- Phối hợp với các doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng trong việc đố
MẠNH TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
3.3.4. Hiện đại hóa đội ngũ CBCC
Hiện đại hóa đội ngũ CBCC bao giờ cũng là cần thiết khi muốn tăng cường QLNN về bất cứ mặt nào.
Trong việc chống CTKLM, chúng tôi đề cập vấn đề này do có lý do rất đặc thù của công tác chống CTKLM. Lý do đó là, sự phiến diện của kiến thức vốn có của CBCC và sự đa diện về kiến thức cần có của người chống CTKLM. Như đã biết, hoạt động CTKLM có nhiều hình thức, nhiều cấp độ, nhiều nơi, thậm trí rất tinh vi và không dễ dàng nhận biết được vì thế để đưa ra được hành vi CTKLM thì cần người có trình độ tương xứng. Nhưng nếu bố trị nhân lực toàn diện cho các bộ máy chống CTKLM với đủ cơ cấu chuyên gia các ngành, e rằng, bộ máy này sẽ phình to không cần thiết. Do đó, đội ngũ CBCC có trình độ, có năng lực sẽ giải quyết được vấn đề này.
Rất có thể phải có trường đào tạo riêng loại CBCC này từ những người đã có 1- 2 bằng cử nhân khoa học-kỹ thuật-kinh tế-tài chính. Chi phí đào tạo có thể rất lớn, lương trả cho họ đương nhiên phải cao, từ chuyên viên chính trở lên, nhưng đổi lại, hiệu lực và hiệu quả QLNN về mặt này sẽ cao.
KẾT LUẬN
Để kết thúc bản luận văn này, chúng tôi có mấy lời kết luận như sau: 1. Cạnh tranh là động lực của sự phát triển kinh tế-xã hội. Trong sản xuất kinh doanh, vì muốn thắng, các doanh nghiệp, doanh nhân phải lao tâm khổ tứ, tìm cách khoa học hóa về tổ chức sản xuất kinh doanh và quản lý, hiện đại hóa máy móc, thiết bị và công nghệ sản xuất. Nhờ đó, giá thành hạ, chất lượng sản phẩm cao, người cạnh tranh này bán được nhiều hàng với lợi nhuận lớn.
2. Vì nhiều lý do chủ quan, trong cạnh tranh rất dễ có hành vi không lành mạnh. Bởi vì, để chiến thắng đối thủ bằng khoa học hóa về tổ chức sản xuất kinh doanh và quản lý, hiện đại hóa máy móc, thiết bị và công nghệ sản xuất, người cạnh tranh phải có tài và và có vốn.
3. Vì lợi ích doanh nhân, lợi ích cộng đồng, lợi ích nhà nước, Nhà nước phải QLNN đối với quá trình cạnh tranh này để loại trừ các hành vi CTKLM. 4. Để đóng được trọng trách trên, nhà nước phải có tổ chức đủ mạnh, biết chọn đối tượng trọng tâm cho từng thời kỳ, biết vận dụng nhiều phương thức, biện pháp QLNN thích hợp.
5. Sự QLNN của nhà nước ta về mặt này hiện còn nhiều bất cập, do cạnh tranh nói chung, CTKLM nói riêng, là hiện tượng mới lạ đối với nhà nước ta, một nhà nước vừa đảm nhận tổ chức và quản lý cuộc kháng chiến trường kỳ chống nhiều đế quốc lớn, đảm nhiệm việc quản lý nền kinh tế thời chiến, mới bước sang quản lý nền kinh tế thị trường.
6. Trong phần chính của Luận văn này, người viết đưa ra những định hướng và những giải pháp QLNN nhằm hạn chế hoạt động CTKLM.