- Cạnh tranh không hoàn hảo
Ở VIỆT NAM 2.1 Tình hình CTKLM ở Việt Nam
2.1.1. Một số hành vi CTKLM điển hình
Trên thực tế thị trường Việt Nam hiện nay xuất hiện rất nhiều các hành vi CTKLM của các doanh nghiệp và doanh nhân. Các hành vi này, xuất hiện khá phổ biến ở nhiều ngành, lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ. Qua nghiên thực tế về các hành vi này, chúng tôi lựa chọn đưa ra một số hành vi CTKLM điển hình:
2.1.1.1. Hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn
Có thể nói, có rất nhiều các hành vi cạnh tranh là những hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn cho khách hàng và người tiêu dùng. Hành vi này được hiểu là chỉ dẫn chứa đựng thông tin gây nhầm lẫn về tên thương mại, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, bao bì, chỉ dẫn địa lý và các yếu tố khác để làm sai lệch nhận thức của khách hàng về hàng hóa, dịch vụ nhằm mục đích cạnh tranh.
Trên thị trường Việt Nam hiện nay hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn đang được thực hiện công khai với nhiều thủ đoạn khác nhau như:
+ Hành vi gây nhầm lẫn về tên gọi xuất xứ hàng hoá, chỉ dẫn địa lý
Các hành vi CTKLM xâm phạm đến tên gọi xuất xứ hàng hoá tuy chưa phổ biến so với nhiều loại hành vi CTKLM khác, nhưng cũng không phải là hiếm, chủ yếu tập trung vào những địa danh có "đặc sản nổi tiếng riêng có", điển hình là tên gọi xuất xứ "Gạo tám thơm Hải Hậu" được in trên bao bì của
nhiều loại gạo không có xuất xứ từ huyện Hải Hậu của tỉnh Nam Định; hay những chỉ dẫn địa lý có danh tiếng lâu năm trên thị trường thế giới như Made in Japan, Made in USA, Made in Italy, Made in UK, Made in Korea v.v.. cũng thường bị lợi dụng sử dụng để gắn vào các sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam, đánh vào tâm lý sính đồ ngoại của đa số người tiêu dùng Việt Nam. Các sản phẩm sử dụng chỉ dẫn địa lý gây nhầm lẫn này thường rất đa dạng từ quần áo, nồi cơm điện cho đến mỹ phẩm, giày dép…[18]
+ Hành vi gây nhầm lẫn về nhãn hiệu hàng hoá (hàng nhái), bao bì, kiểu dáng công nghiệp
Có thể nói đây là các hành vi vi phạm rất phổ biến và cũng khá đa dạng trên thị trường. Hành vi gây nhầm lẫn về nhãn hiệu hàng hoá đều tập trung vào những nhãn hiệu nổi tiếng, vì đây được coi là một lợi thế kinh doanh đặc biệt quan trọng, tạo nên lợi thế so sánh về sản phẩm. Các sản phẩm bị sử dụng chỉ dẫn dễ gây nhầm lẫn về nhãn hiệu rất đa dạng từ nước uống, bột giặt, máy móc cho đến dược phẩm…..có nhiều loại sản phẩm nhái loại nước tăng lực Redbull của Thái Lan, hay cũng có nhiều loại nước lọc nhái sản phẩm nước lọc Joy của công ty Coca Cola thành Joyer hay nhái Lavie, một thương hiệu nước lọc nổi tiếng thành Laville, La Vier…Có thế thấy đây là hành vi cạnh tranh không lành mạnh thực sự gây nguy hại cho xã hội khi các sản phẩm bị giả mạo các chỉ dẫn thương mại là các sản phẩm kém chất lượng.
2.1.1.2. Hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh
Bảo vệ bí mật kinh doanh là yêu cầu sống còn của doanh nghiệp. Mỗi nước đều có cách thức, chế tài riêng nhằm giúp doanh nghiệp có được những “tấm khiên” hiệu quả. Tuy nhiên, ở Việt Nam điều này vẫn khiến doanh nghiệp đau đầu.
Trên thực tế hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh rất đa dạng. ở Việt Nam, khái niệm bí mật kinh doanh cũng như vấn đề bảo vệ, gìn giữ bí mật
kinh doanh còn khá mới mẻ và chưa thực sự được coi trọng. Các chế tài xử lý đối với hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh cũng chưa thực sự nghiêm khắc (chủ yếu áp dụng biện pháp dân sự, hành chính). Điều này một phần là do hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh khi ít ảnh hưởng lớn tới người tiêu dùng và toàn xã hội mà chỉ ảnh hưởng tới chủ sở hữu nó. Do vậy, biện pháp tốt nhất hiện nay đối với doanh nghiệp để bảo vệ bí mật kinh doanh của mình là tự thiết lập các chiến lược, kỹ thuật bảo mật. Lãnh đạo của một số doanh nghiệp lớn của Việt Nam đã quan tâm chú trọng đến vấn đề này. Họ đã thiết kế một quy trình bảo mật và chia thành nhiều phần. Mỗi phần giao cho một bộ phận đảm trách, các bộ phận này có nghĩa vụ giữ tuyệt đối bí mật. Công thức và công đoạn quan trọng nhất trong quy trình công nghệ do Giám đốc công ty trực tiếp nắm giữ (Công ty rượu bia nước giải khát Anh Đào, Công ty cà phê Trung Nguyên...). Đối với những cơ sở sản xuất nhỏ, việc bảo vệ bí mật kinh doanh thường thực hiện theo phương thức cha truyền, con nối.
Để bảo vệ bí mật kinh doanh, các công ty nước ngoài khi chuyển giao công nghệ vào Việt Nam cũng đặc biệt chú trọng đến việc chuyển giao những khâu kỹ thuật quan trọng.
2.1.1.3. Ép buộc trong kinh doanh
Ép buộc trong kinh doanh là hành vi của doanh nghiệp bằng cách đe doạ hoặc cưỡng ép khách hàng, đối tác kinh doanh của doanh nghiệp khác để buộc họ không giao dịch hoặc ngừng giao dịch với doanh nghiệp đó.
Hành vi này có thể thấy cụ thể qua vụ việc của doanh nghiệp vận tải hành khách Thuận Thảo bị một số doanh nghiệp vận tải hành khách bằng ôtô tuyến Quy Nhơn (Bình Định) - Bến xe Miền Đông (Thành phố Hồ Chí Minh) cản trở, gây rối, đe dọa không cho doanh nghiệp này cùng tham gia vận tải hàng khách trên tuyến đường này. Các doanh nghiệp này đã có hành vi ngăn cản, đe dọa, lôi hành khách khỏi xe khách Thuận Thảo, cho người nằm trước
xe không cho xuất bến, hay tình trạng “dàn quân” tại bến xe khách Trung tâm Quy Nhơn ngày 25 tháng 5 năm 2006, có các hành vi tập trung số đông đe dọa cán bộ tham gia dự cuộc họp do Bộ Giao thông vận tải chủ trì tại Bến xe Miền Đông, Thành phố Hồ Chí Minh để giải quyết vụ việc trong hai ngày 29,30 tháng 5 năm 2006 rõ ràng là các hành vi gây mất trật tự xã hội và có lối hành xử kiểu “xã hội đen”.
2.1.1.4. Gièm pha doanh nghiệp khác
Gièm pha doanh nghiệp khác là hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp đưa ra thông tin không trung thực về doanh nghiệp khác, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, tình trạng tài chính và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
Trên thị trường Việt Nam trong những năm qua đã xuất hiện nhiều xấu hiệu của hành vi gièm pha doanh nghiệp được lưu truyền bằng nhiều phương tiện thông tin đại chúng, đến các biện pháp tin đồn, rỉ tai…Hầu hết các vụ việc cho đến này vẫn chưa xác định được người vi phạm do tính chất phức tạp của vụ việc và các quan hệ rằng dây của thông tin khi lưu truyền trong xã hội Hoặc có phát hiện người vi phạm những vẫn chưa có biện pháp xử lý thích đáng. Như vụ việc trong năm 2007, Công ty liên doanh Lavie nhận được hàng loạt phản hồi của khách hàng đề nghị giải trình về kết luận rằng chất lượng nước của công ty có vấn đề. Người đưa ra kết luận về “vấn đề” của các sản phẩm này chính là một tình nguyện viên của Công ty cổ phần sản xuất - thương mại TQH Thăng Long sau khi dùng một loại bút thử TDS (tổng lượng chất rắn hòa tan) và một bộ điện phân chưa rõ nguồn gốc để thử nước của Lavie đang được sử dụng tại công ty ACE. Trên thực tế nước uống của Lavie không có vấn đề về chất lượng nhưng với hành động gièm pha như trên đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới hình ảnh, chất lượng sản phẩm của công ty Lavie và làm cho nhiều người tiêu dùng lo ngại.
2.1.1.5. Hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của người khác
Hành vi gây rối hoạt động kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp khác bị cấm là hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp cản trở, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó.
Ví dụ về hành vi gây rối hoạt động kinh doanh của người khác, tương tự như vụ việc của công ty vận tải hành khách Thuận Thảo, Tập đoàn Mai Linh bị 26 chủ xe cùng khai thác trên tuyến Quảng Ngãi- Đà Nẵng gây rối bằng việc đưa phụ nữ và trẻ con ra để làm áp lực để buộc Mai Linh ngừng khai thác tuyến đường này. Đây có thể coi là hành vi gây rối hoạt động kinh doanh hợp pháp của Tập đoàn Mai Linh.
2.1.1.6. Hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
Trên thực tế có thể thấy hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường nước ta là khá phổ biến và có rất nhiều hình thức khác nhau và rất nhiều hình thức bị biến tướng, lợi dụng để cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp với nhau. Trong đó là hành vi quảng cáo so sánh như ảnh ba chiều chiếc cốc đỏ của Nestle được đưa ra so sánh với nhãn hiệu G7 trong quảng cáo của cà phê Trung Nguyên hay Hay Viettel khi thực hiện bảng so sánh với giá cước dịch vụ của VNPT để khách hàng thấy được ưu điểm dịch vụ của mình cũng đa vi phạm nghiêm trọng các quy định về quảng cáo so sánh. Hoặc những nhà cung cấp dịch vụ thường tăng phí và phụ phí nhưng lại không đề cập tới trong mức giá quảng cáo. Đáng chú ý nhất trong trường hợp này là hình thức "hàng không giá rẻ". Sự xuất hiện của các hãng hàng không giá rẻ như Jestar, Tiger airways, đã đưa ra một loạt chiêu thức quảng cáo mang tính cạnh tranh không lành mạnh để thu hút khách. Những lời quảng cáo, chỉ với 25 USD là có thể "bay" sang Singapore, Thái Lan... của các hãng hàng không này, khác xa với thực tế diễn ra. Giá bị đội lên rất nhiều khi tính gộp các khoản phí và phụ phí khác như lệ phí sân bay, ăn uống... mà chưa thấy nhắc đến trong quảng cáo.[5]
2.1.1.7. Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh
Hiện nay có nhiều hình thức khuyến mại được thừa nhận rộng rãi như tặng hàng mẫu cho khách hàng dùng thử mà không mất tiền, tặng hàng hóa, cung ứng dịch vụ không lấy tiền, bán hàng với giá thấp hơn giá trước đó, tổ chức giải thưởng lấy tiền….Nhưng các hình thức này có giới hạn về không gian, thời gian và giá trị của chương trình khuyến mại.
Đây cũng là hành vi cạnh tranh không lành mạnh thường được một số doanh nghiệp sử dụng trong từng thời điểm nhất định. Ví dụ như theo công bố của Ban Điều tra và Xử lý các hành vi cạnh tranh không lành mạnh, thì Công ty Massan cũng đưa ra chương trình khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh tại Thành phố Hồ Chí Minh. Công ty này đưa ra chương trình khuyến mại bột canh, người tiêu dùng có thể đem gói bột canh dùng dở đến đổi lấy sản phẩm Massan. Hành vi này được quy định là một trong các hành vi khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh: “Tặng hàng hoá cho khách hàng dùng thử, nhưng lại yêu cầu khách hàng đổi hàng hoá cùng loại đang sử dụng do doanh nghiệp khác sản xuất”.
2.1.1.8. Phân biệt đối xử hiệp hội
Việc thành lập hiệp hội nhằm liên kết giữa các doanh nghiệp độc lập trong ngành hoặc nghề là nhu cầu phát triển tất yếu của nền kinh tế hiện đại tạo ra sức mạnh chung của ngành nghề đó. Tuy nhiên hoạt động của hiệp hội đó có thể dẫn đến những biểu hiện tiêu cực do sự chi phối của những thế lực trong hiệp hội đó.
2.1.1.9. Bán hàng đa cấp bất chính
Bán hàng đa cấp là hoạt động mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người tiêu dùng như mua được hàng trực tiếp từ nhà sản xuất trách được nạn hàng giả, đối với các doanh nghiệp bán hàng thì tiết kiệm được chi phí quảng cáo, chiết khấu đại lý, chi phí vận chuyển…..
Trên thực tế, rất nhiều công ty đăng ký kinh doanh bán hàng đa cấp, nhưng trong quá trình hoạt động của mình họ đã sử dụng các phương pháp bán hàng đa cấp bất chính. Ví dụ như khi tiến hành xem xét hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Sinh Lợi và xác định những vi phạm pháp luật của công ty này trong hoạt động bán hàng đa cấp như không cung cấp tài liệu cho người có dự định tham gia mạng lưới bán hàng đa cấp; yêu cầu người muốn tham gia mạng lưới phải đặt cọc; không mua lại hàng hoá của người tham gia khi chấm dứt hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp…. hoặc như tại Công ty TNHH Thiên Ngọc Minh Uy ở TP. Hồ Chí Minh yêu cầu khách hàng muốn tham gia mạng lưới kinh doanh phải tích lũy được 2 triệu khách hàng mới được ký hợp đồng, đó là những hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh.
2.1.1.10. Hành vi CTKLM liên quan đến lĩnh vực giá
Trong lĩnh vực giá, có rất nhiều những hành vi cạnh cạnh có thể được coi là hành vi CTKLM như định giá sai, bịa đặt, loan tin sai về giá, bán phá giá thị trường…
Ví dụ Hoạt động mua, bán ngoại tệ và vàng là hoạt động kinh doanh bình thường của các tổ chức tín dụng nếu được Ngân hàng nhà nước cấp phép. Tuy nhiên, nếu một tổ chức tín dụng hoặc nhóm tổ chức tín dụng lợi dụng quyền này, thỏa thuận đầu cơ nhằm lũng đoạn tỷ giá ngoại tệ, vàng và thị trường tiền tệ thì hậu quả sẽ rất tai hại. Trước hết, hành vi này sẽ ảnh hưởng đến hoạt động cạnh tranh bình thường trong lĩnh vực ngân hàng, ảnh hưởng đến việc kinh doanh ngoại tệ và vàng của các tổ chức tín dụng khác. Bên cạnh đó, tỷ giá ngoại tệ và giá vàng có tác động rất lớn đến nền kinh tế. Do vậy, mọi sự biến động của những chỉ số này chắc chắn sẽ tác động trực tiếp đến sự bình ổn của nền kinh tế và hệ thống ngân hàng trong đó.
2.1.1.11. Hành vi CTKLM trong lĩnh vực quảng cáo
Đối với hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh cũng là một hành vi cạnh tranh khá phổ biến trên thị trường nước ta hiện nay. Ví dụ
doanh nghiệp Kim Đan là nhà sản xuất nệm cao su tự nhiên lớn nhất tại TP. Hồ Chí Minh. Và doanh nghiệp này đã đăng quảng cáo trên 5 tờ báo lớn với nội dung như sau: “Đối với nệm lò xo, do tính chất không ưu việt của nguyên liệu sản xuất nên chất lượng nệm sẽ giảm dần theo thời gian. Nếu độ đàn hồi của lò xo cao, lò xo dễ bị gãy, gây nguy hiểm cho người sử dụng. Đối với nệm nhựa tổng hợp poly-urethane (nệm mút xốp nhẹ) tính dẻo ưu việt nên không có độ đàn hồi, mau bị xẹp. Chính vì những lý do đó mà Kim đan hoàn toàn không sản xuất nệm lò xo cũng như nệm nhựa poly-urethane. Tất cả các sản phẩm của Kim đan đều được làm từ 100% cao su thiên nhiên, có độ bền cao và không xẹp lún theo thời gian...”[5]. Do đó, sau khi xuất hiện quảng cáo này, có tới 3 doanh nghiệp sản xuất đệm lò xo và đệm mút đã khởi kiện Kim Đan. Tương tự, đó là trường hợp của Trường hợp Công ty Xuân Lộc Thọ cũng có những đoạn quảng cáo gây nhầm lẫn xuất xứ, nguồn gốc của sản phẩm. Công ty này quảng cáo: “Hàng Mỹ không đắt như bạn nghĩ”. Bất cứ khách hàng nào khi đọc đoạn quảng cáo trên thì đều nghĩ đến những sản phẩm có xuất xứ từ Mỹ và được bán với giá cả hợp lý. Thế nhưng, Công ty Xuân Lộc Thọ lại giải thích “Mỹ” ở trong đoạn quảng cáo đó không phải là nước Mỹ mà là “mỹ thuật”[5].
2.1.1.12. Các hành vi CTKLM trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ
Hiện nay cạnh tranh không lành mạnh trong sở hữu trí tuệ hiện đang là vấn đề nóng và diễn ra thường xuyên, ở tất cả mọi lĩnh vực ngành nghề gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của doanh nghiệp và gây ra sự nhầm lẫn, lừa dối đối với người tiêu dùng. Chúng ta có thể thấy được trên thị trường Việt Nam việc vi phạm này là cực kỳ phổ biến, ví dụ trường hợp của Công ty