Nội dung quản lý nhà nước về chống hoạt động CTKLM

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tăng cường quản lý nhà nuớc về chống hoạt động cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam (Trang 30 - 33)

- Cạnh tranh không hoàn hảo

1.2.3.Nội dung quản lý nhà nước về chống hoạt động CTKLM

Để chống CTKLM, Nhà nước trong hoạt động quản lý của mình phải thực hiện các công vụ chính sau đây:

1.2.3.1. Xây dựng chuẩn mực cạnh tranh

+ Quan niệm về chuẩn mực cạnh tranh

Đó là toàn bộ các chuẩn mực hành vi SXKD có liên quan đến sự chiến thắng của doanh nghiệp và doanh nhân này trước các doanh nghiệp và doanh nhân khác.

Để thực hiện QLNN về kinh tế, QLNN đối với doanh nghiệp, Nhà nước đương nhiên là phải có các chuẩn mực này. Nhưng đây là nói riêng về cạnh tranh, nên từ hệ các chuẩn mực chung trên, QLNN phải tập hợp riêng và ban hành riêng các chuẩn mực có tính hướng định cạnh tranh lành mạnh.

+ Tác dụng của công vụ này

Việc tuyển tập và ban hành chuẩn mực này có hai tác dụng lớn:

Một là, để những người cạnh tranh luôn luôn hướng thiện. Họ cần biết sự

cạnh tranh lành mạnh nhiều hơn là sự CTKLM;

Hai là, tập trung sự chú ý của doanh nghiệp và doanh nhân vào trọng

điểm khi tiến hành các hành vi sản xuất kinh doanh. Điều này giống như sự lưu ý con người hành động phải hết sức lưu ý khi thực thi những thao tác quan trọng để tránh sự cố kỹ thuật hoặc tai nạn lao động.

1.2.3.2. Định hình, định dạng, định dấu hiệu của các hành vi CTKLM + Quan niệm về Dạng, Hình, Dấu hiệu của hành vi CTKLM

Dạng, Hình, Dấu hiệu của hành vi CTKLM chính là những căn cứ pháp lý để xác định đâu là hoạt động CTKLM. Có thể nói đây được coi là đặc điểm nhận dạng hoạt động CTKLM.

+ Ý nghĩa, tác dụng của công vụ này

Các dấu hiệu để nhận biết hành vi CTKLM có tác dụng nhiều mặt, điển hình là:

Thứ nhất, đó là cái để toàn dân dễ nhận diện đối tượng phải chống

Thứ hai, đó là cái để mọi doanh nghiệp và doanh nhân biết đường sai

để tránh

Thứ ba, đó là thước đo để phân định giữa Lành mạnh và Không lành

mạnh trong cạnh tranh để khi xử lý không bị rơi vào tình trạng đưa đẩy, đôi co, điều rất dễ xảy ra khi thẩm định sự không lành mạnh của cạnh tranh.

Thước đo này càng chính xác, Dạng, Hình, Dấu hiệu của hành vi CTKLM càng được dựng lên rõ nét bao nhiêu, càng dễ cho việc phân định các hành vi cạnh tranh phạm bấy nhiêu, nhất là khi người dân cũng tham gia chống CTKLM.

1.2.3.3. Tuyên truyền phổ biến thường xuyên, sâu rộng các chuẩn mực CTLM và các dấu hiệu của CTKLM

Việc này giống như việc tuyên truyền phổ biến pháp luật, để qua đó mọi người dân, mọi doanh nghiệp và thành phần trong xã hội nhận thức rõ về những hành vi được coi là CTKLM.

1.2.3.4. Thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm các tội phạm CTKLM

Đây cũng là một công đoạn phổ thông của mọi quá trình điều chỉnh pháp luật, và hoạt động quản lý nhà nước đã được lý luận chung về pháp luật trình bày.

1.2.3.5. Bảo đảm quyền tự vệ chính đáng của người bị hại do CTKLM gây ra + Quan niệm về quyền tự vệ chính đáng khi bị CTKLM tấn công

Đó là toàn bộ các hành vi nhằm cải chính, bác lại, Nhà nước bảo vệ,.. khi có hành vi CTKLM của một đối thủ nào đó hướng vào mình.

Sự bảo đảm của Nhà nước có nghĩa là:

- Nhà nước tạo diễn đàn cho người bị hại lên tiếng;

- Nhà nước bảo vệ người bị hại trước mọi đe dọa khi họ tố cáo.

1.2.3.6. Tổ chức làm chủ cho toàn dân trong việc chống CTKLM

CTKLM vốn là hành vi phạm pháp, phạm đạo đức, lại là “căn bệnh” phổ thông, nhiều doanh nghiệp và doanh nhân mắc phải.

Vì thế, việc phát hiện bệnh là rất quá nặng nề đối với cơ quan công quyền. Và chỉ nhân dân, người tiêu dùng là sẽ là những người phát hiện sớm những hành vi CTKLM. Nhưng để tai mắt nhân dân nhắm vào các hành vi CTKLM, Nhà nước phải tạo điều kiện an toàn và thuận lợi về:

- Người nghe phản ánh;

- Phương tiện truyền, báo tin phản biện; - Sự bảo hộ cho người cung cấp tin.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Tăng cường quản lý nhà nuớc về chống hoạt động cạnh tranh không lành mạnh ở Việt Nam (Trang 30 - 33)