Những nhận định về tình hình CTKL Mở Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tăng cường quản lý nhà nuớc về chống hoạt động cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam (Trang 49 - 52)

- Cạnh tranh không hoàn hảo

Ở VIỆT NAM 2.1 Tình hình CTKLM ở Việt Nam

2.1.2. Những nhận định về tình hình CTKL Mở Việt Nam

Trên thực tế Việt Nam mới chỉ làm quen với khái niệm cạnh tranh trên thị trường trong một khoảng thời gian ngắn trên dưới hai thập kỷ, tuy vậy chúng ta cũng đã kịp nhận biết và thụ hưởng những kết quả mà cạnh tranh đem lại cho sự phát triển kinh tế và thay đổi bộ mặt của đời sống xã hội, đồng thời những tiêu cực từ các toan tính không lành mạnh cũng đã tác động đến nhận thức về nhu cầu quản lý của Nhà nước và pháp luật đối với thị trường.

Nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng được tung ra thị trường. Việc hàng giả, hàng nhái bán trên thị trường sẽ gây thiệt hại cho người tiêu dùng, làm giảm uy tín của các công ty làm ăn chân chính có sản phẩm bị làm nhái.

Các hình thức quảng cáo gian dối, thổi phồng ưu điểm của hàng hoá mình làm giảm ưu điểm của các hàng hoá khác cùng loại, rồi đưa ra những mức giá cao hơn so với mức giá thực tế của sản phẩm. Điều này cũng gây thiệt hại cho người tiêu dùng và những doanh nghiệp sản xuất chân chính.

Các hành vi thông đồng với cơ quan quản lý nhà nước để cản trở hoạt động của các đối thủ trong các ký kết hợp đồng, hối lộ các giao dịch kinh tế, lôi kéo lao động lành nghề, những chuyên gia giỏi của các doanh nghiệp Nhà nước một cách không chính đáng còn phổ biến trong nền kinh tế.

Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh luôn muốn tối đa hoá lợi nhuận của mình mà không vấp phải những khó khăn cản trở nào. Do đó mà gây nên những hành vi hạn chế cạnh tranh từ các doanh nghiệp. Cụ thể:

- Một số doanh nghiệp thông đồng câu kết với nhau nhằm tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong hội, để từ đó mà loại bỏ các doanh nghiệp khác bằng cách ngăn cản không cho các doanh nghiệp khác tham gia hoạt động kinh doanh, hạn chế việc mở rộng hoạt động, tẩy chay không cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ, chèn ép các doanh nghiệp phải tham gia vào hiệp hội hoặc cho phá sản.

Các doanh nghiệp thoả thuận với nhau để phân chia địa bàn hoạt động, thị trường tiêu thụ hàng hoá làm cho sự lưu thông hàng hoá trên thị trường bị gián đoạn, thị trường trong nước bị chia cắt. Sự câu kết giữa các doanh nghiệp dẫn tới việc độc quyền chi phối một số mặt hàng trong một thời gian nhất định làm cho giá cả một số mặt hàng tăng cao. Ví dụ như thuốc tân dược vừa qua ở nước ta giá đắt gấp 3 lần so với mặt hàng cùng loại ở nước ngoài, làm thiệt hại cho người tiêu dùng, triệt tiêu động lực cạnh tranh.

- Hành vi lạm dụng ưu thế của doanh nghiệp để chi phối thị trường. Hành vi này xuất phát từ một số tổng công ty đọc quyền hoặc các công ty lớn có khả năng chi phối thị trường. Các công ty này dựa vào thế mạnh của mình mà sử dụng các biện pháp cạnh tranh không lành mạnh để loại trừ đối thủ cạnh tranh, thao túng thị trường. Với sức mạnh độc quyền các công ty áp đặt giá cả độc quyền, độc quyền mua thì mua với giá thấp, độc quyền bán thì bán với giá cao để thu lợi nhuận siêu ngạch, hoặc để loại trừ đối thủ cạnh tranh họ có thể hạ giá bán xuống thấp hơn so với chi phí sản xuất.

Sự lạm dụng ưu thế của doanh nghiệp dẫn đến việc áp dụng các điều kiện trong sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp yếu hơn, chi phối các doanh nghiệp này. Hơn nữa việc lạm dụng này còn hạn chế khả năng lựa

chọn của người tiêu dùng, khả năng kinh doanh của các doanh nghiệp thành viên tham gia kinh doanh trong các lĩnh vực khác. Nó có thể dẫn đến việc áp đặt giá cả sản phẩm, loại sản phẩm…

Như vậy, hành vi CTKLM là một hành vi mang tính phổ biến, có mặt ở khắp các ngành, lĩnh vực, ở khắp mọi nơi. Trong đó, có rất nhiều những hành vi gây nguy hại cho xã hội, gây tổn thất không chỉ về mặt kinh tế mà còn về mặt tinh thần. Thông qua việc dẫn chứng về một số hành vi CTKLM đã xẩy ra trên thị trường Việt Nam có tính chất điển hình cho các loại hành vi CTKLM, chúng tôi xin đưa ra một số nhận định về tình hình CTKLM ở nước ta thông qua 3 đặc điểm cơ bản sau:

Một là, cạnh tranh không lành mạnh đang diễn ra trong tất cả các ngành kinh

tế có tồn tại cạnh tranh. Ngoài khu vực độc quyền của các doanh nghiệp nhà nước, trên thị trường Việt Nam đã có sự tồn tại cạnh tranh ở những mức độ nhất định. Trong bối cảnh mới thực hiện kinh tế thị trường, có thể nói ở đâu có cạnh tranh thì ở đó có cạnh tranh không lành mạnh. Chúng ta có thể nhận thấy sự tồn tại của các hành vi cạnh tranh trong các thị trường may mặc, thị trường hóa mỹ phẩm, thị trường vận tải….

Hai là, các hành vi cạnh tranh không lành mạnh rất đa dạng, giống như những

dạng hành vi cạnh tranh không lành mạnh tiêu biểu mà pháp luật cạnh tranh của rất nhiều quốc gia quy định

Ba là, thủ đoạn của hành vi cạnh tranh không lành mạnh ngày càng tinh vi,

cùng với sự nhận thức về giá trị thị trường, các nhà kinh doanh cũng luôn nâng cao năng lực kinh doanh bằng sự tinh tế trong những thủ đoạn kinh doanh, nâng cao khả năng đầu tư và mở rộng phạm vi kinh doanh. Trong đó, các thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh cũng luôn được cải tiến theo sự thay đổi và phát triển của thị trường.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tăng cường quản lý nhà nuớc về chống hoạt động cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w