- Phối hợp với các doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng trong việc đố
MẠNH TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
3.1.1. Những căn cứ định hướng cạnh tranh trong nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tớ
trong thời gian tới
CTLM là một tình thế cạnh tranh mà không phải ai cũng muốn. Những người làm ăn gian dối hay những người chỉ nhìn thấy cái lợi trước mắt,.. là những người không muốn CTLM. Ngay trong số những người thua thiệt trong cạnh tranh, là nạn nhân của CTKLM, do thiếu phòng bị hoặc do chưa đủ khả năng để “luồn lách” trên thương trường cũng có không ít người đã muốn CTLM, vì vẫn nuôi hy vọng sẽ thực hiện hành vi CTKLM để giảm chi phí, thu về lợi nhuận cao.
Vì thế, để toàn dân nói chung, giới doanh nhân nói riêng, cùng nhất trí vươn tới một nền kinh tế có sự CTLM, cần phải cùng đứng trên một quan điểm thống nhất về sự cần thiết phải CTLM.
Với việc xác định những căn cứ định hướng cạnh tranh trong nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới sẽ trả lời câu hỏi là: Vì đâu cần xây dựng một sự CTLM trong nền kinh tế nước ta? Tại sao phải làm cho sự cạnh tranh, vốn đang chưa lành mạnh ở nước ta, trở nên lành mạnh trong tương lai. Chỉ khi đó
mới có thể dễ dàng nhất trí về các Dầu hiệu lành mạnh, cần có trong cạnh tranh giữa các doanh nhân Việt Nam trong thời gian tới.
Vậy những căn cứ đó là:
3.1.1.1. Mục tiêu chiến lược của Đảng CSVN trong công cuộc xây dựng đất nước.
Doanh nhân là công dân của đất nước, có nghĩa vụ chính trị, pháp lý và đạo lý, tuân thủ sự lãnh đạo của Đảng cầm quyền và của Nhà nước, do chính Đảng đó lãnh đạo.
Một trong những hành vi của doanh nghiệp, doanh nhân phải tuân thủ sự lãnh đạo của Đảng cầm quyền và của Nhà nước, do Đảng đó xây dựng và lãnh đạo, là hành vi cạnh tranh, vì hành vi này chứa đựng hầu hết các quan hệ xã hội trên lĩnh vực kinh tế
Vì thế, khi định hướng cạnh tranh, doanh nghiệp, doanh nhân và QLNN đối với doanh nghiệp trong cạnh tranh, phải thấm nhuần trong nhận thức và quán triệt trong hành vi là những tư tưởng cơ bản của Đảng trong lãnh đạo xây dựng đất nước nói chung, nền kinh tế nói riêng.
3.1.1.2. Việt Nam đã hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế
Việt Nam đã tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế nhất định. Nhưng tại sao lại coi việc hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam là một căn cứ định hướng lành mạnh cho sự cạnh tranh trong nền kinh tế Việt Nam?.
Mối liên quan là ở chỗ:
Một là, các thiết chế WTO và ASEAN nghiêm cấm các hành vi không
lành mạnh trong cạnh tranh. Các quy chế “chống độc quyền”, “chống bán phá giá”, Công ước về “Quyền sở hữu trí tuệ”,.. là những “biên vạch” mà mọi doanh nhân, của bất kể nước thành viên nào của ASEAN hoặc WTO, cũng không được chạm vào. Nếu chạm vạch, Doanh nhân đó, thậm chí, Quốc gia có Doanh nhân đó, sẽ bị “trừng phạt”, tùy lỗi nặng nhẹ.
nhân Việt Nam phải CTLM, buộc nhà nước Việt Nam phải quản lý các doanh nghiệp, doanh nhân của mình để họ cạnh tranh đúng luật quốc tế.
Hai là, doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam ngày nay không chỉ quan hệ
kinh doanh với nhau, không chỉ cung ứng hàng hóa cho người Việt nội đia, mà quan hệ với nhiều doanh nghiệp, doanh nhân và người tiêu dùng của các quốc gia thành viên của ASEAN và WTO. Điều đó có nghĩa là, mọi hành vi CTKLM nếu có của doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam sẽ không “trụ nổi” trong môi trường này, tức sẽ bị “tiêu diệt” theo nhiều cách. Khi đó, các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam sẽ phá sản, thất bại. Nếu đến lúc ấy, các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam mới tỉnh ngộ và làm lại từ đầu để có uy tín trên thị trường quốc tế thì “cơ hội và thuận lợi”, do hội nhập kinh tế quốc tế đưa lại, như lâu nay ta vẫn nói khi phân tích lợi của việc hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta, sẽ mất đi.
3.1.1.3. Xã hội Việt Nam nói chung, người tiêu dùng Việt Nam nói riêng, đã ngày càng đủ điều kiện tẩy chay CTKLM
Điều trên có nghĩa là, không chỉ thị trường và người tiêu dùng quốc tế cấm hoặc tẩy chay CTKLM, mà ngay thị trường và người tiêu dùng trong nước Việt Nam ta cũng đã đến lúc cần “mạnh tay” với hành vi không lành mạnh trong cạnh tranh.
Mặc dù hoạt động CTKLM ở Việt Nam đã có từ lâu nhưng do đời sống của phần đông dân ta còn thấp, một bộ phận dân trí cũng còn thấp, quyền dân chủ trong tiêu dùng của người tiêu dùng chưa được pháp luật bảo đảm trieetj để nên hoạt động CTKLM vẫn có đất tồn tại, thậm trí phát triển. Nhưng ngày nay, mọi hạn chế trên của xã hội, của người tiêu dùng, đều đã được hóa giải nhiều phần. Trong xã hội vẫn còn nhiều người có mức sống thấp, nhưng do sự phân hóa giầu nghèo ở nước ta khá lớn, nên đã xuất hiện bộ phận trung lưu của xã hội. Bộ phận này đang đông lên gấp bội. Điều đó khiến cho số người
“tiêu dùng thông minh” tăng lên đáng kể, họ đã đấu tranh, tẩy chay những hành vi CTKLM.
3.1.1.4. Sự có hạn nhiều mặt của doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam và của bộ máy QLNN Việt Nam trong việc chống CTKLM
Trong việc định hướng phấn đấu cho sự lành mạnh trong cạnh tranh, từ căn cứ trên cần nhận rõ mấy điều cụ thể như sau:
Một là, nền tảng văn hóa của doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam còn
có hạn, chưa có truyền thống văn hóa lâu đời trong hoạt động sản xuất kinh doanh. “Di sản” này do nền kinh tế tiểu nông, tiểu thương của quá khứ phong kiến để lại, lại bị tác động của nền kinh tế thời chiến kéo dài nhiều năm và cơ chế QLNN kiểu tập trung, bao cấp làm cho biến dạng. Vì thế, ngày nay, khi bước vào nền kinh tế thị trường, nhiều doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam còn quá lạc hậu với văn minh thương mại, ý thức không sâu sắc về cái xấu của hành vi không lành mạnh trong cạnh tranh của mình, thậm chí, đến lúc bị kết tội mới biết là mình có tội.
Hai là, sức ép cuộc sống quá lớn đối với doanh nghiệp, doanh nhân,
trong khi năng lực bản thân có hạn, đôi khi buộc họ phải có những hành vi CTKLM. Điều đó có nghĩa là, một số doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam tiến hành các biện pháp CTKLM không phải chỉ vì không biết việc làm đó là sai, mà trong nhiều trường hợp, còn là vì không đủ khả năng thực hiện hành vi lành mạnh, trong khi cuộc sống bản thân và gia đình quá bức xúc, khiến họ nhắm mắt làm bừa. Hành vi làm hàng giả, hàng nhái thường là xuất phải từ tình cảnh đó. Bởi vì, nếu muốn làm hàng thật, nhãn mác thật phải mua bản quyền hoặc đóng phí để gia nhập Hãng chính hiệu, rồi đóng vai chi nhánh sản xuất của chính Hãng. Làm được điều đó là đúng luật, nhưng cũng tốn kém. Vì thế, để đỡ tốn và đơn giản, họ làm hàng như thật rồi mượn kiểu dáng công
nghiệp của chính Hãng để luồn sản phẩm của mình vào, hoặc làm hàng giả nhưng “mượn vỏ” của chính Hãng.
Ba là, sự hữu hạn của năng lực QLNN của nhà nước ta trong việc chống
CTKLM.
Việc chống CTKLM không chỉ đơn gian là việc ban hành Luật, tuyên cáo những hành “bị cấm” trong cạnh tranh, mà còn là một khối khổng lồ công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra và xét xử. Công việc này ở nước ta đang quá tải trên nhiều lĩnh vực. Chỉ riêng việc chống tội phạm ma túy, mại dâm, tham nhũng,.. cũng đã thấy là lực lượng bảo vệ pháp luật ngày càng tỏ ra đuối sức, đôi khi bất lực. Mà đó là những tội lỗi làm nhức nhối xã hội, việc chống các tội phạm này thường được toàn dân đồng tình, cộng tác. Còn việc chống CTKLM thì không phải lúc nào cũng có lợi thế lòng dân đó, lại diễn ra tràn ngập trên từng ngõ ngách cuộc sống được thực hiện bằng gần như tất cả các nhà sản xuất kinh doanh.
Những điều trên được coi là một trong những căn cứ định hướng lành mạnh cho cạnh tranh trong kinh tế ở Việt Nam hiện nay.