Quy trình thẩm định tài chính dự án

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính các dự án đầu tư vay vốn trung và dài hạn tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung (Trang 34)

1. Khái quát hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư của ngân hàng Vai trò, mục đích của thẩm định tài chính đối với ngân hàng

1.2.2. Quy trình thẩm định tài chính dự án

Hình 7: Quy trình thẩm định tài chính dự án

Bước 1: Kiểm tra năng lực tài chính khách hàng vay vốn

Đây là một nội dung quan trọng khi tiến hành thẩm định khách hàng vay vốn. Cụ thể: CBTĐ đánh giá tổng tài sản, cơ cấu nguồn vốn và tài sản, tình trạng tài sản, nguồn vốn và khả năng tự chủ về tài chính của khách hàng. Kết thúc bước 1, khi khách hàng được đánh giá có năng lực tài chính, CBTĐ bắt đầu quá trình thẩm định dự án vay vốn.

Bước 2: Xác định quy mô, tính chất của dự án, chọn phương pháp thẩm định. CBTĐ sau khi tiến hành thẩm định xong các khía cạnh của dự án, sẽ bắt đầu tiến hành thẩm định tài chính dự án. Đầu tiên, CBTĐ sẽ xem xét một cách tổng quát các vấn đề tài chính của dự án vay vốn. Việc này giúp cho CBTĐ bước đầu nắm bắt được các vấn đề căn bản, cũng như các tính chất của dự án và xác định được các nội dung tài chính cần thẩm định, từ đó chọn phương pháp thẩm định tài chính. Việc lựa chọn phương pháp thẩm định rất quan trọng. Tùy từng đặc điểm, tính chất, quy mô của dự án mà phương pháp thẩm định tài chính khác nhau. Ví dụ: đối với các dự án xây dựng thủy điện ( BDIV Quang Trung có cấp tín dụng cho dự án xây dựng nhà máy thủy điện Bình Điền) cần áp dụng phương pháp đối chiếu so sánh thiết kế kỹ thuật của dự án với các tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng, tiêu chuẩn về cấp công trình do Nhà nước quy định.

Bước 3: Phân tích và xử lý thông tin, số liệu tính toán.

Sau khi có được cái nhìn khái quát về vấn đề tài chính của dự án, lựa chọn được phương pháp thẩm định thích hợp. CBTĐ sẽ tiến hành thu thập thông tin về dự án. Ngoài thông tin có được từ hồ sơ khách hàng cung cấp, để đảm bảo tính chính xác và tránh tình trạng thông tin không hoàn hảo, CBTĐ cần phải tìm thêm thông tin từ internet, trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (CIC) và trực tiếp xuống cơ sở để xác minh… Thông tin cần thiết cho TĐTC dự án có thể là: thông tin về thị trường nguyên liệu đầu vào (giá nguyên liệu đầu vào, nguồn cung cấp..), thị trường tiêu thụ đầu ra (nhu cầu tiêu thụ sản phẩm, giá sản phẩm trên thị trường…), khả năng tài chính của chủ dự án, thời gian thực hiện dự án…Để tiện cho việc phân tích sau này, CBTĐ cần tiến hành phân loại và sàng lọc thông tin nhận được. Hơn nữa, trong quá trình thu thập sẽ có những thông tin không chính xác vì vậy CBTĐ cần biết chọn lọc, so sánh để tìm ra thông tin phù hợp với nội dung cần thẩm định tài chính của dự án, tránh tạo ra sai số cho các chỉ tiêu thẩm định tài chính.

Bước 4: Thẩm định và thiết lập lại các bảng tính doanh thu, chi phí, dòng tiền…

Kết thúc quá trình tìm kiếm và xử lý số liệu, CBTĐ sẽ tính toán lại doanh thu, chi phí, dòng tiền của dự án dưới góc độ ngân hàng. Mặc dù các bảng tính này đã được tính trong quá trình lập dự án, nhưng để tránh rủi ro từ phía khách hàng, cũng như do quan điểm của chủ đầu tư và ngân hàng khi thiết lập các bảng tính này là khác nhau nên kết quả sẽ khác nhau. Bước này ảnh hưởng rất nhiều đến kết quả của các chỉ tiêu tài chính, vì vậy đòi hỏi sự chính xác và tỉ mỉ của CBTĐ.

Bước 5: Thẩm định và tính lại các chỉ tiêu tài chính, đánh giá hiệu quả và thẩm định biện pháp bảo đảm tiền vay

Khi tất cả các quá trình trên hoàn thành, CBTĐ sẽ tiến hành tính toán các chỉ tiêu tài chính, xác định mức độ rủi ro dự án. Từ đó, đưa ra những kết luận, đánh giá hiệu quả tài chính của dự án, phân tích khả năng trả nợ của dự án, tiến hành thẩm định tài sản thế chấp về mặt pháp lý và giá trị hoặc tài sản hình thành từ dự án. Kết

quả có được là căn cứ để ngân hàng ra quyết định cho vay hay không.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính các dự án đầu tư vay vốn trung và dài hạn tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam chi nhánh Quang Trung (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w