Pha tách dãn tạo bồn trầm tích Jura sớm-giữa (D1.1)

Một phần của tài liệu Lịch sử phát triển biến dạng Mesozoi muộn-Kainozoi bồn trũng Cửu Long và lục địa kế cận và mối liên quan với hệ thống dầu khí (Trang 118)

Vào đầu Jura sớm vùng nghiên cứu được phân làm 2 phần:

- Phần tây bắc (đới Đà Lạt hiện nay) cĩ chế độ sụt lún bình ổn với mặt cắt

kiểu biển tiến của các hệ tầng Đắc Bùng và Dray Linh tuổi Jura sớm. Bồn trầm tích này kéo dài theo phương TB-ĐN từ ĐN đới Đà Lạt, cĩ thể bao gồm 1 phần rìa TB bồn trũng KZ sớm Cửu Long, qua lãnh thổ Campuchia, Nam Lào đến ĐB Thái Lan. Bồn trũng được thành tạo do ứng suất tách dãn phương ĐB-TN (hình 4.2) phát sinh phát triển trên đới biến cải nhiệt Trias. Vào Jura giữa, chế độ sụt lún giảm dần và tạo nên mặt cắt kiểu biển lùi với di chỉ là các thành tạo cát kết, bột kết hạt mịn hệ tầng La Ngà chuyển sang cát kết hạt vừa đến thơ hệ tầng Sơng Phan và cát kết, bột kết màu tím hệ tầng Chiu Riu và Easup.

- Ở khu vực bồn trầm tích Kainozoi sớm Cửu Long hiện nay, vào thời gian

này-Jura sớm giữa- phần lớn diện tích bị nâng và vắng mặt trầm tích tuổi Jura sớm- giữa, ngoại trừ phần rìa TB-khu vực ĐB cấu tạo Sư Tử Nâu, Hổ Xám là nơi phát hiện trầm tích bị sừng hố giống với hệ tầng La Ngà.

Dưới tác động của trường ứng suất căng dãn phương ĐB-TN này, cĩ thể cĩ hàng loạt các đứt gãy thuận phương TB-ĐN được hình thành. Chúng đĩng vài trị là đứt gãy ranh giới bồn. Tuy vậy, hiện nay các đứt gãy này khĩ phát hiện do đã bị cắt

113

dịch và phá huỷ bởi các hoạt động biến dạng về sau cũng như bị phủ bởi các thành tạo trẻ hơn.

Một phần của tài liệu Lịch sử phát triển biến dạng Mesozoi muộn-Kainozoi bồn trũng Cửu Long và lục địa kế cận và mối liên quan với hệ thống dầu khí (Trang 118)