- Phối hợp với các doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng trong việc đố
2.2.2. Các quy định pháp luật có liên quan đến hoạt động chống hành vi CTKLM ở Việt Nam
2.2.2.1. Các quy định về hành vi CTKLM theo Luật Cạnh tranh
Cạnh tranh được thừa nhận là yếu tố đảm bảo duy trì tính năng động và hiệu quả của nền kinh tế. Trong bối cảnh hiện tại của nền kinh tế Việt Nam, cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng đóng vai trò trụ cột, đảm bảo sự vận hành hiệu quả của cơ chế thị trường. Trong nỗ lực tạo lập môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế, ngày 03/12/2004, Quốc hội khóa XI, kỳ họp thứ 6 đã thông qua Luật Cạnh tranh số 27/2004/QH11 và Luật này đã có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2005. Với 6 chương, 123 Điều, Luật Cạnh tranh được ban hành nhằm:
- Kiểm soát các hành vi gây hạn chế cạnh tranh hoặc các hành vi có thể dẫn đến việc gây hạn chế cạnh tranh, đặc biệt khi mở cửa thị trường, hội nhập kinh tế quốc tế;
- Bảo vệ quyền kinh doanh chính đáng của các doanh nghiệp, chống lại các hành vi cạnh tranh không lành mạnh;
- Tạo lập và duy trì một môi trường kinh doanh bình đẳng.
Để đạt được mục tiêu này, Luật Cạnh tranh phân các hành vi chịu sự điều chỉnh thành hai nhóm hành vi là hành vi hạn chế cạnh tranh và hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Đối với nhóm hạn chế cạnh tranh, Luật điều chỉnh 3 dạng hành vi gồm thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế. Đối với nhóm cạnh tranh không lành mạnh tạo thành quy định pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh.
Pháp luật chống CTKLM là một trong hai bộ phận cấu thành pháp luật về cạnh tranh nói chung. Pháp luật chống CTKLM ngăn chặn những hành vi tạo ra lợi thế không chính đáng cho một bên trong tương quan cạnh tranh,
buộc các đối thủ cạnh tranh phải tham gia kinh doanh một cách bình đẳng và công bằng.
Khái niệm CTKLM trong pháp luật Việt Nam lần đầu tiên được Luật Cạnh tranh đưa ra tại Khoản 4 Điều 3: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là
hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng[12]. Chiếu theo định nghĩa này, một hành vi
cạnh tranh không lành mạnh có những đặc trưng như sau:
- Mục đích của hành vi là mục đích cạnh tranh hoặc rộng hơn là mục đích lợi nhuận;
- Chủ thể thực hiện là các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường. Theo Điều 2 Luật Cạnh tranh, doanh nghiệp được hiểu là mọi tổ chức, cá nhân kinh doanh, có nghĩa là bao gồm cả các chủ thể kinh doanh không đăng ký loại hình doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp;
- Đặc điểm của hành vi là trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, là những quy tắc xử sự chung đã được chấp nhận rộng rãi và lâu dài trong quá trình kinh doanh trên thị trường;
- Đối tượng bị xâm hại bao gồm ba loại khác nhau: Nhà nước, người tiêu dùng và doanh nghiệp khác.
Nhìn chung, định nghĩa về CTKLM của Luật Cạnh tranh 2004 tương tự với định nghĩa của Công ước Paris và pháp luật các nước có nền kinh tế thị trường phát triển trên thế giới.
Luật Cạnh tranh quy định cụ thể 09 hành vi cạnh tranh không lành mạnh từ Điều 40 đến Điều 49 bao gồm:
+ Chỉ dẫn gây nhầm lẫn
chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn về tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lý và các yếu tố khác để làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh. Luật Cạnh tranh cấm doanh nghiệp sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn và kinh doanh hàng hoá, dịch vụ có sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn.
Các hành vi được coi là hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn phải đảm bảo các yếu tố:
- Đối tượng của hành vi là các “chỉ dẫn thương mại của sản phẩm”, nó được coi là những dấu hiệu về hình thức, về nguồn gốc sản phẩm, về doanh nghiệp …là cơ sở quan trọng để khách hàng nhận biết sản phẩm để phân biệt chúng trong những sản phẩm cùng loại trên thị trường.
- Về hình thức, hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn được thể hiện là việc sử dụng các chỉ dẫn chứa đựng những thông tin về những nội dung nói trên hoặc kinh doanh những sản phẩm có sử dụng chỉ dẫn gây nhầm lẫn.
- Dưới góc độ kinh tế, hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn với doanh nghiệp khác luôn mang bản chất bóc lột, bởi lẽ khi sử dụng các thông tin làm cho khách hàng nhầm lẫn, doanh nghiệp vi phạm đã có ý dựa dẫn vào danh tiếng của sản phẩm khác để tiêu thụ sản phẩm của mình.
Luật này cũng quy định cụ thể về 2 hành vi gây nhầm lẫn:
- Hành vi gây nhầm lẫn về tên gọi xuất xứ hàng hoá, chỉ dẫn địa lý: - Hành vi gây nhầm lẫn về nhãn hiệu hàng hoá (hàng nhái), bao bì, kiểu dáng công nghiệp
+ Xâm phạm bí mật kinh doanh
Bí mật kinh doanh là thông tin có đủ các điều kiện sau đây: - Không phải là hiểu biết thông thường;
người nắm giữ thông tin đó có lợi thế hơn so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng thông tin đó; và
- Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để thông tin đó không bị tiết lộ và không dễ dàng tiếp cận được.
Theo quy của Luật Cạnh tranh, các hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh bị cấm bao gồm:
- Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của người sở hữu hợp pháp bí mật kinh doanh đó.
- Tiết lộ, sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh.
- Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc lừa gạt, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm tiếp cận, thu thập và làm lộ thông tin thuộc bí mật kinh doanh của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó.
- Tiếp cận, thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh của người khác khi người này làm thủ tục theo quy định của pháp luật liên quan đến kinh doanh, làm thủ tục lưu hành sản phẩm hoặc bằng cách chống lại các biện pháp bảo mật của cơ quan nhà nước hoặc sử dụng những thông tin đó nhằm mục đích kinh doanh, xin cấp giấy phép liên quan đến kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm.
Bảo vệ bí mật kinh doanh là yêu cầu sống còn của doanh nghiệp. Mỗi nước đều có cách thức, chế tài riêng nhằm giúp doanh nghiệp có được những “tấm khiên” hiệu quả.
+ Ép buộc trong kinh doanh
Ép buộc trong kinh doanh là hành vi của doanh nghiệp bằng cách đe doạ hoặc cưỡng ép khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó. Hành vi này có những đặc trưng:
Một là, đối tượng hướng đến của hành vi là khách hàng hoặc đối tác kinh
doanh của doanh nghiệp khác
Hai là, biểu hiện của hành vi là buộc những đối tượng trên không đươc
giao dịch hoặc ngừng giao dịch đối với doanh nghiệp khác bằng thủ đoạn đe doạ hoặc cưỡng ép.
Ba là, tính chất không lành mạnh của hành vi được chứng minh bằng các
hậu quả mà nó gây ra cho khách hàng và doanh nghiệp bị xâm hại.
+ Gièm pha doanh nghiệp khác
Gièm pha doanh nghiệp khác là hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
Hành vi này có những dấu hiệu cơ bản như sau :
- Thứ nhất, hình thức vi phạm là việc trực tiếp hoặc gián tiếp đưa thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác ;
- Hậu quả của hành vi là gây ảnh hưởng xấu tới uy tín, tình trạng tài
chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị thông tin nói đến.
+ Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác
Hành vi gây rối hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp khác bị cấm là hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
+ Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
Theo Luật Cạnh tranh, hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh bao gồm:
- So sánh trực tiếp hàng hóa, dịch vụ của mình với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác. Đây là hành vi quảng cáo so sánh, là việc các doanh nghiệp trong quá trình quảng cáo đưa ra những nội dung có tính so
sánh với sản phẩm của doanh nghiệp khác. Lý luận cạnh tranh phân chia hành vi quảng cáo so sánh với nhiều mức độ khác nhau:
Quảng cáo so sánh bằng, là hình thức so sánh mang tính dựa dẫm bằng việc cho rằng sản phẩm của mình có chất lượng, cung cách phục vụ hoặc tính năng giống như sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp khác.
Quảng cáo so sánh hơn, là hình thức quảng cáo cho rằng sản phẩm được quảng cáo có chất lượng tốt hơn, cung cách phục vụ hoặc tính năng hơn các sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp khác.
Quảng cáo so sánh nhất, là hình thức khẳng định vị trí số 1 của sản phẩm quảng cáo.
Luật Cạnh tranh năm 2004, quy định nghiêm cấm mọi hành vi quảng cáo so sánh bằng, so sánh nhất, so sánh hơn. Hành vi quảng cáo bị quy kết là hành vi cạnh tranh không lành mạnh khi thỏa mãn hai dấu hiệu:
Thứ nhất, thông tin trong sản phẩm quảng cáo giới thiệu về hàng hóa, dịch
vụ được quảng cáo bằng cách so sánh với sản phẩm, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác. Thông tin quảng cáo đề cập tới không chỉ nói đến sản phẩm được quảng cáo mà còn nói đến sản phẩm cùng loại của doanh nghiệp khác.
Thứ hai, hành vi quảng cáo so sánh phải là so sánh trực tiếp với sản
phẩm cùng loại của doanh nghiệp khác.
- Bắt chước sản phẩm quảng cáo để gây nhầm lẫn cho khách hàng, đây là việc dùng các thông tin, hình ảnh, âm nhạc, mầu sắc…giống với các sản phẩm của doanh nghiệp khác đã công bố trước đó với mục đích gây nhầm lẫn cho khách hàng về nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm.
- Quảng cáo đưa thông tin gian dối hoặc gậy nhầm lẫn cho khách hàng đối với một trong các nội dung sau: số lượng, chất lượng, công dụng, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, ngày sản xuất, thời hạn sử dụng, xuất xứ hàng hóa,
người sản xuất, nơi sản xuất, cách thức sử dụng, phương thức phục vụ, thời hạn bảo hành và các thông tinh gian dối gây nhầm lẫn cho khách hàng.
+ Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh
Luật Cạnh tranh quy định các hành vi cụ thể sau được coi là khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh:
- Tổ chức khuyến mại mà gian dối về giải thưởng.
- Khuyến mại không trung thực hoặc gây nhầm lẫn về hàng hóa, dịch vụ để lừa dối khách hàng.
- Phân biệt đối xử với khách hàng .
- Tặng hàng hóa cho khách hàng dung thử nhưng lại yêu cầu khách hàng đổi hàng hóa cùng loại do doanh nghiệp khác sản xuất mà khách hàng đang sử dụng.
- Các hoạt động khuyến mại mà pháp luật cấm.
Các hành vi khuyến mại bị coi là cạnh tranh không lành mạnh luôn mang bản chất:
Thứ nhất, lừa dối khách hàng bằng cách đưa những thông tin gian dối về
giải thưởng, không trung thực về hàng hóa, dịch vụ gây nhầm lẫn để lừa dối người tiêu dùng.
Thứ hai, phân biệt đối xử không chính đáng với các khách hàng cùng
điều kiện giao dịch nhưng ở những địa bàn khác nhau nhưng lại được hưởng những lợi ích không giống nhau trong cùng một chương trình khuyến mại.
Thứ ba, xóa bỏ thói quen tiêu dùng của khách hàng đối với những sản
phẩm của doanh nghiệp khác một cách không chính đáng. + Phân biệt đối xử của hiệp hội
Luật Cạnh tranh cũng quy định các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của hiệp hội ngành nghề bao gồm:
hiệp hội nếu việc từ chối đó mang tính phân biệt, đối xử, và làm cho doanh nghiệp đó gặp bất lợi trong cạnh tranh.
- Hạn chế bất hợp lý hoạt động kinh doanh hoặc các hoạt động khác, có liên quan tới mục đích kinh doanh của các thành viên.
+ Bán hàng đa cấp bất chính
Bán hàng đa cấp bị coi là bất chính khi có một trong những dấu hiệu sau: - Yêu cầu người muốn tham gia phải đặt cọc, phải mua một số lượng hàng hóa ban đầu hoặc phải trả một khoản tiền để được quyền tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp;
- Không cam kết mua lại với mức giá ít nhất là 90% giá hàng hóa đã bán cho người tham gia để bán lại;
- Cho người tham gia nhận tiền hoa hồng, tiền thưởng, lợi ích kinh tế khác chủ yếu từ việc dụ dỗ người khác tham gia mạng lưới;
- Cung cấp thông tin gian dối về lợi ích của việc tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp, thông tin sai lệch về tính chất, công dụng của hàng hóa để dụ dỗ người khác tham gia.
Trong số các hành vi này, một số hành vi thể hiện sự xâm hại trực tiếp đến đối thủ cạnh tranh như xâm phạm bí mật kinh doanh, gièm pha, quấy rối doanh nghiệp khác, một số hành vi có thể ảnh hưởng đến đối thủ cạnh tranh, đồng thời lại vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng như chỉ dẫn gây nhầm lẫn, quảng cáo và khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh.
Cuối cùng, Khoản 10 Điều 39 Luật Cạnh tranh quy định các hành vi
cạnh tranh không lành mạnh khác theo tiêu chí xác định tại khoản 4 Điều 3 của Luật này do Chính phủ quy định. Như vậy, trong trường hợp phát hiện
hành vi cạnh tranh có biểu hiện không lành mạnh mới xuất hiện trên thị trường thì cơ quan quản lý cạnh tranh, cơ quan quản lý ngành hay chính các
doanh nghiệp, hiệp hội trong ngành có thể kiến nghị với Chính phủ ban hành văn bản điều chỉnh để xử lý vi phạm.
Để nhanh chóng đưa Luật Cạnh tranh vào cuộc sống, các cơ quan chức năng đã ban hành 06 văn bản hướng dẫn thi hành về một số nội dung mang tính chất kỹ thuật chưa được quy định chi tiết trong Luật. Các văn bản này bao gồm:
- Nghị định số 05/2006/NĐ-CP ngày 09/01/2006 về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Hội đồng cạnh tranh;
- Nghị định số 06/2006/NĐ-CP ngày 09/01/2006 về việc thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý cạnh tranh;
- Nghị định số 116/2005/NĐ-CP ngày 15/09/2005 về việc Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh;
- Nghị định số 120/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh;
- Nghị định số 110/2005/NĐ-CP ngày 24/08/2005 về quản lý hoạt động bán hàng đa cấp;
- Thông tư số 19/2005/TT-BTM ngày 08/11/2005 hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định số 110/2005/ND-CP.