1. Khái quát hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư của ngân hàng Vai trò, mục đích của thẩm định tài chính đối với ngân hàng
1.3. Nội dung thẩm định tài chính
1.3.1. Thẩm định tổng mức vốn đầu tư của dự án
Việc xác định tổng mức vốn đầu tư của dự án là rất cần thiết đối với ngân hàng, vì nó giúp ngân hàng kiểm soát được những sai lệch phát sinh của tổng mức vốn đầu tư sau này và dễ dàng quản lý hiệu quả, chi phí, thời gian của dự án hơn. Tổng mức vốn đầu tư của dự án là tất cả các chi phí phát sinh để tiến hành hoạt động của dự án, bao gồm: chi phí nghiên cứu cơ hội đầu tư, lập báo cáo khả thi, chi phí thực hiện dự án, chi phí dự phòng…Vốn đầu tư của dự án bao gồm:
+ Vốn đầu tư vào tài sản cố định: chi phí xây lắp và mua sắm thiết bị, lãi vay dài hạn trong thời gian đầu tư, chi phí chuẩn bị đầu tư. Các tài sản cố định đầu tư có thể là tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình. Vốn đầu tư vào tài sản cố định thường chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng mức vốn đầu tư, đặc biệt là các dự án sản xuất.
+ Vốn đầu tư vào tài sản lưu động: tỷ trọng vốn đầu tư vào tài sản lưu động trong tổng vốn đầu tư còn tùy thuộc vào tình hình kinh doanh, đặc điểm của từng dự án.
+ Vốn dự phòng
Xác định tổng vốn đầu tư sẽ giúp ngân hàng xác định được quy mô của dự án, xem xét liệu dự án có phù hợp với thẩm quyền quyết định của chi nhánh mình hay không, hay phải trình vượt cấp. Tính toán chính xác tổng vốn đầu tư còn giúp CBTĐ có thể so sánh với các dự án cùng ngành để kiểm tra tính hợp lý của kết quả tính toán, phát hiện sai sót trong cách tính, con số.
1.3.2. Thẩm định nguồn vốn, cơ cấu nguồn vốn đầu tư và tiến độ sử dụng vốn
- Thẩm định nguồn vốn huy động cho dự án:
+ Vốn tự có: khả năng chủ đầu tư góp vốn, phương thức góp vốn (bằng tiền, hiện vật…), tiến độ góp vốn.
+ Vốn vay nước ngoài: CBTĐ sẽ xem xét việc vay vốn đã được xác nhận ở mức độ nào, khả năng thực hiện vốn vay.
vay này trên tổng mức đầu tư dự án, khả năng thực hiện, kiểm tra xem dự án có đồng thời vay vốn ở nhiều ngân hàng thương mại khác nhau hay không, mức độ cam kết tham gia góp vốn của các tổ chức tín dụng khác (nếu có). Để đánh giá tính khả thi của các nguồn vốn tài trợ cho dự án, CBTĐ có thể kiểm tra qua các tài liệu như: biên bản thỏa thuận cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại, cam kết bảo lãnh của công ty mẹ hoặc bên thứ ba, cam kết tăng vốn góp của cổ đông, tài liệu chứng minh tham gia góp vốn của các bên đối tác.
+ Vốn khác: ứng trước tiền hàng từ khách hàng của doanh nghiệp, …
- Trên cơ sở tính toán lại tổng mức vốn đầu tư, năng lực tài chính của doanh nghiệp, các nguồn vốn tham gia dự án, CBTĐ sẽ xác định lại số vốn mà doanh nghiệp cần vay:
Vốn vay = Tổng nhu cầu vốn – Vốn chủ sở hữu – các nguồn vốn khác
- Căn cứ tiến độ thực hiện dự án sẽ xác định được tiến độ sử dụng vốn đầu tư, từ đó xây dựng kế hoạch giải ngân và thu nợ.
- Để bảo đảm an toàn vốn, đồng thời tăng thêm trách nhiệm cho chủ đầu tư dự án, các ngân hàng thường yêu cầu một tỷ lệ nhất định của vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án, tối thiểu là 15% và tùy mức độ rủi ro của dự án mà ngân hàng có thể yêu cầu cao hơn. Vì vậy khi thẩm định cơ cấu nguồn vốn, CBTĐ còn quan tâm đánh giá tính hiện thực, tính khả thi của nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn khác tham gia vào dự án, tránh tình trạng khách hàng kê khai không trung thực, kê khai nguồn vốn chủ sở hữu cao để đảm bảo đủ tỷ lệ nguồn vốn theo yêu cầu của Ngân hàng nhưng trên thực tế thì khách hàng không tham gia đủ vốn.
- Đối với các công trình đầu tư bằng nhiều nguồn vốn cần phải có xác nhận của cơ quan quản lý đối với từng nguồn vốn đó, ngoài ra cần xem xét tỷ lệ từng nguồn vốn tham gia trong từng giai đoạn hoạt động của dự án, đánh giá khả năng tham gia của từng loại nguồn vốn để cân đối với nhu cầu vốn đầu tư thực hiện dự án.
1.3.3. Thẩm định dòng tiền của dự án
- Kiểm tra tính chính xác, hợp lý của các số liệu doanh thu, chi phí của dự án.
phí tiêu hao nguyên nhiên vật liệu, năng lượng; mức độ hợp lý của các định mức tiêu hao; chi phí nhân công, thu nhập lao động so với các dự án khác cùng lĩnh vực; kiểm tra phương pháp xác định khấu hao và mức khấu hao, ...
+ Kiểm tra tính hợp lý của giá bán sản phẩm: giá bán hiện nay của sản phẩm, so sánh với giá bán của các sản phẩm cùng loại, xác định giá bán bằng phương pháp gì, xu hướng biến động của giá cả trong tương lai... Để có thể đánh giá được chính xác khả năng biến động của giá cả, CBTĐ của ngân hàng đã thu thập và phân tích các số liệu thống kê về giá cả của sản phẩm trong các năm trước đó, kết hợp với việc tham khảo các số liệu về cung cầu sản phẩm trên thị trường quốc tế và trong nước, xác định qui luật biến động của giá cả để ước tính cho tương lai. Kinh nghiệm cho thấy, đối với các sản phẩm tốt, đã xây dựng được thương hiệu thường ổn định về giá cả và khả năng tiêu thụ. Giá bán qua các năm có thể áp dụng tính trượt giá ở mức độ nhất định. Tuy nhiên cần chú ý tính nhất quán trong tính toán, nếu tính trượt giá cho sản phẩm đầu ra thì khi giả định yếu tố đầu vào cũng cần xác định mức độ trượt giá phù hợp và ngược lại.
+ Kiểm tra khối lượng tiêu thụ sản phẩm dự kiến của dự án có phù hợp với thực tế và cuối cùng tính toán lại doanh thu của dự án:
Doanh thu dự kiến = Giá bán dự kiến x Khối lượng sản phẩm tiêu thụ dự kiến. + Xác định mức thuế áp dụng đối với dự án: thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp, các loại thuế khác (nếu có) hoặc các trợ cấp, ưu đãi thuế đối với dự án.
- Tính toán lại dòng tiền ròng của dự án theo quan điểm của Ngân hàng.
Dòng tiền của dự án phản ánh các khoản thu và khoản chi được kỳ vọng xuất hiện tại các mốc thời gian khác nhau trong suốt chu kỳ dự án. Để tính toán được dòng tiền của dự án, cán bộ thẩm định cần xác định khoảng thời gian phù hợp để tính toán dòng tiền và hiệu quả tài chính của dự án. Dòng tiền có thể là dòng thu nhập hoặc dòng chi phí. Dòng tiền ròng bằng dòng thu nhập trừ đi dòng chi phí.
Dưới quan điểm khác nhau, cách tính dòng tiền cũng khác nhau. Ngân hàng khi thẩm định dòng tiền chỉ dựa trên dòng ngân lưu của tổng vốn đầu tư vì đơn giản ngân
hàng sẽ được ưu tiên nhận trước dòng thu của dự án mà không cần “chia sẻ” với chủ sở hữu, ngay cả khi dự án gặp rủi ro thị trường, tổng dòng thu của dự án chỉ vừa bằng số tiền cần trả (nợ gốc và lãi vay), ngân hàng vẫn thu đủ phần mình. Trong khi chủ đầu tư khó thẩm định dòng tiền dựa trên dòng ngân lưu còn lại cho mình, sau khi đã thanh toán nợ vay. Vì vậy để có đánh giá chính xác nhất, đảm bảo an toàn nguồn vốn cho vay ngân hàng cần tính toán lại dòng tiền ròng của dự án.
Bảng 2.1: Bảng tính dòng tiền dự án
STT Năm
Khoản mục Năm 0 Năm 1 ... Năm n
1 Doanh thu 2 Vốn đầu tư
3 Chi phí vận hành năm 4 Khấu hao
5 Lãi vay
6 Thu nhập trước thuế (6) = (1) – (3) 7 Thu nhập chịu thuế (7) = (6) – (4) – (5) 8 Thuế TNDN (8) = (7) x tỷ lệ thuế 9 Thu nhập sau thuế (9) = (7) – (8) 10 Dòng tiền dự án (10) = (6) – (8) – (2)
1.3.4. Thẩm định tỷ suất chiết khấu của dự án
Theo quan điểm của chủ đầu tư thì suất chiết khấu của dự án là tỷ lệ sinh lời cần thiết mà nhà đầu tư yêu cầu đối với dự án nhưng theo quan điểm của ngân hàng, suất chiết khấu là chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC), vì tổng dòng ngân lưu bao gồm hai nguồn vốn: nợ vay và vốn chủ sở hữu.
Suất chiết khấu được xác định theo công thức: i = WACC = rE E/V + rD D/V + rS S/V
Trong đó:
V là tổng vốn đầu tư của dự án E là vốn chủ sở hữu
D là vốn vay thương mại
S là các nguồn vốn khác nếu có (vốn vay ưu đãi từ ngân hàng phát triển, vốn vay trả chậm nước ngoài, …)
rD là lãi suất vay thương mại rS là lãi suất vay ưu đãi (nếu có)
Thực tế cho thấy, tỷ suất chiết khấu càng lớn, mức độ rủi ro của dự án càng cao. Mức độ rủi ro của dự án cao thì lãi suất vay ngân hàng của dự án cao, mức lợi tức kỳ vọng của chủ đầu tư càng cao. Việc xác định suất chiết khấu là rất quan trọng vì nếu xác định sai suất chiết khấu sẽ bóp méo NPV, dẫn đến hai loại sai lầm, mà tất thảy đều nghiêm trọng:
+ Sai lầm loại I: chuốc lấy những dự án tồi, do đánh giá NPV quá cao, bị lỗ và phá sản.
+ Sai lầm loại II: bỏ qua những dự án tốt, do đánh giá NPV quá thấp, mất cơ hội kiếm lời.
Trong hai sai lầm trên, sai lầm loại II thường khó nhận diện hơn mặc dù có khi đó là những sai lầm tai hại đến khủng khiếp.
1.3.5. Thẩm định các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án