Pha tách dãn đồng trầm tích trong Eoxen – Oligoxen sớm (D3.1)

Một phần của tài liệu Lịch sử phát triển biến dạng Mesozoi muộn-Kainozoi bồn trũng Cửu Long và lục địa kế cận và mối liên quan với hệ thống dầu khí (Trang 129)

Pha tách dãn D3.1 xảy ra vào Eoxen- Oligoxen sớm đã gây nên sự biến dạng bề mặt san bằng kiến tạo đã được thành tạo vào Paleoxen. Di chỉ để lại của pha này là các tầng trầm tích phun trào lấp đầy các bán địa hào và bán địa lũy theo phương ĐB- TN (60-70°) thấy rất rõ trên các mặt cắt địa chấn phương TB-ĐN cắt qua các bán địa hào ở TB Sư Tử Đen-Sư Tử Vàng, Cá Ngừ Vàng, TB Hải Sư Đen, bán địa hào TB Hà Mã Xám, tây bắc Bạch Hổ (hình 3.4, 3.4, 3.7, 3.14, 3.30). Trầm tích thời kỳ này ở bán địa hào TB Bạch Hổ-Rồng được xếp vào tầng SH12, SH11, và SH10; cịn ở bán địa hào TB CNV cũng được chia ra các tập F, E1, E2. Ở bán địa hào TB Hà Mã chia ra E1 và E2. Ở bán địa hào ĐN Sư Tử Trắng chia ra F, E1 và E2. Kết quả phân

124

tích hĩa thạch của tầng SH10 hay tầng E2 cho tuổi Oligoxen sớm. Cịn tập SH11, SH12 cho tuổi Eoxen và phần dưới của Oligoxen sớm.

Các bán địa hào bán địa lũy này được giới hạn bởi các đứt gãy thuận listric cùng phương ĐB-TN, cắm về ĐN với gĩc dốc thoải (hình 3.28b, 3.29, 3.30, 4.22, 4.14). Bề dày trầm tích tầng E cũng thay đổi từ TB về ĐN theo xu thế mỏng dần về phía ĐN và cĩ kiến trúc kề áp cả 2 phía của bán địa hào. Phía đơng nam kề áp vào mĩng nhơ cao đồng trầm tích cịn phía tây bắc kề áp vào đứt gãy (hình 4.11, 4.14). Bề dày trầm tích Eoxen-Oligoxen sớm mới được thành tạo trong pha này khơng đủ bù cho sự giảm bề dày do quá trình thối hố vỏ lục địa cổ, bề mặt Moho được nâng lên

Lấp đầy các bán địa hào là các trầm tích vụn thơ đến rất mịn được thành tạo trong mơi trường lục địa ven bờ. Thành phần chủ yếu là cuội, cát cĩ khả năng chứa xen kẹp với các tầng sét giàu vật chất hữu cơ cĩ khả năng sinh và chắn tốt. Vào pha này, trong các bán địa hào, bán địa lũy cịn cĩ các tầng phun trào basalt xen kẹp đã phát hiện ở một số giếng khoan tại cấu tạo Hải Sư Đen và Hà Mã Xám với bề dày đạt tới 200-400m. Kết quả phân tích thạch học một số mẫu phun trào trong tập E ở các cấu tạo trên đã kết luận chúng gồm các đá phun trào basalt, dolerite và cả andesite. Tuy nhiên, kết quả phân tích địa hĩa 12 nguyên tố cơ bản của các thành tạo phun trào trên lại chứng minh chúng cĩ thành phần hĩa đặc trưng cho các đá basalt,

chỉ số hàm lượng kiềm Na2O và K2O khá cao (1.94-2.82% và Na2O> K2O) chứng tỏ

rằng các đá basalt này cĩ nguồn gốc tách dãn ở miền vỏ lục địa.

Đi kèm các tầng phun trào basalt này cịn cĩ các dyke mạch thành phần tương phản (gabbro-syenite) xuyên cắt vào mĩng trước Kainozoi và đã được bắt gặp ở nhiều giếng khoan như Cam, Tam Đảo, Bà Đen, Lạc Đà Nâu, Hải Sư Đen và cĩ tuổi ứng với phức hệ Cù Mơng, Phan Rang đã được phân chia ở đới Đà Lạt. Ở bồn trũng Cửu Long, các dyke mạch thường phát triển dọc các đứt gãy listric.

Ở lục địa kế cận (đới Đà Lạt) phát triện mạnh mẽ các dyke mạch gabbro diabase và granosyenite kéo dài theo phương ĐB-TN. Chúng thường tạo thành các địa hình dải núi thấp kéo dài vài km đến vài chục km, rộng từ vài chục mét đến vài trăm mét và cĩ thể quan sát một cách khá rõ trên bản đồ ảnh vệ tinh và bản đồ địa

125

hình. Ví dụ như ở các khu vực Đèo Cậu, Cà Ná, Vĩnh Hy. Kết quả phân tích tuổi đồng vị của các dyke mạch này ở lục địa của các nhà địa chất cho thấy chúng cĩ khoảng tuổi 60-30tr.n.

Các dyke mạch tương phản này đặc trưng cho bối cảnh tách dãn kiểu rift ở lục địa. Liên quan với hoạt động tách dãn này là do ảnh hưởng của tách dãn tạo vỏ đại dương ở Biển Đơng. Miền vỏ đại dương biển Đơng cĩ tuổi cổ nhất là 32 tr.n., tức vào 32tr.n. vỏ lục địa ở đây đã bị kiến hủy hồn tồn, cĩ nghĩa là đã ở giai đoạn 2 của chu kỳ Willson. Điều này cho thấy quá trình tách dãn lục địa ứng với thời kỳ đầu của chu kỳ Willson-tách dãn vỏ lục địa- phải bắt đầu từ trước 32 tr.n. Cường độ tách dãn mạnh nhất ở Biển Đơng Trẻ hiện tại (tạo miền vỏ đại dương mới) và giảm dần theo phương từ ĐN về TB. Tại khu vực bồn trầm tích Cửu Long hiện nay, vỏ lục địa cổ bị thối hố và bù vào đấy là lớp trầm tích phun trào dày 2000-3000m cĩ tuổi Eoxen-Oligoxen sớm lấp đầy các bán địa hào kéo dài theo phương ĐB-TN. Về phía TB (khu vực đới Đà Lạt hiện nay), cường độ tách dãn giảm nhiều và vùng khơng bị sụt lún tạo bồn trầm tích song vẫn phát triển các dyke mạch cặp tương phản Cù Mơng, Phan Rang.

Từ những dẫn chứng trên cho phép xác định tuổi của pha D3.1 cĩ thể bắt đầu từ 45tr.n. và kết thúc vào trước 24 tr.n. (trước lúc trầm tích E bị biến dạng, bĩc mịn).

Hình 4.11a. Sự thay đổi bề dày trầm tích ở ĐB bồn Cửu Long, các đứt gãy thuận đồng trầm tích ĐB-TN hoạt động vào D3.1, sinh mới và tái hoạt động nghịch, trượt

126

Hình 4.11b. Sự thay đổi bề dày trầm tích ở TN bồn Cửu Long, các đứt gãy thuận đồng trầm tích ĐB-TN hoạt động vào D3.1, sinh mới và tái hoạt động nghịch, trượt

bằng và nghịch bằng VT, á KT và ĐB-TN vào D3.2, D3.3, D3.4 và D4.2.

Hình 4.12a. Mặt cắt địa chất-địa vật lý phương TB-ĐN cho thấy trầm tích E+F lấp đầy bán địa hào và kề áp kênh các bán địa lũy ở khu vực phía tây nam bồn trũng Cửu

127

Hình 4.12b. Mơ hình đứt gãy listric

Hình 4.13. Biểu đồ trường ứng suất biến dạng Eoxen – Oligoxen sớm (pha D3.1)

Một phần của tài liệu Lịch sử phát triển biến dạng Mesozoi muộn-Kainozoi bồn trũng Cửu Long và lục địa kế cận và mối liên quan với hệ thống dầu khí (Trang 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)