- Phối hợp với các doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng trong việc đố
2.3. Đánh giá hoạt động QLNN trong việc chống hành vi CTKLM
Thông qua việc phân tích thực trạng về hành vi CTKLM trên thị trường Việt Nam trong thời gian qua, cũng đã phần nào phản ánh sự hữu hạn trong công tác QLNN nhằm chống lại các hành vi CTKLM này.
Tuy mức độ gay gắt, quyết liệt của những hành vi CTKLM trên thị trường nước ta thời gian qua chưa thể như ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển nhưng cũng đã gây ra rất nhiều tiêu cực cho nền kinh tế, ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp, của người tiêu dùng và lợi ích xã hội nói chung. Các thủ đoạn CTKLM ngày càng phức tạp, tinh vi, xảo quyệt rất khó kiểm soát. Trật tự kinh doanh công bằng đang có nguy cơ bị phá vỡ, nền kinh tế quốc gia sẽ phải đối phó với những khủng hoảng nghiêm trọng bởi sự phá sản hàng loạt của các doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước. Trong cuộc chiến không lành mạnh giữa các đối thủ cạnh tranh, không thể không ảnh hưởng đến lợi ích người tiêu dùng - đối tượng mà người ta vẫn gọi là "thượng đế". Có cảm giác là người tiêu dùng Việt nam hiện nay đang bị lừa dối nhiều bởi sự quảng cáo thiếu trung thực, bởi lượng hàng giả, hàng nhái nhiều vô kể trên thị trường. Những "thượng đế" này, tự mình không đủ sức xác định một cách chính xác chất lượng hàng hoá
đang lưu thông, trừ phi họ đã sử dụng và phải gánh chịu hậu quả. Quyền lợi của họ đang rất cần được bảo vệ từ phía các cơ quan nhà nước, các quy định của pháp luật và các công cụ trấn áp của quyền lực nhà nước.
Bên cạnh đó là các nhà kinh doanh vừa và nhỏ, các nhà kinh doanh lành mạnh đang bị sức ép nặng nề từ các đối thủ đầy tiềm năng về sức mạnh kinh tế và những thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh.
Không chỉ lợi ích của doanh nghiệp, doanh nhân và lợi ích người tiêu dùng bị xâm hại mà lợi ích của nhà nước, của xã hội cũng bị tổn thất bởi các hành vi kinh doanh không lành mạnh... Kèm theo đó là đạo đức kinh doanh của nhà kinh doanh, sự tha hoá biến chất của một bộ phận CBCC nhà nước bởi hành vi tham nhũng (đặc biệt là hối lộ) của họ đến mức là một quốc nạn.
Thực tế là như vậy, và trong thời gian qua, các cơ quan chức năng trong bộ máy QLNN về kinh tế cũng đã tích cực thực hiện chức năng của mình để nhằm chống hành vi CTKLM, đảm bảo xây dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh, trong đó mọi quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng, của doanh nhân, của xã hội. Tuy đã có những thành quả nhất định nhưng vẫn chưa thể nói là có sự thành công trong việc hạn chế các hành vi CTKLM. Thực trạng hoạt động QLNN nhằm hạn chế hành vi này vẫn còn nhiều bất cập và khó khăn.
Trước hết, cần nói đến những hạn chế và khó khăn về hệ thống pháp luật chống cạnh tranh của nước là, là cơ sở để thực hiện mọi sự QLNN đối với hành vi CTKLM.
Hiện nay, nếu chỉ với những quy định pháp luật hiện hành, dù cho có được thực thi một cách nghiêm chỉnh cũng chưa đủ điều kiện về tiền đề pháp lý để chống lại các hành vi CTKLM đã, đang và sẽ diễn ra.
Bởi vì, các quy định pháp luật đó vừa nằm rải rác ở rất nhiều văn bản thuộc các lĩnh vực khác nhau, thiếu tính thống nhất. Tuy đã có Luật Cạnh
tranh, trong đó có chế định chống CTKLM, những bên cạnh đó tại nhiều Đạo luật khác như Luật Sở hữu trí tuệ, Sở hữu công nghiệp, Pháp lệnh Giá, quảng cáo vẫn có những quy định về các hành vi CTKLM. Đồng thời, tại các quy định này cũng chưa hoàn toàn rõ những dấu hiệu đặc trưng của hành vi vi phạm, hoặc có nêu cũng rất khó có thể định hình một cách cụ thể các hành vi này trong quá trình xử lý vụ việc. Vì thế, việc thực thi có nhiều hạn chế, hay nói cách khác, hiệu quả không cao. Chẳng hạn :
Một số hành vi cạnh tranh không lành mạnh được quy định một cách liệt kê tại điều 8, điều 9 của Luật thương mại nhưng cho đến nay chúng vẫn chưa được giải thích và hiểu một cách rõ ràng. Trong trường hợp nào, việc bán hàng với giá thấp hơn so với chi phí không bị xem là hành vi cạnh tranh không lành mạnh?; Giới hạn của quảng cáo so sánh đến đâu là được phép? Hơn nữa các quy định hiện hành cũng chưa xác định được đầy đủ những hành vi cạnh tranh không lạnh mạnh khác như : đút lót cho nhân viên của người cung cấp hàng hoá, của người làm đại lý để nhận được sự ưu đãi hơn các đại lý khác trong việc cung cấp hàng hoá; cung cấp tài liệu, tiết lộ bí mật kinh doanh của người đại diện hay người giúp việc cho đối tác cạnh tranh; lợi dụng phá sản để bán các loại hàng hoá nằm ngoài danh mục tài sản bị phá sản có bị coi là cạnh tranh không lành mạnh không?
Trên một số lĩnh vực như quảng cáo, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá thương mại ... tuy đã có các văn bản pháp luật có liên quan điều chỉnh nhưng mục đích chính của các văn bản đó không phải là nhằm duy trì cạnh tranh lành mạnh nên nội dung chống cạnh tranh không lành mạnh còn sơ lược, chung chung.
Bên cạnh những thiếu sót của hệ thống pháp luật quy định về CTKLM, thì cơ chế đảm bảo trật tự cạnh tranh lành mạnh cũng chưa được xác lập phù hợp, vững chắc. Điều này, cũng là tạo điều kiện cho các hành vi CTKLM
càng có cơ hội phát triển. Bởi nếu, không được quản lý chặt chẽ, không được tạo điều kiện để cạnh tranh lành mạnh thì sẽ rất rễ ràng nẩy sinh hành vi CTKLM. Kinh nghiệm của các nước cho thấy, ngay cả khi xây dựng được một hệ thống cơ quan chuyên trách thực hiện QLNN đấu tranh chống các hành vi CTKLM thì kết quả vẫn còn nhiều hạn chế, trong khi đó, ở nước ta lại chưa có cơ quan nào chuyên trách. Hiện mới chỉ có một Ban (Ban điều tra và xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, thuộc Cục quản lý cạnh tranh). Với một đơn vị cấp Ban khá khiêm tốn, biên chế có hạn những lại phải đảm nhận một số lượng công việc khổng lồ, có tính chất phức tạp, tồn tại ở nhiều nơi, nhiều lĩnh vực như hành vi CTKLM thiết nghĩ, đơn vị này sẽ không thể đảm trách được trách nhiệm nặng nề đó. Do vậy, hiệu quản QLNN trong lĩnh vực này sẽ hữu hạn.
Thêm một thực tế nữa về sự hữu hạn của công tác QLNN nhằm chống lại các hành vi CTKLM, đó chính là sự hạn chế trong công tác phối hợp, hợp tác giữa các cơ quan có chức năng QLNN về kinh tế đối với hoạt động chống CTKLM. Thực tế đang tồn tại một nghịch lý là, nhiều cơ quan phụ trách các lĩnh vực kinh tế có liên quan như cơ quan quản lý giá, cơ quan quản lý hoạt động thương mại, cơ quan quản lý quảng cáo...ít nhiều, theo quy định của pháp luật lĩnh vực này, họ có trách nhiệm thực hiện chống CTKLM. Nhưng vì công tác chống CTKLM không phải là nhiệm vụ chính của các đơn vị này hoặc chỉ là nhiệm vụ nhỏ nên họ ít quan tâm đến hiệu quả đạt được, ít có sự chủ động phối hợp đấu tranh.
Bên cạnh những hạn chế về các quy định pháp lý tạo cơ sở cho hoạt động QLNN chống các hành vi CTKLM và sự hạn chế về cơ chế quản lý vấn đề này thì một khó khăn lớn hiện nay mà các cơ quan quản lý đang gặp phải đó là khó khăn về nguồn nhân lực để đảm trách công việc này. Như đã phân tích ở trên, chỉ có Ban điều tra và xử lý các vấn đề cạnh tranh không lành
mạnh trực tiếp đảm nhiệm công tác chống CTKLM. Những cán bộ này họ phải đảm nhận từ khâu nhận khiếu nại, điều tra, xử lý các hành vi CTKLM, trong khi đó thời gian để xử lý mỗi một vụ việc theo quy định của pháp luật là 90 ngày, có thể gia hạn thêm những trường hợp đặc biệt. Hơn nữa, có nhiều hành vi CTKLM rất khó điều tra, định tội, do nó rất phức tạp và khó định hình. Chính điều này gây khó khăn nhất cho các cán bộ điều tra về vấn đề này. Với từng đó vấn đề, nếu chỉ nhẩm tính thôi thì một cán bộ, trong một năm có thể giải quyết bao nhiêu vụ việc về CTKLM. Chưa kể, năng lực của đội ngũ CBCC này cũng có những hạn chế nhất định, hoặc họ chỉ được đào tạo trong một lĩnh vực chuyên môn nhất định. Trong khi đó, các hành vi CTKLM thì có ở khắp mọi ngành kinh tế- kỹ thuật, từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ…Như vậy, không phải bất cứ CBCC nào cũng có thể xử lý mọi hành vi CTKLM ở tất cả các lĩnh vực. Đây chính là những hạn chế rất lớn đối với đội ngũ cán bộ thực hiện nhiệm QLNN nhằm chống lại hành vi CTKLM.
Chương 3