Giai đoạn biến dạng D2

Một phần của tài liệu Lịch sử phát triển biến dạng Mesozoi muộn-Kainozoi bồn trũng Cửu Long và lục địa kế cận và mối liên quan với hệ thống dầu khí (Trang 156)

Giai đoạn D2 thành tạo các đá phun trào andesite, và rhyoite và các thể xâm nhập cĩ thành phần từ trung tính đến siêu axit. Ở thực địa vùng Cơn Đảo, Kê Gà, Cà Ná các đá phun trào và xâm nhập axit, siêu axit bị nứt nẻ rất mạnh. Kết quả khoan dầu khí ở mỏ Bạch Hổ, Ruby, Cá Ngừ Vàng cũng chứng minh cho điều đĩ.

Các đá granit trung tính bị nứt nẻ trung bình, cĩ khả năng chứa kém hơn. Các đá grabro, grabro diorite thuộc pha đầu của phức hệ Định quán thì bị nứt nẻ yếu, khả năng chứa kém nhất.

Các giai đoạn D1 và D2 chủ yếu đĩng vai trị tạo mĩng chứa dầu khí ở bồn trũng Cửu Long và phá hủy các đá thành tạo trước lúc xảy ra biến dạng bao gồm cả đá trầm tích, phun trào và xâm nhập cĩ tuổi trước Kainozoi, song phần lớn các khe nứt và đứt gãy được hình thành đều bị lấp đầy bởi các hoạt động nhiệt dịch về sau. Chúng là đới xung yếu và thường bị tái hoạt động trong các pha sau.

Khe nứt trong các đá này được hình thành trong các giai đoạn rất khác nhau và cĩ cơ chế rất khác:

Khe nứt nguyên sinh: do sự nguội lạnh ở rìa của các khối magma và cĩ sự phân bố hạn hẹp ở rìa khối magma cĩ sau. Tuy nhiên, loại khe nứt này cũng phần lớn bị lấp đầy bởi các loại trầm tích và hoạt động nhiệt dịch về sau.

Khe nứt do biến đổi nhiệt dịch cũng chỉ phân bố ở rìa khối magma.

Khe nứt do phong hố lý học chỉ nằm ở các khối magma xâm nhập bị bĩc mịn, song bề dày của đới phong hố cơ học này khơng lớn, thường khơng quá vài chục mét, hơn nữa chúng cũng bị lấp nhét bởi các vật liệu trầm tích trong KZ.

Khe nứt kiến tạo hình thành do các pha biến dạng trẻ trong KZ tác động vào mĩng gây dập vỡ mạnh. Mức độ nứt nẻ của đá mĩng cịn phụ thuộc vào thành phần

151

thạch học của đá mĩng. Với cùng một trường lực kiến tạo thì: nhĩm đá felsic bị dập vỡ, nứt nẻ mạnh hơn, cịn nhĩm đá trung tính và mafic khĩ dập vỡ hơn. Điều này đã được minh chứng ở khu vực mỏ Bạch Hổ. Ở đây, phần trung tâm là đá granit sáng màu phức hệ Ankroet (cịn được gọi là Cà Ná) cĩ mức độ nứt nẻ cao nhất và cũng là nơi cho dịng sản phẩm lớn nhất tức cĩ nơi này cĩ khả năng chứa cao. Ở các diện tích phân bố đá granodiorite phức hệ Định Quán thì mật độ khe nứt thấp hẳn, khả năng cho dịng cũng kém hơn, nghĩa là khả năng chứa dầu khí ở khu vực phát triển granodiorite kém hơn.

Nĩi tĩm lại, các hoạt động kiến tạo trước Eoxen (giai đoạn D1 và D2) đĩng vai trị quan trọng trong việc tạo nên tầng đá mĩng chứa dầu ở bồn trũng Cửu Long và phá hủy các đá thành tạo trước lúc xảy ra biến dạng bao gồm cả đá trầm tích, phun trào và xâm nhập cĩ tuổi trước Kainozoi, khơng cĩ ý nghĩa đối với sự thành tạo tầng sinh, tầng chắn, cũng như quá trình sinh, và dịch chuyển dầu khí. Dưới tác động của các hoạt động kiến tạo trong các giai đoạn D1 và D2 này, các đá mĩng cũng đã bị phá hủy mạnh mẽ bởi các hệ thơng khe nứt và nứt nẻ, song hầu như khơng cĩ khơng cĩ ý nghĩa vì phần lớn chúng bị lấp đầy bởi phần lớn chúng bị lấp đầy bởi dyke mạch do các hoạt động nhiệt dịch về sau, rất ít cĩ thể cĩ khả năng chứa do được mở ra trong các pha kiến tạo về sau nhưng khơng đáng kể. Các kiến trúc khối nhơ sụt trong các thời kỳ trước Eoxen cũng đã bị xĩa nhịa trong giai đoạn nâng bĩc mịn san bằng kiến tạo vào Paleoxen nên khơng cĩ ý nghĩa là bẫy chứa.

Một phần của tài liệu Lịch sử phát triển biến dạng Mesozoi muộn-Kainozoi bồn trũng Cửu Long và lục địa kế cận và mối liên quan với hệ thống dầu khí (Trang 156)