Đối với ngân hàng nhà nước Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính các dự án đầu tư vay vốn trung và dài hạn tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung (Trang 92)

IV Bất động sản

2.2.2.Đối với ngân hàng nhà nước Việt Nam

2. Một số giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh

2.2.2.Đối với ngân hàng nhà nước Việt Nam

Môi trường kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng rất nhiều đến hiệu quả tài chính của dự án, cao hơn nữa nó ảnh hưởng đến mức độ rủi ro của dự án. Môi trường vĩ mô bất ổn ảnh hưởng đến cung cầu sản phẩm dự án. Lạm phát gia tăng làm thay đổi các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự án. Vì vậy, để ổn định nền kinh tế vĩ mô cần có sự tham gia của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Ngân hàng Nhà nước cần có chính sách dự trữ bắt buộc, chính sách chiết khấu và tái chiết khấu, và các hoạt động trên thị trường mở trong chính sách tiền tệ quốc gia là các công cụ quan trọng để ổn định kinh tế vĩ mô, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung cũng như hoạt động đầu sản xuất kinh doanh theo dự án.

Bên cạnh đó các chính sách điều tiết thị trường tiền tệ, quản lý hoạt động các ngân hàng thương mại của Nhà nước cũng cần ổn định. Trên thực tế, chi nhánh đã gặp không ít khó khăn với các chính sách điều tiết lãi suất của Ngân hàng Nhà nước. Ngoài ra, đi liền với hoàn thiện co chế chính sách mang tính vĩ mô, Ngân

hàng Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ nghiệp vụ để nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án cho các ngân hàng thương mại như :

Thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần ban hành các quy chế, quy định, hướng dẫn cần thiết, phù hợp, kịp thời hỗ trợ hoạt động cho các NHTM.

Thứ hai, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần tăng cường hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng CIC, củng cố vai trò thu thập và xử lý thông tin của khách hàng trong và ngoài nước, cung cấp thông tin có chất lượng và cập nhật nhất cho các NHTM và phục vụ công tác chỉ đạo điều hành. Cần nâng cao hơn nữa vai trò của nhà quản lý thông tin, phân tích và xếp hạng tín nhiệm các tổ chức, doanh nghiệp cần có chiều sâu và thực tế cao, cần hình thành các bộ phận chuyên trách cung cấp thông tin cập nhật và có sự đảm bảo pháp lý từng mặt của các hoạt động kinh tế để có thể cung cấp những thông tin ngân hàng cần về doanh nghiệp như tình hình tài chính, thông tin phi tài chính, quan hệ tín dụng của doanh nghiệp với các tổ chức tín dụng…để là tăng hiệu quả, hạn chế và ngăn ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh.

Thứ ba, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần ban hành thống nhất và chuẩn hoá các tài liệu liên quan đến lập, thẩm định dự án để tạo điều kiện thuận lợi cho các CBTĐ thực hiện.

Cuối cùng, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước như Bộ tổng hợp, Bộ ngành (Bộ kế hoạch đầu tư, Bộ Công thương, Bộ Xây dựng, Tổng cục thống kê…) để trao đổi thông tin, từ đó có cái nhìn gắn với thực tế để xây dựng các chính sách liên quan lĩnh vực thẩm định tài chính dự án phù hợp với yêu cầu thực tế.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính các dự án đầu tư vay vốn trung và dài hạn tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung (Trang 92)