IV Bất động sản
3.2.2.1. Nguyên nhân khách quan
- Thứ nhất, hình thức kế toán, kiểm toán chưa được thống nhất và quy định rõ
ràng. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, chế độ kế toán, thống kê chưa được quan tâm đúng mức, báo cáo tài chính, kế toán còn sơ sài, nhiều điểm chưa rõ ràng. Các chuẩn mực kế toán chưa được tuân thủ, chế độ kiểm toán nội bộ chỉ mang tính hình thức. Trong khi đó, chế độ kiểm toán độc lập chưa có quy định bắt buộc đối với mọi loại hình doanh nghiệp và nếu có thực thi thì ở một số doanh nghiệp vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc. Điều này đã gây khó khăn rất lớn cho việc thẩm định tài chính của ngân hàng do hệ thống các báo cáo tài chính doanh nghiệp nộp lên ngân hàng thường có độ tin cậy chưa cao, ảnh hưởng đến tính chính xác của các chỉ tiêu tài chính, kết luận thẩm định tài chính dự án cũng như đánh giá năng lực tài chính khách hàng.
- Thứ hai, tình hình xấu của nền nền kinh tế Việt Nam trong hai năm gần đây. Mặc dù Việt Nam đang được đánh giá tốt và có những động thái tích cức trong hội Mặc dù Việt Nam đang được đánh giá tốt và có những động thái tích cức trong hội nhập kinh tế thế giới, có tốc độ phát triển nhanh trong những năm qua nhưng hiện tốc độ phát triển này đang có dấu hiệu chững lại. Hơn nữa, tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu hiện vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại và có khả năng bắt đầu
lại ở khu vực đồng tiền chung Euro. Trước tình hình đó, diễn biến thị trường tiền tệ và vàng trong nước cũng thay đổi liên tục, bất ổn rất nhiều trong khi các doanh nghiệp thì gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, nhiều dự án phải hoãn lại hoặc ngừng thực hiện. Các dự án đầu tư xin vay vốn có mức độ rủi ro cao hơn, hoạt động cho vay của ngân hàng cũng bị ảnh hưởng xấu, tác động đến chất lượng thẩm định tài chính. Thêm vào đó, ngày càng có nhiều ngân hàng thương mại mọc lên trên địa bàn gây sức ép cạnh tranh đối với chi nhánh. Diễn biến này đã tạo ra áp lực rất lớn đối với BIDV Quang Trung trong việc thẩm định dự án.
- Thứ ba, quy định của Nhà nước, Chính phủ về thẩm định tài chính dự án đầu tư chưa đầy đủ, đồng bộ. Hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước như Tổng tư chưa đầy đủ, đồng bộ. Hoạt động của các cơ quan quản lý Nhà nước như Tổng cục Thống kê, Tổng cục Thuế hay Trung tâm thông tin tín dụng khách hàng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam còn trì trệ, kém hiệu quả. Không chỉ gặp khó khăn khi tiếp cận với những nguồn thông tin này mà ngân hàng còn gặp khó khăn khi tìm kiếm những thông tin chất lượng để nâng cao được chất lượng thẩm định tài chính dự án vay vốn.
Sự chồng chéo, thiếu nhất quán của các văn bản quy định từ các bộ, ngành về hướng dẫn nghiệp vụ ngân hàng, quản lý đầu tư, xây dựng, kế toán, xuất nhập khẩu gây lúng túng cho CBTĐ khi áp dụng. Các văn bản này chưa theo kịp thực tế, chưa bao quát hết các tình huống thực tế. Ngoài ra các văn bản này được ban hành rất nhiều do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền như Bộ Kế hoạch - Đầu tư, Bộ xây dựng, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ liên ngành…, lại hay thay đổi thường xuyên nên việc cập nhật và nắm vững những quy định, quy chế rất khó khăn. Để đảm bảo được yêu cầu của công tác thẩm định tài chính dự án đòi hỏi CBTĐ phải nắm rõ được các quy định, cơ chế chính sách mới, thậm chí áp dụng nhuần nhuyễn các quy định này trong công tác thẩm định dự án. Nhưng do sự thay đổi liên tục của chính sách và việc cán bộ thẩm định chưa nắm được được đầy đủ các văn bản liên quan nên chất lượng thẩm định dự án khó có thể được đảm bảo.
Mặt khác, các hệ thống văn văn bản, quy định tuy nhiều nhưng vẫn thiếu. Việt Nam cần có hệ thống định mức chuẩn về các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư theo
ngành, theo khu vực để làm cơ sở so sánh cho công tác thẩm định. Có hệ thống định mức này công tác thẩm định dự án để ra các quyết định cho vay của ngân hàng sẽ bớt khó khăn hơn.