Chấn chỉnh tổ chức bộ máy quản lý với việc thành lập Cơ quan chống CTKLM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tăng cường quản lý nhà nuớc về chống hoạt động cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam (Trang 106 - 108)

- Phối hợp với các doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng trong việc đố

MẠNH TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM

3.3.2. Chấn chỉnh tổ chức bộ máy quản lý với việc thành lập Cơ quan chống CTKLM

chống CTKLM

Để tiện trình bày nội dung, chúng tôi xin tạm gọi cơ quan này là Cục hoặc Phòng chống CTKLM

a. Nơi đặt

- Văn phòng Chính phủ

- Văn phòng UBND Tỉnh và TP trực thuộc TW - Văn Phòng Bộ

- Văn phòng Sở

b.Chức năng, nhiệm vụ

Đây là vấn đề mới, phức tạp, không dễ hình dung hết công việc mà cơ quan này đảm nhiệm. Vì thế, trên cơ sở thực tế đòi hỏi, chúng tôi thấy, cơ quan này cần có một số chức năng nhiệm vụ bước đầu như sau:

- Theo dõi tình hình CTKLM của tất cả các đơn vị sản xuất kinh doanh thuộc tất cả các ngành trên địa bàn trên cơ sở các báo cáo của cấp dưới và của cơ quan chuyên ngành QLNN.

Nếu là, cơ quan phòng chống CTKLM ở Trung ương, nguồn báo cáo là từ các Bộ và Tỉnh-TP trực thuộc TW.

nguồn báo cáo là từ các Sở chuyên ngành.

Nếu là cơ quan phòng chống CTKLM của Bộ-Sở, nguồn báo cáo là từ các Vụ-Cục-Phòng-Ban chuyên quản của Bộ-Sở về Chất lượng sản phẩm, về Sở hữu trí tuệ, về Khai thác tài nguyên, về Xử lý chất thải,..

Cơ quan này cần làm nhiệm vụ trên, vì theo phân công, phân cấp QLNN đối với cơ quan phòng chống CTKLM, hành vi CTKLM diễn ra trên bình diện rộng, thuộc nhiều lĩnh vực, nhiều ngành, như: Lao động, Tài nguyên, Môi trường, Khoa học&Công nghệ. Vì thế, người đứng đầu mỗi cấp chính quyền, mỗi cơ quan QLNN không dễ nắm được các lỗi cạnh tranh của cơ quan phòng chống CTKLM một cách có hệ thống, từ đó khó chỉ đạo để có sự phối hợp liên ngành trong QLNN về cạnh tranh, những kỳ họp giao ban của Chính Phủ, UBND các cấp, Ban lãnh đạo Bộ-Sở không thể bàn và quyết định một cách chi tiết kế hoạch tổng thể QLNN nhằm chống CTKLM, mà dễ diễn ra hời hợt, các quyết định quản lý dễ mang tính khẩu hiệu mà thiếu tính hành động QLNN cụ thể.

- Xây dựng chương trình chống CTKLM trình Thủ Tướng- Chủ tịch UBND, Bộ Trưởng, Giám đốc Sở.

Đây cũng là một trong những nội dung QLNN về Cạnh tranh, đã được nêu ở chương I. Trên thực tế, công tác QLNN về cạnh tranh phải được thể hiện thành từng việc cụ thể, có việc mang tính tình huống, như xử lý tranh chấp, thanh tra xác minh và xử phạt, có những việc mang tính lâu dài, như việc giáo dục-thuyết phục cơ quan phòng chống CTKLM về CTLM.

- Thừa lệnh Thủ trưởng tương ứng truyền đạt các chỉ thị của Thủ trưởng về các biện pháp chống CTKLM tới các cơ quan có chức năng chuyên quản từng mặt nói trên;

- Tiếp nhận thông tin báo về hành vi CTKLM theo sự phân cấp đối tượng quản lý (tiếp Dân- người tiêu dùng, tiếp cơ quan phòng chống CTKLM

-người bị CTKLM);

- Đưa các vụ việc CTKLM đến cơ quan xét xử theo Luật hiện hành cho từng loại hành vi, thuộc các loại quan hệ cạnh tranh cụ thể.

- Đưa các vụ việc, hành vi xấu trong cạnh tranh lên các phương tiện thông tin đại chúng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tăng cường quản lý nhà nuớc về chống hoạt động cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam (Trang 106 - 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(113 trang)
w