Kinh nghiệm của Hoa Kỳ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tăng cường quản lý nhà nuớc về chống hoạt động cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam (Trang 34 - 36)

- Cạnh tranh không hoàn hảo

1.3.2.Kinh nghiệm của Hoa Kỳ

Hoa Kỳ là một nước mà chủ nghĩa tư bản đã có bước phát triển nhanh trong thế kỷ XIX. Sự tích tụ tư bản dưới hình thức Tơrớt đã làm cho một số nghành công nghiệp ở Mỹ như sắt thép, đường, thuốc lá… rơi vào tay những tập đoàn tư bản lớn. Sự lạm dụng vị thế của những tập đoàn này trên thị trường vào cuố thế kỷ XIX làm cho người dân Mỹ họ đã gây sức ép để cho nhà nước phải ban hành những đạo luật chống Tơrớt với sự mở đầu bằng đạo luật Sherman năm 1890 luật Clayton năm 1914 hai luật cơ bản cho chính sách chống Tơrớt của Mỹ.

Năm 1936 luật Robinson- Patman đã ban hành và nghiêm khắc hơn trong việc xử lý các hành vi phân biệt đối xử. Đến đầu năm 1980 chính sách cạnh tranh của Mỹ được coi là chính sách chặt chẽ và nghiêm khắc nhất của thế giới. Trên thực tế hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh ở Mỹ theo luật Sherman là nghiêm cấm mọi hành vi ngăn cản thương mại theo chiều ngang và chiều dọc. Theo chiều ngang, các thỏa thuận giữa các đối thủ cạnh tranh về

những khía cạnh, cạnh tranh quan trọng như giá cả và sản lượng có thể được coi là phạm pháp và phải chị hình phạt rất nặng về tiền hoặc bỏ tù. Tác động thực tế hoặc sự hợp lý của giá cả hoặc phân chia thị trường được thỏa thuận không được chấp nhận là lý do cho thỏa thuận chiều ngang. Bản thân của các thỏa thuận này là vi phạm pháp luật. Người ta có thể áp dụng hình phạt nhẹ hơn như chấm dứt hoặc dình chỉ thỏa thuận. Các thỏa thuận theo chiều ngang khác cũng coi như là phạm pháp nhưng tính pháp lý của chúng lại phụ thuộc vào kết quả kiểm tra tức là phụ thuộc vào tác động thực tế của cạnh tranh đối với thỏa thuận. Ngăn cản thỏa thuận chiều ngang thường được sử dụng để bảo đảm rằng các nghành được giải quy chế không tiếp tục thói quen cũ của mình. Sau khi giải quyết quy chế của nghành hàng không hành vi ngoan cố đã bị phát giác.

Sức mạnh của luật về ấn định giá có nguồn gốc từ cơ sở kinh tế của chính sách cạnh tranh của Mỹ ngoài ra còn có yếu tố đạo đức một số người đã chứng minh sự cần thiết phải trừng phạt nặng bằng cách chỉ ra sự tương đồng giữa luật ấn định giá với luật chống ăn cắp vì với hai hành vi này đều lấy tiền túi của người tiêu dùng mà họ không hề biết và không muốn. Nhưng về pháp lý thì mức độ xử phạt có giảm bớt vì vậy các hoạt động thỏa thuận theo chiều ngang là các vụ kiện dân sự.

Về phía pháp lý, luật pháp Mỹ về thỏa thuận chiều ngang ít hữu dụng hơn do đó khó khăn tồn tại trong việc xử lý các hành vi phối hợp âm mưu ngầm, ngay cả đối với ủy ban thương mại liên bang có phần linh hoạt hơn. Tuy vậy những phân tích kinh tế cẩn trọng và việc đưa ra các bằng chứng đã hỗ trợ cho việc vần dụng thành công luật Sherman đối với các âm mưu ngầm trong nghành hàng không sau khi được giải quy chế, đồng thời cho thấy điểm yếu này có thể vượt qua trong những trường hợp phù hợp.

Với mục tiêu nâng cao việc đảm bảo của doanh nghiệp và hạn chế phạm vi và khả năng đưa ra quá nhiều các quyết định khác nhau của tòa án, một loạt các phương thức xét xử của tòa án đã được xác định là án lệ, làm mẫu cho những trường hợp xét xử sau đó (ví dụ thỏa thuận về giá, hạn chế sản xuất….). Như vậy xu hướng mới của tòa án tối cao là mở rộng hơn các án để xử lý những trường hợp thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.

Cũng như những nước khác Mỹ đưa ra những trường hợp ngoại lệ như cartel xuất khẩu được pháp luật công nhận. Trong đó năm 1958 luật kinh doanh chấp nhận sự hợp tác giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Những doanh nghiệp này được miễn trừ hoàn toàn về chống độc quyền, nguyên tắc hợp lý cũng được áp dụng. Các doanh nghiệp này được hưởng một hình thức miễn trừ pháp lý nhưng thực ra không phải là miễn trừ vì hành vi miễn trừ có thể không vi phạm pháp luật. Một số thỏa thuận được giới hạn trong phạm vi hẹp giữa các doanh nghiệp nhỏ độc lập về sở hữu và quản lý. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ không được hưởng bảo hộ về trách nhiệm pháp lý trong trường hợp là người bị kiện nhưng lại có những quy định mang lại lợi ích cho họ là người khởi kiện. Một trong các lập luận ủng hộ việc áp dụng mức bồi thường gấp ba lần thiệt hại và trả phí luật sư, cho phép các bên cùng kiện tập thể là để khuyến khích các doanh nghiệp nhỏ hơn với nguồn lực ít hơn khởi kiện tư nhân.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tăng cường quản lý nhà nuớc về chống hoạt động cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam (Trang 34 - 36)