- Phối hợp với các doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng trong việc đố
MẠNH TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
3.2.2. Hướng tăng cường QLNN về cạnh tranh được hiểu là sự “Định hướng các phương thức, biện pháp trong QLNN về cạnh tranh”
hướng các phương thức, biện pháp trong QLNN về cạnh tranh”
Với nội dung “Hướng tăng cường” là “Hướng áp dụng các phương thức, biện pháp trong QLNN về cạnh tranh”, hướng đó là:
3.2.2.1. Về phương thức cưỡng chế trong QLNN về cạnh tranh
Để thực hiện QLNN về kinh tế, nhà nước nào cũng áp dụng ba phương thức. Đó là: Cưỡng chế, Kích thích và Thuyết phục.
Riêng về phương thức cưỡng chế trong QLNN về cạnh tranh, trong thời gian tới, để sự cạnh tranh của doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam có được sự lành mạnh trên sáu trọng tâm, đã được nêu ở mục 3.1.2 của chương này, Nhà nước cần sử dụng phương thức này theo hướng sau đây:
+ “Việt Nam hóa” các thể chế ASEAN và WTO về cạnh tranh
“Việt Nam hóa” các thể chế ASEAN và WTO về cạnh tranh” có nghĩa là, tất cả các quy phạm pháp luật của ASEAN và WTO về cạnh tranh đều cần được cụ thể hóa trong hệ thống pháp luật Việt Nam, giống như việc ban hành của Nhà nước ta về Luật Chống bán phá giá vậy.
Điều này là cần thiết vì:
Thứ nhất, tiện cho các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam khi tiếp cận
với các quy định của ASEAN và WTO về cạnh tranh. Họ đọc Luật Việt Nam là mặc nhiên hiểu luật quốc tế và chỉ cần đọc Luật Việt Nam là đủ, không phải tự sưu tầm, tập hợp, hệ thống hóa,.. điều mà không phải Doanh nghiệp nào, Hãng nào cũng có chuyên môn để làm.
Thứ hai, gây ấn tượng sâu đậm hơn cho doanh nghiệp, doanh nhân Việt
Nam khi chấp hành. Khi các điều cấm hay được phép thể hiện dưới hình thức Luật Việt Nam bao giờ cũng có sức hút quyền uy đối với người thực hiện hơn Luật Quốc tế.
Đó là một trạng thái ý thức pháp luật rất chính đáng, vì Công dân vốn coi trọng và có ý thức tuân thủ pháp luật của nhà nước mình. Nhưng nếu các điều cấm hay được phép thể hiện dưới dạng Luật ASEAN hay WTO, ý thức tuân thủ của doanh nghiệp, doanh nhân Việt nam chỉ có thể có được khi đã có kiến thức về hai tổ chức này, về nghĩa vụ của Việt Nam nói riêng, các thành viên nói chung, trong việc tuân thủ thể chế của tổ chức. Như thế vẫn chưa đủ. Họ còn cần phải hiểu cả ý nghĩa, tầm quan trọng của việc gia nhập hai tổ chức này của Việt Nam và ý nghĩa, tầm quan trọng của việc CTLM của các doanh
nghiệp, doanh nhân Việt Nam đối với việc giữ gìn uy tín Việt Nam trong hai khối trên. Những điều cần hiểu biết trên hoàn toàn không dễ đối với nhiều Doanh nhân Việt Nam, không có điều kiện quan tâm đến chính trị quốc tế khi tiến hành sản xuất kinh doanh. Sự hạn chế trong việc nắm bắt tình hình chính trị này của Doanh nhân Việt Nam đã nhiều lần bộc lộ rõ rệt trong các cuộc sinh hoạt câu lạc bộ Doanh nhân ở nơi này, nơi khác mà báo chí đã đưa tin.
+“Đối tượng hóa”các thể chế cạnh tranh
“Đối tượng hóa” các thể chế cạnh tranh”. Đây không phải là việc ban hành Luật cạnh tranh, mà là khâu nối tiếp sau khi đã có Luật cạnh tranh nói chung. Từ đạo luật chung, Nhà nước cần chi tiết hóa, đối tượng hóa luật này cho việc cạnh trang trên thị trường hàng hóa Tư liệu sản xuất, hàng hóa Thức phẩm và Thuốc chữa bệnh,..
Biện pháp trên là cần vì:
- Thuận tiện cho doanh nghiệp, doanh nhân khi tiếp nhận quy định của Pháp luật, giống như cái lợi của việc “Việt Nam hóa” Luật của ASEN và WTO, đã nêu ở trên.
- Gọn nhẹ cho người tiếp nhận. Những ai cạnh tranh trên thị trường hàng hóa nào thì tiếp nhận văn bản Luật có liên quan đến thị trường hàng hóa mà họ đang cạnh tranh.
+“Minh bạch hóa và Tinh giản hóa” các Điều luật về cạnh tranh
“Minh bạch hóa và Tinh giản hóa” các Điều luật về cạnh tranh” có nghĩa là, cần có các văn bản rút gọn Luật cạnh tranh thành các điểm cơ bản cho người cạnh tranh, thể hiện trên từng lĩnh vực cạnh tranh.
+“Độc lập hóa” các tội danh và hình phạt đối với các hành vi CTKLM
“Độc lập hóa” các tội danh và hình phạt đối với các hành vi CTKLM” có nghĩa là, cần có những văn bản đối xứng giữa Tội danh (CTKLM) và Hình phạt.
phạm. Cũng theo khoa học pháp lý, mỗi quy phạm pháp luật đề có ba phần: giả định (tức tình thế hành vi), quy định (hành vi phải làm hoặc không được làm), chế tài (sự trừng phạt, nếu người bị điều chỉnh bằng quy định này lại làm trái quy định).
Nhưng để các chủ thể quan hệ pháp luật (ở đây cụ thể là các doanh nghiệp, doanh nhân) nhận ra đầy đue các bộ phận trên trong các quy phạm pháp luật, họ cần phải có kiến thức pháp luật và cần có thời gian học và hiểu. Nhưng điều đó đang là bất cập của nhiều doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam.
Và việc “Độc lập hóa” các tội danh và hình phạt đối với các hành vi
CTKLM” chính là biện pháp giúp doanh nghiệp, doanh nhân thấy rõ nhất cái
Được và Mất nếu Chống lại hay Phục tùng các quy định của Nhà nước. Đó cũng là biện pháp hữu hiệu để Nhà nước truyền nhanh và đầy đủ sự “Răn Đe” của mình đối với những doanh nghiệp, doanh nhân nào có hành vi CTKLM.
+ Tăng nặng các hình phạt đối với các hành vi CTKLM, đã được nghiêm cấm, theo thể thức hành chính hoặc hình sự
Có hai điều chi tiết ở hướng trên:
Một là, phạt nặng hơn;
Hai là, phạt hành chính hoặc hình sự, chứ không phải là sự bồi thường
Dân sự
Về việc tăng nặng hình phạt, vì hiện nay, mức phạt không đáng kể, thậm trí rất thấp.
Về coi trong phạt hành chính, phạt hình sự, không thiên về bồi thường dân sự, lý do của hướng này là:
Thứ nhất, các khoản bồi thường Dân sự thường không mấy khi được
thực hiện nghiêm chỉnh. Người có trách nhiệm thi hành án Dân sự nói chung là không tận tâm, tận tình. Người được bồi thường thì không đủ khả năng đấu tranh đòi thi hành án.
Thứ hai, nhiều khoản bồi thường không biết đưa cho ai. Ví dụ, tội làm
mất an toàn thực phẩm, bán thuốc giả,..
Thứ ba, bồi thường Dân sự trong nhiều trường hợp lỗi của CTKLM là
không đúng mục đích của chế tài. Một doanh nghiệp, doanh nhân nào đó thực hiện CTKLM không chỉ làm thiệt cho đối thủ, mà còn làm thiệt cho quốc gia. Những lỗi này không thể coi là lỗi của quan hệ dân sự, mà phải bị coi là lỗi hành chính, cao hơn là hình sự. Những ý kiến mong muốn rằng, cần phải trả về án Dân sự cho nhiều vụ án hình sự, vì có sự “hình sự hóa các quan hệ dân sự” không phải bao giờ cũng đúng. Nhiều ý kiến xuất phát từ cái nhìn chưa toàn diện tác hại của các lỗi đã bị coi là “hình sự hóa”.
+ Bổ sung các quy phạm pháp luật, khiến người bị hại do CTKLM gây ra đủ tự bảo vệ mình
Có nghĩa là, trong việc hoàn thiện pháp luật để QLNN về cạnh tranh, cần bổ sung thêm Luật hoặc văn bản dưới luật, giúp cho người bị hại có thể đòi được bồi thường. Chúng ta đã nói nhiều về việc bảo vệ người tiêu dùng. Theo hướng này, công tác lập pháp đã làm được nhiều việc. Tuy nhiên, các quy phạm pháp luật đưa ra để bảo vệ người tiêu dùng mới dừng ở sự thể hiện “lòng tốt” của Nhà nước, ở mức là lời kêu gọi từ thiện của nhà nước đối với doanh nghiệp, doanh nhân, chưa phải là vũ khí để người tiêu dùng chống lại hành vi CTKLM.
Trong cuộc chống CTKLM, đây là biện pháp, có thể coi là hàng đầu. Nhà nước có trách nhiệm bảo vệ quyền lợi chính đáng của công dân. Nhưng Nhà nước không thể bảo vệ trực tiếp được mọi công dân. Do vậy, nhà nước có thể bảo vệ gián tiếp được mọi công dân, nếu trao “vũ khí pháp luật” cho họ và thiết lập các cơ quan “ứng cứu” để phối hợp hành vi CTKLM.
+ Áp dụng sâu rộng hơn sự trừng phạt bằng cảnh cáo trên công luận
xuyên hơn, đích danh hơn những doanh nghiệp, doanh nhân có hành vi CTKLM, từ hành vi đến sản phẩm, chứa đựng hậu họa của các hành vi CTKLM đó.
Trong tình tiết trên, cần lưu ý việc cảnh cáo đích danh hãng và tên sản phẩm. Chỉ khi đó, sự cảnh cáo mới có tác dụng và không gây thiệt hại cho những người không liên quan. Tuy nhiên, nếu đi theo hướng, rất có thể nhiều nhà sản xuất sẽ phải tính đến việc tạo thương hiệu, tìm đến việc đăng kiểm hàng hóa theo tiêu chuẩn Việt Nam. Và đó chính là tương lai cần có của mọi hàng hóa trong nền kinh tế thị trường hiện đại.
Tạo áp lực tạo nên đối với những người có hành vi CTKLM sẽ lớn hơn nhiều so với các hình phạt, nhất là hình phạt hành chính. Ngay cả với hình phạt hình sự, tác dụng áp lực của sự tù tội cũng không so sánh nổi với sức ép dư luận.
Bởi vì, nếu một doanh nghiệp, doanh nhân có hành vi CTKLM mà bị phạt hành chính, thì chỉ có Nhà nước biết doanh nghiệp, doanh nhân có lỗi mà thôi, còn người tiêu dùng có thể không biết, và các doanh nghiệp, doanh nhân này vẫn có cơ hội lừa dối khách hàng, họ vẫn thu lợi nhuận lớn từ hành vi lừa đảo của họ. Nếu có bị phạt tiếp, thì họ coi tiền nộp phạt là chi phí sản xuất mà thôi hoặc coi đó là sự “rủi ro”, đã được tính trước trong việc lập quỹ bảo hiểm rủi ro của chính họ. Nhưng một khi bộ mặt họ và hàng hóa của họ bị cảnh báo trên mọi phương tiện thông tin đại chúng, thì toàn dân sẽ tẩy chay họ.
Hơn nữa để phạt, nhất là phạt hình sự, cần phải qua nhiều thời gian tố tụng, vì thế, các hành vi xấu trong cạnh tranh chậm bị tẩy chay. Nhưng nếu đưa tin lên các phương tiện thông tin đại chúng, thì không cần thời gian tố tụng dài, mà có thể công bố từng phần tội lỗi, hậu quả hoặc hiểm họa do họ để lại trong hàng hóa, đã được điều tra, xác minh bằng cơ quan có thẩm quyền, là đã đủ bố cáo cho toàn dân biết về một kẻ xấu, một loại hàng nguy hại, đang
có mặt trên thương trường. Khi đó, doanh nghiệp, doanh nhân này dù chưa bị nhà nước xử phạt hành chính hay bỏ tù về toàn bộ tội trạng, cũng đã bị sự tẩy chay ngay của người tiêu dùng, của khách hàng rồi.
3.2.2.2. Về phương thức kích thích trong QLNN về cạnh tranh
Như đã nói ở trên, để thực hiện QLNN về kinh tế, nhà nước nào cũng áp dụng ba phương thức là Cưỡng chế, Kích thích và Thuyết phục
Riêng về phương thức kích thích trong QLNN về cạnh tranh, trong thời gian tới, để sự cạnh tranh của DNDNh Việt Nam có được sự lành mạnh trên sáu trọng tâm, đã được nêu ở mục 3.1.2 của chương này, Nhà nước cần sử dụng phương thức này theo hướng sau đây:
+Biểu dương kịp thời, từng mặt thành công trong cạnh tranh của các doanh nghiệp, doanh nhân trên các phương tiện thông tin đại chúng
Thế nào là “Biểu dương kịp thời, từng mặt thành công trong cạnh tranh của các doanh nghiệp, doanh nhân trên các phương tiện thông tin đại chúng”. Đó là:
Thứ nhất, nội dung biểu dương có thể chỉ là một vài hành vi của CTLM Thứ hai, cần biểu dương ngay, trên các chuyên mục của các Báo, tạp chí,
Đài Truyền hình, tại Câu lạc bộ DN văn hóa,..
Thứ ba, khi biểu dương, cần nói rõ giá trị của các biện pháp CTLM, mà
doanh nghiệp, doanh nhân này đã áp dụng, để các DNDNh khác nhìn đó mà học theo.
Thứ tư, cần tuyên truyền, biểu dương giá trị của thành công mà sự
CTLM kia đem lại cho đất nước.
+ Hỗ trợ kịp thời các doanh nghiệp, doanh nhân khi họ đang đứng đầu trong cuộc cạnh tranh nào đó
Các cuộc cạnh tranh thường xuất phát từ lợi ích doanh nghiệp, doanh nhân. Tuy nhiên, cũng có nhiều cuộc cạnh tranh xuất phát cả từ lợi ích quốc
gia. Trong hoàn cảnh quốc tế hiện nay, những cuộc cạnh tranh gắn với lợi ích quốc gia càng cần phải nhiểu, vì nó giúp cho việc nâng vị thế Việt nam nói chung, vị thế của kinh tế Việt nam nói riêng, trên trường quốc tế.
Vì thế, với các cuộc tranh này Nhà nước không được để doanh nghiệp, doanh nhân cô độc, “đơn thương độc mã”, mà cần phải đứng bên cạnh họ, tiếp sức cho họ.
3.2.2.3. Về phương thức giáo dục, thuyết phục trong QLNN về cạnh tranh của các doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam
Đối với phương thức thuyết phục, trong thời gian tới, để sự cạnh tranh của doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam có được sự lành mạnh trên sáu trọng tâm, đã được nêu ở mục 3.1.2 của chương này, Nhà nước cần sử dụng phương thức này theo hướng sau đây:
+ Cần coi đây là phương thức chủ đạo
Điều đó có nghĩa là, các phương thức, biện pháp cưỡng chế, kích thích trong QLNN đối với doanh nghiệp, doanh nhân về cạnh tranh chỉ nên coi là phương thức, biện pháp có tính tình huống, cấp bách, còn để có sự CTLM của doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam một cách lâu bền và triệt để, cần coi phương thức biện pháp giáo dục thuyết phục là nền tảng.
Điều này hoàn toàn không giống với việc “lấy giáo dục chính trị tư tưởng làm thống soái” mà phương hướng trên đề cao phương thức giáo dục, thuyết phục các doanh nghiệp, doanh nhân cần CTLM nhưng đồng thời đặt lên hàng đầu phương thức cưỡng chế và kích thích bằng lợi ích vật chất và tinh thần, đồng thời hướng nội dung giáo dục, thuyết phục không chỉ vào vấn đề “chính trị tư tưởng”, mà còn và trước hết là vào các nội dung liên quan trực tiếp đến quy luật kinh tế, quy luật làm giầu, triết lý làm giầu, triết lý cuộc sống,.. những kiến thức tạo nên nền tảng nhận thức để các doanh nghiệp,
doanh nhân tự biết phải cạnh tranh như thế nào mới giầu có một cách lâu bền. Những kiến thức đó không liên quan gì đến chính trị, không chỉ là ở dạng tư tưởng, mà là những thứ sát với đời sống kinh doanh của từng doanh nhân.
Sở dĩ cần đi theo hướng này là vì:
Thứ nhất, bản thân việc CTLM là cuộc thi Trí-Nhân. Các doanh nghiệp,
doanh nhân muốn thắng được trong cuộc thi này (cuộc cạnh tranh), họ cần có thực Trí (thực tài) và có sức chinh phục mọi người bằng sự cao cả của mình (Nhân). Một cuộc thi để giành chiến thắng chân chính như thế không thể bằng các hành vi CTKLM mà phải bằng “Trí-Nhân”.
Việc tăng cường giáo dục thuyết phục đối với các doanh nghiệp, doanh nhân về CTLM chính là việc tạo ra Trí-Nhân đó.
Thứ hai, CTKLM là hành vi rất khó quản lý, vì phạm vi xẩy ra quá rộng,
số lượng hành vi quá lớn, hình thái hành vi lại muôn mầu, muôn vẻ, thường xuyên biến hóa. Vì thế, không có cơ quan nhà nước nào đủ sức kiểm soát để ngăn cản hành vi xấu, khuyến khích hành vi tốt trong cạnh tranh của các doanh nghiệp, doanh nhân, mà chỉ có thể nhờ vào tính tự giác của tất cả các doanh nghiệp, doanh nhân mà thôi.
+ Cần thực hiện phương thực, biện pháp này một cách bài bản hơn, có chất lượng cao hơn
- Cần có nội dung, chương trình chính thống cho việc giáo dục-thuyết phục doanh nghiệp, doanh nhân về CTLM, do những cơ quan chuyên môn soạn thảo, được cấp có thẩm quyền phê chuẩn.
- Có chế độ bắt buộc đối với các doanh nghiệp, doanh nhân về việc phải tập huấn theo chương trình này, đặt trong tiêu chuẩn cùng với các tiêu chuẩn được cấp phép sản xuất kinh doanh.
- Có cơ sở chuyên trách bồi dưỡng, giáo dục doanh nghiệp, doanh nhân về CTLM, do Nhà nước trực tiếp tổ chức hoặc do Nhà nước hỗ trợ để các