Các thành tạo magma xâm nhập

Một phần của tài liệu Lịch sử phát triển biến dạng Mesozoi muộn-Kainozoi bồn trũng Cửu Long và lục địa kế cận và mối liên quan với hệ thống dầu khí (Trang 67)

Cho đến hiện nay, ở bồn trũng Cửu Long đã phát hiện các đá magma xâm nhập cĩ tuổi Jura-đến Paleogen ở các giếng khoan thăm dị và khai thác dầu khí và được nghiên cứu khá chi tiết ở khu vực mỏ Bạch Hổ-Rồng bởi các nhà địa chất thuộc Viện NIPPI của VietsoPetro [39], [40], [41], [42], [43].

Các thành tạo magma xâm nhập ở vùng lục địa thuộc diện tích nghiên cứu đã được đề cập trong các cơng trình đo vẽ bản đồ địa chất 1:500.000, 1:200.000, 1:50.000 của Liên đồn Bản đồ địa chất Miền Nam [1], [2] các nghiên cứu chuyên đề trong đo vẽ bản đồ địa chất của Huỳnh Trung, Bùi Minh Tâm, Trịnh Long (2003 , 2008 [34]), Vũ Như Hùng (2003, 2004, 2008 [33] [35]). Việc phân chia ra 3 phức hệ magma xâm nhập về cơ bản đã được thống nhất về thành phần thạch học, cịn tuổi của chúng cịn nhiều tranh luận. Trên bản đồ địa chất 1:500.000 [1], các đá magma Mesozoi muộn được chia làm 2 phức hệ Định Quán-Ankroet và phức hệ Đèo Cả, cịn trên bản đồ 1:200.000 [2] chia ra 3 phức hệ Định Quán, Đèo Cả và Ankroet (cịn gọi là Cà Ná) và cho rằng phức hệ Ankroet trẻ hơn.

62

Kết quả nghiên cứu hiện nay của các nhà magma về cơ bản đã thống nhất chia

ra các phức hệ magma xâm nhập như sau: phức hệ Định Quán (DG/J3-K1đq), phức

hệ Đèo Cả (G/Kđc), phức hệ Ankroet (G/K2ak), phức hệ Phan Rang (GpEpr), Cù

Mơng (Gb/Ecm) (hình 3.1, 3.2).

Trong cơng trình này, trên cơ sở tổng hợp và phân tích thành phần thạch học, thạch địa hĩa từ các giếng khoan ở bồn trũng Cửu Long và lục địa kế cận từ các cơng trình đã cơng bố, tác giả đã chia các thành tạo xâm nhập cĩ tuổi từ Jura muộn đến Paleoxen làm 3 nhịp: nhịp xâm nhập Jura muộn-Creta sớm, nhịp xâm nhập Creta muộn và nhịp xâm nhập Paleogene.

3.2.2.1. Các thành tạo xâm nhập Jura muộn-Creta sớm

Các thành tạo xâm nhập Jura muộn-Creta sớm ở vùng nghiên cứu lộ ra ở nửa đơng của vùng lục địa kế cận bồn trũng Cửu Long và đã bắt gặp trong nhiều giếng khoan vào mĩng ở bồn trũng Cửu Long cũng như ở bồn trũng Nam Cơn Sơn (hình 3.1).

Nhịp magma xâm nhập này bao gồm các đá thuộc Phức hệ Định Quán (DG/J3-

K1đq) và Đèo Cả (G/Kđk).

Granitoid phức hệ Định Quán và Đèo Cả lộ ra thành nhiều khối dọc ven biển từ Vũng Tàu đến Cà Ná, Phan Rang, Cam Ranh và các vùng Ninh Sơn, Đèo Ngoạn Mục, Định Quán… và chiếm phần lớn diện tích mĩng trước Kainozoi bồn trũng Cửu Long gặp được ở các giếng khoan ở phía ĐB Bạch Hổ. Phức hệ bao gồm một loạt phân dị các đá granitoid từ trung tính đến felsic được phân chia thành các pha như sau: pha 1 gồm gabrodiorite, diorite; Pha 2 gồm granodiorite, tonalite; Pha 3: granit biotite, monzogranit, granit biotite hornbblend và pha đá mạch gồm specsartite, granodiorite porphyr, granosyenite porphyr, granit aplite, granit pegmatite.

Theo các kết quả nghiên cứu thạch địa hĩa của TS. Trịnh Văn Long cho thấy granitoid Định Quán và Đèo Cả là sản phẩm của loạt phân dị dài, liên tục từ gabro, gabro-diorite qua diorite, granodiorite tới granit biotite hornbblend do vậy chúng cĩ

thành phần SiO2 biến thiên khá rộng, đại diện cho granitoid vơi-kiềm ở Nam Việt

63

Sự tiến hĩa của qúa trình phân dị magma Định Quán và Đèo Cả: từ diorite qua granit giàu calci, granit thấp calci tới granit sáng màu phân dị cao. Trong các đá sáng màu phân dị cao cĩ một số rơi vào trường granit chứa Sn-W-Mo, đĩ là một số thể granit được xếp vào phức hệ Đèo Cả, điều này hồn tồn đúng với thực tế. Tương quan Rb-K/Rb cũng phản ánh xu thế phân dị từ đá sẫm màu (K/Rb cao) tới đá sáng màu (Rb cao). Các số liệu thạch hố cũng cho thấy granitoid Định Quán và Đèo Cả được hình thành trong bối cảnh cung rìa lục địa tích cực trong Mesozoi muộn.

Các thể xâm nhập này xuyên cắt Hệ tầng La Ngà (J2ln) và bị phủ bởi các thành

tạo phun trào tuổi Creta muộn (Hệ tầng Đơn Dương). Tuổi đồng vị K-Ar và Rb-Sr của granitoid Định Quán và Đèo Cả biến thiên trong khoảng 144 tr.n đến 82 tr.n, trong đĩ tần suất gặp lớn nhất là khoảng 100 tr.n. Tuổi của phức hệ được xếp vào Jura muộn-Creta.

3.2.2.1. Các thành tạo xâm nhập Creta muộn

Phức hệ Ankroet (GK2ak)

Granit phức hệ Ankroet lộ ra chủ yếu ở đới Đà Lạt, chúng tạo thành những thể xâm nhập đẳng thước ở xung quanh Đà Lạt (Suối Vàng, thác Cam Ly, Tuyền Lâm, Trại Mát), Núi Le, Núi Chứa Chan.... Các khối xâm nhập granit sáng màu này thường tạo địa hình núi cao cĩ đỉnh khá trịn và mềm mại.

Kết quả nghiên cứu đã phân chia trong phức hệ một số thành tạo theo các đặc trưng thạch học gồm: granit biotite cĩ hornblend, granit biotite, granit sáng màu 2 mica và pha đá mạch: granitaplite, granit porphyr, pegmatite.

Điểm đặc trưng nổi bật của các xâm nhập phức hệ Ankroet trong vùng nghiên cứu là sự cĩ mặt chủ yếu của các thành tạo tương đối sáng màu với sự xuất hiện đơi khi của hornblend (mặc dầu với khối lượng chỉ đạt 1-3%) trong các thành tạo sẫm màu hơn. Đá cĩ kiến trúc phổ biến là hạt nửa tự hình hạt nhỏ-trung; đơi khi gặp kiến trúc porphyr yếu với ít ban tinh feldspar kích thước lớn tương đối tự hình; cấu tạo khối giữ vai trị chủ đạo. Các biến đổi sau magma đặc trưng nhất của phức hệ là quá trình greisen hĩa.

Tuổi đồng vị K-Ar và Rb-Sr của các đá phức hệ Ankroet biến thiên trong khoảng 118-80 tr.n, tần suất gặp lớn nhất là khoảng 90 tr.n [3], [33]. Granit Ankroet

64

xuyên cắt các đá phun trào felsic Hệ tầng Đơn Dương tuổi Creta muộn quan sát được ở vùng Đức Trọng, Trại Mát… vì vậy phức hệ được hầu hết các nhà địa chất xếp tuổi Creta muộn.

3.2.2.1. Các thành tạo xâm nhập Paleoxen-Eocen

Các thành tạo xâm nhập này được các nhà đo vẽ bản đồ địa chất chia làm 2 phức hệ: phức hệ Phan Rang và phức hệ Cù Mơng. Chúng được mơ tả chi tiết ở khu vực Phan Rang và thường đi kèm với nhau tạo thành chùm dyke mạch, và phân bố khá rộng rãi trên lục địa. ở bồn trũng Cửu Long hiện đã gặp ở nhiều giếng khoan vào mĩng granit song chưa được nghiên cứu chi tiết về tuổi.

Phức hệ Phan Rang (GpEpr)

Phức hệ đai mạch sáng màu Phan Rang cĩ mặt ở khắp đới Đà Lạt cũng như ở bồn trũng Cửu Long dưới dạng những thể dyke từ nhỏ đến khá lớn (bề rộng từ vài decimét đến 300m) cĩ phương chủ yếu là ĐB-TN, ít hơn là B-N, Đ-T và TB-ĐN.

Các thành tạo xâm nhập nơng kiểu Phan Rang trong vùng nghiên cứu thường cĩ thành phần tương đối đồng nhất, bao gồm các đá: granodiorit porphyr, monzogranodiorit porphyr, granit porphyr, granit granophyr, riodacit porphyr, felsic porphyr. Đá thường cĩ kiến trúc porphyr; cấu tạo khối hoặc đơi khi cĩ cấu tạo sọc dải. Nhìn chung, các thành tạo này thường bị biến đổi yếu với các biểu hiện sét hĩa, sericit hĩa, carbonat hĩa.Tuổi đồng vị K-Ar của các đá đai mạch sáng màu phức hệ Phan Rang là 62tr.n. đến 67 tr.n.

Phức hệ Cù Mơng (Ecm)

Các đai mạch sẫm màu đang xếp vào phức hệ Cù Mơng thường cĩ qui mơ nhỏ, với bề rộng từ 1-3m đến 20-30m. Các dyke, mạch thường kéo dài hàng chục, cĩ khi vài trăm mét theo các phương ĐB-TN, á vĩ tuyến hoặc á KT. Chúng cĩ quan hệ xuyên cắt rõ ràng nhưng ít gây biến đổi đối với các xâm nhập phức hệ Định Quán và Đèo Cả hoặc với các trầm tích phun trào Hệ tầng Nha Trang.

Trong các thành tạo đá mạch sẫm màu đang được xếp vào phức hệ Cù Mơng trong vùng nghiên cứu thường cĩ mặt các nhĩm đá từ diabas, gabrodiabas, gabrodiorite đến diorhyte porphyrite. Đá thường cĩ cấu tạo khối, định hướng yếu; kiến trúc tàn dư diabas, gabro-ophyt hoặc hạt nửa tự hình.

65

Kết quả phân tích thạch địa hĩa, quy luật phân bố của các dyke mạch này cho thấy các dyke mạch Cù Mơng, Phan Rang thuộc loạt magma tương phản, đặc trưng cho chế độ tách dãn ở miền vỏ lục địa [3].

Một phần của tài liệu Lịch sử phát triển biến dạng Mesozoi muộn-Kainozoi bồn trũng Cửu Long và lục địa kế cận và mối liên quan với hệ thống dầu khí (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(176 trang)