- Phối hợp với các doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng trong việc đố
2.2.3. Trình tự, thủ tục, xử lý đối với hành vi CTKLM
2.2.3.1. Khiếu nại vụ việc cạnh tranh
Trình tự, thủ tục áp dụng đối với các hành vi CTKLM được bắt đầu từ khi cơ quan quản lý cạnh tranh thụ lý hồ sơ khiếu nại vụ việc cạnh tranh. Theo quy định tại điều 85, Luật Cạnh tranh năm 2004, khi tổ chức, cá nhân cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại do hành vi vi phạm quy định của Luật này có quyền khiếu nại đến cơ quan quản lý cạnh tranh. Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại về những hành vi CTKLM gây ra, đồng thời cũng có quyền khiếu nại cả những việc làm trái pháp luật trong hoạt động tố tụng cạnh tranh của các cơ quan và người có thẩm quyền hoặc bất cứ cá nhân nào thuộc cơ quan, nếu như tổ chức, cá nhân cho rằng việc vi phạm đó xâm hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Thời hiệu khiếu nại là 2 năm kể từ ngày hành vi có dấu hiệu vi phạm Luật Cạnh tranh được thực hiện. Để được cơ quan quản lý cạnh tranh thụ lý vụ việc, người khiếu nại phải làm đơn và nộp tiền giải quyết chi phí cho giải quyết vụ việc cạnh tranh. Đồng thời người khiếu nại có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ để chứng minh hành vi khiếu nại đã xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Sau khi nhận được đơn của bên khiếu nại và nộp tạm ứng chi phí cho việc giải quyết vụ việc hợp lệ, trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày
tiếp nhận hồ sơ cơ quan quản lý cạnh tranh có trách nhiệm xem xét và thông báo cho bên khiếu nại biết ý kiến về việc thụ lý hồ sơ.
2.2.3.2. Điều tra vụ việc cạnh tranh
Điều tra vụ việc cạnh tranh gồm hai loại: điều tra sơ bộ và điều tra chính thức. Sau khi thụ lý hồ sơ khiếu nại về hành vi CTKLM, thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh sẽ quyết định việc điều tra sơ bộ và phân công điều tra viên tiến hành điều tra sơ bộ. Sự bắt đầu thủ tục điều tra sơ bộ là bước đầu tiên trong quy trình tiến hành thủ tục tố tụng trong hành vi CTKLM. Thời hạn điều tra sơ bộ là 30 ngày, kể từ ngày có quyết định điều tra sơ bộ. Trong thời hạn này, điều tra viên có trách nhiệm điều tra sơ bộ và kiến nghị với thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh ra quyết định đình chỉ điều tra sơ bộ hoặc điều tra chính thức.
Thời hạn điều tra chính thức vụ việc CTKLM là 90 ngày, kể từ ngày có quyết định điều tra chính thức, không phân biệt vụ việc phức tạp hay không phức tạp, trong trường hợp cần thiết, thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh có thể gia hạn, nhưng không quá 60 ngày. Việc gia hạn điều tra phải được điều tra viên thông báo đến tất cả các bên có liên quan trong thời hạn chậm nhất là 7 ngày làm việc trước ngày hết hạn điều tra.
Trong quá trình điều tra, các bên có quyền yêu cầu cơ quan quản lý cạnh tranh mời người làm chứng. Cơ quan quản lý cạnh tranh trong quá trình điều tra có thể yêu cầu các cơ quan chức năng khác hỗ trợ, phối hợp điều tra.
Trong trường hợp vụ việc liên quan đến CTKLM được điều tra chính thức thì trong thời hạn điều tra, điều tra viên phải xác định căn cứ cho rằng bên điều tra có thực hiện hành vi CTKLM. Sau khi kết thúc điều tra, xác định là có vi phạm thì điều tra đề nghị với thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh ra quyết định xử lý.
Trường hợp qua điều tra phát hiện vụ việc cạnh tranh có dấu hiệu phạm tội, điều tra viên phải kiến nghị ngay với thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh
tranh xem xét chuyển hồ sơ đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền khởi tố vụ án hình sự.
2.2.3.3. Xử lý đối với các hành vi CTKLM
Sau khi kết thúc điều tra, xác định là có hành vi vi phạm quy định của pháp luật chống CTKLM, điều tra viên sẽ đề nghị thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh ra quyết định xử lý. Theo các quy định của Nghị định số 120/2005/NĐ- CP ngày 30 tháng 9 năm 2005 của Chính Phủ quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh. Hình thức xử lý vi phạm pháp luật cạnh tranh bao gồm các hình thức xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả. Đối với mỗi hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh, tổ chức và cá nhân vi phạm phải chịu một trong những hình thức xử phạt chính sau: phạt cảnh cáo, phạt tiền. Tùy theo tính chất và mức độ vi phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình thức xử phạt bổ sung như: tịch thu tang vật, phương tiện được xử dụng để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về canh tranh. Ngoài các hình thức xử phạt chính và bổ sung nêu trên, tổ chức và cá nhân kinh doanh vi phạm pháp luật về CTKLM còn có thể bị áp dụng một số biện pháp khắc phục hậu quả như: buộc cải chính công khai. Mức phạt tiền đối với hành vi cạnh tranh không lành mạnh được quy định cụ thể như sau:
+ Đối với hành vi chỉ dẫn gây nhầm lẫn; gièm pha doanh nghiệp khác; gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác sẽ áp dụng mức phạt từ 5 -20 triệu đồng. Ngoài việc phạt tiền có thể áp dụng các hình phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả như tịch thu tang vật, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm; buộc cải chính công khai.
+ Đối với hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh; hành vi ép buộc trong kinh doanh: sẽ áp dụng mức phạt từ 5 -20 triệu đồng. Ngoài ra có thể bị tịch thu
tang vật, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm; buộc cải chính công khai.
+ Đối với hành vi quảng cáo, khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh: mức phạt tiền sẽ cao hơn các hành vi khác từ 15 đến 50 triệu đồng. Ngoài ra có thể bị tịch thu tang vật, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm; buộc cải chính công khai.
+ Đối với hành vi phân biệt, đối xử hiệp hội: mức phạt tiền thấp nhất cũng là 15 triệu đồng và cao nhất là 50 triệu đồng. Đối với hành vi này không có hình phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả.
+ Đối với hành vi bán hàng đa cấp bất chính: thì mức phạt tiền đươc coi là cao nhất trong tất cả các hành vi cạnh tranh không lành mạnh là từ 50 -100 triệu đồng. Ngoài ra có thể bị tịch thu tang vật, phương tiện thực hiện hành vi vi phạm pháp luật; tịch thu khoản lợi nhuận thu được từ việc thực hiện hành vi vi phạm; buộc cải chính công khai.
2.2.3.4. Giải quyết khiếu nại đối với quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh chưa có hiệu lực pháp luật
Các quyết định của thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh đều có thể bị xem xét lại thông qua thủ tục khiếu nại hành chính với thời hiệu là 30 ngày kể từ khi ban hành. Trong trường hợp này thầm quyền giải quyết khiếu nại chống lại quyết định của thủ trưởng đơn vị quản lý cạnh tranh là Bộ trưởng Bộ Công thương. Trong quá trình xem xét khiếu nại và khiếu kiện, những nội dung của quyết định không bị khiếu nại hay khiếu kiện vẫn có hiệu lực thi hành.
Tổ chức cá nhân bị xử lý vi phạm vẫn phải chấp hành quyết định xử lý vụ việc của cơ quan quản lý cạnh tranh trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày quyết định có hiệu lực. Trong trường hợp không nhất trí một phần hoặc toàn
bộ nội dung quyết định thì trong thời hạn 30 ngày nêu trên tổ chức và cá nhân có quyền gửi khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ Công thương. Bộ trưởng có quyền giữ nguyên quyết định xử lý vụ việc nếu thấy việc khiếu nại không có căn cứ hoặc sửa lại một phần, hoặc hủy bỏ toàn bộ quyết định nếu quyết định này không đúng pháp luật. Trường hợp chứng cứ chưa được thu thập đầy đủ thì Bộ trưởng có quyền hủy quyết định và yêu cầu cơ quan quản lý cạnh tranh giải quyết lại theo quy định.
Trường hợp không nhất trí với quyết định của Bộ trưởng Bộ Công thương thì các bên có liên quan có quyền khởi kiện vụ án hành chính ra tòa án nhân dân cấp tỉnh đối với một phần hoặc toàn bộ nội dung của quyết định. Đối với những phần không khởi kiện ra tòa vẫn tiếp tục được thi hành.
Trong trường hợp hết thời hạn 30 ngày như đã trình bày ở trên, tổ chức và cá nhân vi phạm không tự nguyện thực hiện quyết định xử lý vi phạm, không khiếu nại lên lên Bộ trưởng Bộ Công thương, khiếu kiện lên Tòa án cấp tỉnh. Bên được thi hành quyết định xử lý vụ việc CTKLM có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án cấp tỉnh nơi có trụ sở, nơi cư trú, nơi có tài sản của bên phải thi hành tổ chức cưỡng chế thi hành quyết định xử lý vụ việc CTKLM.