Những điều có giá trị, rút ta từ thực tiễn chống CTKL Mở các nước nói trên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tăng cường quản lý nhà nuớc về chống hoạt động cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam (Trang 39 - 41)

- Cạnh tranh không hoàn hảo

1.3.4.Những điều có giá trị, rút ta từ thực tiễn chống CTKL Mở các nước nói trên

nói trên

Qua việc nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về việc hạn chế cạnh tranh không lành mạnh, có thể rút ra cho Việt Nam một số bài học thực tiễn phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước nhằm chống lại một cách hiệu quả hoạt động CTKLM.

Thứ nhất, với tư cách là người quản lý xã hội, Nhà nước cần xây dựng

chính sách duy trì một môi trường cạnh tranh lành mạnh và kiểm soát sự độc quyền trong kinh doanh. Đây cũng là một bước thể chế hoá nội dung Nghị quyết Đại hội Đảng IX: "Cơ chế thị trường đòi hỏi phải hình thành một môi trường cạnh tranh lành mạnh, hợp pháp, văn minh. Nhà nước tạo môi trường pháp lý thuận lợi, bình đẳng cho các doanh nghiêp cạnh tranh và hợp tác để phát triển...".

Thứ hai, hoàn thiện hệ thống pháp luật về cạnh tranh với đầy đủ các chế

định là cần thiết nhằm bảo vệ và khuyến khích các doanh nhân và doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh, hợp tác bình đẳng trong một khuôn khổ pháp luật chung, điều tiết mặt trái của cạnh tranh bằng cách kiểm soát quá trình dẫn đến vị trí thống lĩnh thị trường, độc quyền của doanh nghiệp, chống các hành vi gây cản trở cạnh tranh, cũng như những thủ đoạn cạnh tranh không lành mạnh trên thương trường.

Thứ ba, đẩy mạnh việc phân cấp các cơ quan có thẩm quyền giải quyết

tranh chấp trong cạnh tranh, để tạo nên một sân chơi lành mạnh cho các hoạt động cạnh tranh, đồng thời bảo vệ tích cực cho các doanh nghiệp cạnh tranh chính đáng.

Thứ tư, tích cực thúc đẩy và tham gia vào các thoả ước quốc tế về cạnh

tranh, để tạo hành lang pháp lý quốc tế cho các doanh nghiệp trong nước hoạt động, đồng thời qua đó tạo cơ hội cho doanh nghiệp và doanh nhân trong nước được học hỏi và tiếp xúc với tập quán và thói quen thương mại quốc tế.

Thứ năm, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng của Nhà

nước trong việc quản lý cạnh tranh nói chung và hoạt động quản lý nhà nước nhằm hạn chế hoạt động CTKLM. Vấn đề này, thời gian qua ở Việt Nam thực hiện chưa triệt để, do đó vẫn còn hiện tượng đùn đẩy trách nhiệm, chồng chéo và trùng lặp về chức năng.

Thứ sáu, cần thực hiện triệt để các hình phạt với các đối tượng vi phạm

pháp luật cạnh tranh, và điều chỉnh tăng nặng đối với các hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

Thứ bẩy, cần tích cực tổ chức phổ biến, tuyên truyền sâu rộng trong nhân

dân, đặc biệt là các doanh nghiệp về pháp luật cạnh tranh và đẩy mạnh xây dựng văn hoá trong các doanh nghiệp, đặc biệt là văn hoá cạnh tranh.

Chương 2

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tăng cường quản lý nhà nuớc về chống hoạt động cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam (Trang 39 - 41)