĩ, ai cũng làm doanh nhân được. Trong khi đó, lợi thì vô cùng lớn. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều người tìm việc thường tìm đến các Công ty nhà nước. Nếu không có

những đãi ngộ cao về lương, về thăng tiến,.. chắc chắn, các Công ty nhà nước không dễ có sức hút nguồn nhân lực chất lượng cao như thế. Mà sức hút này không hẳn do sự giầu có của các Công ty nhà nước tạo nên, mà vì các đặc quyền, đặc lợi mà nó có được nhờ sự ưu ái nào đó của QLNN đối với nó.

Trong tương lai, để kinh tế nhà nước, mà cụ thể là các đơn vị SXKD có vốn nhà nước, không trở thành vật cảm của sự CTLM, nhận thức về vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước cần được hiểu đúng như sau:

Một là, Nhà nước phải bằng vốn của mình (vốn NSNN), xây dựng nên

những cơ sở sản xuất kinh doanh ở những ngành, những vùng miền có vị trí chiến lược đối với sự phát triển giầu mạnh của đất nước.

Hai là, giao cho những cán bộ công chức (CBCC) có tài và có kỷ luật tổ

chức (chúng tôi gọi là có kỷ luật tổ chức, mà không gọi là có “đức”, vì cái cần ở đây không là “Đức” chung chung, mà là tính tổ chức-kỷ luật, khi chấp hành sứ mạng, do nhà nước giao sử dụng các vốn này để thực hiện các nhiệm vụ chính trị trên mặt trận kinh tế ở ngành đó, địa bàn đó.

Ba là, những CBCC này phải bằng cơ chế thị trường và theo luật pháp

để thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình, không có ưu tiên.

3.3.1.2. Minh bạch về quyền được bảo trợ xã hội của một số doanh nhân đặc biệt với vị trí bình đẳng của nó trên thương trường

Điều không minh bạch ở đây là, các mệnh đề chính giành cho các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc các Tổ chức chính trị, Chính trị xã hội, quân đội.

Hiện này tuy không có điều luật nào “Bảo hộ” cho loại đơn vị sản xuất kinh doanh này trong cạnh tranh, những cũng không có điều luật nào đủ độ đậm nét loại bỏ các đơn vị sản xuất kinh doanh này ra khỏi thị trường cạnh tranh.

Các tổ chức Chính trị, Chính trị xã hội, Quân đội tuy thực hiện chế độ Hạch toán kinh tế nhưng về căn bản, vẫn là bao cấp bằng nhiều cách.

Tóm lại, cả hai vấn đề trên không chỉ là vấn để thể chế, vì về mặt thể chế, đã có sự xóa bỏ phân biệt đối xử giữa các loại hình đơn vị sản xuất kinh doanh, mà là vấn đề ý thức QLNN nói riêng, ý thức xã hội nói chung khi nhìn các đối tượng quản lý trên. Với cái nhìn vẫn có hướng thiên lệch ấy, các đơn vị sản xuất kinh doanh này vẫn ít nhiều được dung túng trong cạnh tranh, là gương xấu, là nguyên cớ cho nhiều hành vi CTKLM của những doanh nghiệp, doanh nhân khác.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tăng cường quản lý nhà nuớc về chống hoạt động cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam (Trang 103 - 106)