- Phối hợp với các doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng trong việc đố
MẠNH TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
3.1.2. Phương hướng cần đạt được về sự lành mạnh trong cạnh tranh trong nền kinh tế Việt Nam
trong nền kinh tế Việt Nam
Về lý thuyết, không có vấn đề “Phương hướng cần đạt về sự lành mạnh trong cạnh tranh..”, bởi vì sự lành mạnh trong cạnh có chuẩn của nó. Đặt ra “phương hướng” có thể làm hiểu lầm sang việc đưa ra tiêu chuẩn riêng cho việc chống CTKLM. Tuy nhiên, tính tới điều kiện thực tiễn mọi mặt, việc định ra mức độ lành mạnh trong cạnh tranh cần có trong những thời điểm nhất định để từ đó dồn sức QLNN để tạo ra cho được mức độ lành mạnh đó, cũng là điều hợp lý.
phân tích ở trên. Theo chúng tôi, sự CTLM trong kinh tế trong thời gian tới cần hướng tới các mục tiêu nhất định như sau:
3.1.2.1.Doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam tuân thủ đầy đủ và nghiêm chỉnh các chuẩn mực cạnh tranh trong thể chế của ASEAN và WTO
Có nghĩa là, nếu doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam chưa thể thực hiện CTLM theo chuẩn mực quốc gia hoặc các chuẩn mực đạo lý truyền thống của Việt Nam, thì chí ít cũng thực hiện được các yêu cầu về CTLK, được quy định trong các thể chế của ASEAN và WTO.
Đặt ra điều này cho doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam trong cạnh tranh là xuất phát từ mấy lẽ sau đây:
Một là, vì ý nghĩa và tầm quan trọng của việc tuân thủ thể chế ASEAN và
WTO của các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam. Tầm quan trọng này lại xuất phát từ tầm quan trọng của việc hội nhập kinh tế quốc tế của Việt nam.
Hai là, việc tuân thủ thể chế ASEAN và WTO về cạnh tranh đã là một
việc quá sức đối với doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam. Vì doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam chưa quen quan hệ cạnh tranh trên thị trường quốc tế, lại càng quá sức hơn, nếu phải tuân thủ các quy phạm đạo đức truyền thống của Việt Nam trong cạnh tranh.
3.1.2.2. Các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam tuân thủ đầy đủ và nghiêm chỉnh các chuẩn mực cạnh tranh trong các quan hệ cạnh tranh Quốc tế
Có nghĩa là, sự lành mạnh trong cạnh tranh ở Việt Nam trước hết cần đạt được các quan hệ cạnh tranh có yêu tố quốc tế, mà cụ thể là, các quan hệ cạnh tranh xuất nhập khẩu, cạnh tranh với các doanh nghiệp có vốn FDI.
Sở dĩ như vậy là vì, các vi phạm cạnh tranh này sẽ gây phiền toái rất lớn cho doanh nghiệp, doanh nhân và Nhà nước Việt Nam. Nếu các vi phạm trên có xảy ra nhưng là quan hệ nội bộ người Việt, thì tác hại có thể nhỏ hơn, có thể xử lý trong nội bộ. Nhưng khi cạnh tranh với người nước ngoài thì không thể như vậy được. Mọi sự không lành mạnh trong quan hệ cạnh tranh với các
đối tác này sẽ mang lại thất bại và tổn thất nhiều mặt cho doanh nghiệp, doanh nhân nói riêng, quốc gia Việt Nam nói chung.
3.1.2.3. Các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về cạnh tranh trên thị trường hàng hóa tư liệu sản xuất
Chúng tôi coi đây là một trong những hướng lành mạnh, cần đưa lên hàng đầu, vì những hậu quả của CTKLM để lại trên tư liệu sản xuất sẽ rất lớn, như “thép giả”, “giây điện giả”, .. những thứ mà khi lắp đặt vào hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật của nền sản xuất xã hội có thể gây sự cố kỹ thuật rất trầm trọng, lại không dễ khắc phục. Nếu các hàng giả trên chỉ là vật phẩm tiêu dùng thông dụng thì suy cho cùng, chỉ tốn ít tiền mua mà thôi không ảnh hưởng nghiêm trọng về lâu về dài và dễ khắc phục hậu quả hơn.
3.1.2.4. Doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam thực hiện nghiêm chỉnh các quy định về cạnh tranh trên thị trường hàng tiêu dùng liên quan trực tiếp và nhậy bén đến sức khỏe vật lý và tinh thần của người dân
Nói cụ thể, đó là các hàng thực phẩm, thuốc bệnh và một số hàng hóa tương tự về giá trị dân dụng.
Hướng này cũng cần phải coi là trọng hướng phấn đấu cho sự lành mạnh trong cạnh tranh ở Việt nam. Sở dĩ thế là vì:
Thứ nhất, ý nghĩa dân sinh rất lớn của loại hàng hóa này. Nếu những hàng
này mà giả, do giả mà chất lượng an toàn vệ sinh, kháng sinh kém, sẽ gấy chết người hoặc làm suy nhược dài lâu sức khỏe và trí thông minh con người.
Thứ hai, tác hại của CTKLM có ảnh hưởng rất rộng, tới toàn dân, dễ gây
bất ổn xã hội. Từ sự bất ổn cuộc sống này dẫn đến bao bất ổn khác về xã hội, làm yếu sức sống và làm việc của toàn dân và còn có thể dẫn đến nhiều biến động kinh tế-xã hội khôn lường.
còn làm hại to lớn đến việc làm của bộ phận lớn người lao động. Bởi lẽ, các hàng hóa nói trên do nông nghiệp và công nghiệp nhẹ cung cấp. Hai ngành này sử dụng quá nửa nguồn nhân lực quốc gia. Khi CTKLM làm mất uy tín của loại hàng hóa này sẽ làm đình đốn sản xuất của các ngành này. Kết quả là, một bộ lớn người lao động sẽ thất nghiệp.
3.1.2.5. Các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam có giác ngộ cao hơn về ý nghĩa của việc giảm thiểu các hành vi CTKLM, bị nhà nước nghiêm cấm
Có nghĩa là, ngoài việc tuân thủ pháp luật, tính lành mạnh trong cạnh tranh cần đạt trong thời gian tới còn là sự tự giác của các doanh nghiệp, doanh nhân trong việc không thực hiện các hành vi CTKLM, dù pháp luật chưa cấm, nhưng thấy trái đạo đức.
Với điều này, chúng tôi muốn nói rằng, dù việc CTLM chưa thể đạt được toàn diện, trong mọi quan hệ cạnh tranh, thì dù mức độ đạt được ở phạm vi nào, trọng tâm nào, cũng cần có thêm những nỗ lực khác của doanh nghiệp, doanh nhân mang tính đạo đức, xuất phát từ triết lý nhân văn nhân đạo, chứ không chỉ là vì sự quản lý gắt gao của Nhà nước.
Bởi chỉ có sự lành mạnh, có được từ nhận thức đạo lý sâu sắc, thì sự lành mạnh đó mới lâu bền và có sức lan tỏa rộng. Còn sự lành mạnh có được do sợ bị trừng phạt, thì chúng sẽ mất đi khi sự QLNN có khiếm khuyết. Mà sự QLNN, nhất là khâu giám sát, thì không bao giờ có thể chu toàn 100% về không gian, thời gian và đối tượng giám sát được.
Đây là một yêu cầu rất cao. Nếu như về phạm vi hành động cạnh tranh cần lành mạnh có thể thu hẹp nhất định, như đã nêu ở trên, vì những hạn chế nhất định của doanh nghiệp, doanh nhân và sự QLNN của nhà nước Việt Nam, thì về “chất” của sự “lành mạnh” nói trên phải cao. Chỉ có lành mạnh thật sự, xuất phát từ giác ngộ về sự cần thiết của hành vi lành mạnh, thì sự
lành mạnh trên 5 hướng trọng tâm, mà chúng tôi đã nêu, mới có giá trị vững bền vững.