Một số vấn đề về cạnh tranh không lành mạnh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tăng cường quản lý nhà nuớc về chống hoạt động cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam (Trang 27 - 29)

- Cạnh tranh không hoàn hảo

1.1.3.Một số vấn đề về cạnh tranh không lành mạnh

1.1.3.1. Khái niệm hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Hiện nay, có nhiều quan niệm về CTKLM, điển hình là:

- Khoản 2 điều 10 công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ định nghĩa cạnh tranh không lành mạnh như sau :

"Bất kỳ hành vi cạnh tranh nào trái với các hoạt động thực tiễn trung

thực trong lĩnh vực công nghiệp và thương mại đều bị coi là hành vi cạnh tranh không lành mạnh"[10;tr25].

- Khoản 4, Điều 3, Luật cạnh tranh, ghi “hành vi cạnh tranh không lành

mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng”[12].

Theo chúng tôi, xã hội cần có hai loại định nghĩa về CTKLM

Thứ nhất, loại định nghĩa mang tính khoa học. Đó là thứ định nghĩa cho

chữ “không lành mạnh” xét theo bản chất của hành vi, với ý nói rằng, sự cạnh tranh như thế nào là không lành mạnh.

Thứ hai, loại định nghĩa có tính pháp lý. Đó là loại định nghĩa cho chữ

Cả hai loại định nghĩa trên đều có tác dụng của nó.

Về mặt hành pháp và hành chính kinh tế, định nghĩa pháp lý giúp cho người thực thi công vụ QLNN về cạnh tranh có thể xử phạt các hành vi CTKLM theo đúng pháp luật.

Nhưng bản thân nhà làm Luật lại cần một định nghĩa khoa học về CTKLM. Bởi vì khi nhà làm luật thì không thể dựa vào Luật nào cả, mà phải dựa vào lý luận khoa học. Từ lý luận khoa học, mà nhà làm luật mới định ra sự lành mạnh hay không lành mạnh của cạnh tranh.

Từ sự phân tích trên, chúng tôi thấy cả hai định nghĩa, mà chúng tôi nêu ở trên, đều đúng. Đồng thời, từ những định nghĩa đó có thể đi đến một định nghĩa chung về CTKLM như sau:

CTKLM là tổng thể các hành vi cạnh tranh trái pháp luật, trái đạo lý và truyền thống thương trường, gây hại cho đối thủ, cho người tiêu dùng, cho quốc gia và cho xã hội.

Hai yếu tố: Trái pháp luật, đạo lý, truyền thống và gây hại là những dấu hiệu điển hình của sự “Không lành mạnh” trong CTTT.

1.1.3.2. Đặc điểm của hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Hành vi CTKLM có những đặc điểm cơ bản như sau:

+ Rất đa dạng và phong phú, nghĩa là, khó có thể định trước hết mọi loại

hành vi CTKLM, nếu muốn quy định để nghiêm cấm.

+ Nhằm thu lợi mà không phải chi hoặc thu lợi lớn mà chi ít, chẳng hạn,

để hạ giá thành, người CTKLM thực hiện biện pháp cắt bỏ công nghệ cần thiết, thay bằng những phụ chất để tạo nên chất lượng tạm thời của sản phẩm, đủ lừa người tiêu dùng khi kiểm hàng để mua, nhưng chất lượng giả đó không bền, thậm chí gây hại.

+ Dấu hiệu đặc trưng là trái pháp luật, trái truyền thống thương trường, trái

đạo lý, có nghĩa là, tiêu chuẩn phân biệt lành mạnh với không lành mạnh là chuẩn

+ Gây hại cho nhiều chủ thể quan hệ kinh tế và không kinh tế, cụ thể là các

đối thủ cạnh tranh, người tiêu dùng, xã hội, Nhà nước. Mỗi chủ thể trên có lợi ích khác nhau, nhưng đều do một nguyên nhân gây hại là sự CTKLM.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tăng cường quản lý nhà nuớc về chống hoạt động cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam (Trang 27 - 29)