IV Bất động sản
3.2.2.2. Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, năng lực của cán bộ thẩm định chưa đáp ứng được yêu cầu của thẩm định. Về trình độ chuyên môn: Mặc dù đa số cán bộ thẩm định đều có trình độ đại học nhưng hầu hết trong số đó đều chưa được đào tạo chuyên sâu về quản lý và thẩm định dự án (trong đó có thẩm định tài chính). Hơn nữa, tất cả các CBTĐ đều tốt nghiệp từ các trường kinh tế không có kiến thức trong các lĩnh vực về kỹ thuật xây dựng, kiến trúc, công nghệ và kiến thức khác, trong khi để thẩm định khía cạnh kỹ thuật, tài chính cần biết đến biện pháp kỹ thuật phù hợp, công suất, định mức tiêu hao…Tuy có lợi thế là đa số CBTĐ trong chi nhánh là cán bộ trẻ năng động, nhiệt tình, được đào tạo bài bản và có kiến thức chuyên môn vững chắc nhưng lại có khuyết điểm là thiếu kinh nghiệm, ảnh hưởng rất lớn đến công tác thẩm định dự án.
Thứ hai, hệ thống cơ sở vật chất và tin học phục vụ công tác thẩm định không theo kịp với những yêu cầu của công việc.
CBTĐ tại BIDV Quang Trung hiện vẫn đang sử dụng những phương tiện, phần mềm lạc hậu để tính toán các chỉ tiêu tài chính như bằng Excel hay thậm chí tính toán bằng phương pháp thủ công vừa thiếu chính xác, vừa lãng phí rất nhiều thời gian thẩm định. Trong khi hiện nay có rất nhiều phần mềm hỗ trợ công tác thẩm định dự án như các phần mềm phân tích tài chính, phân tích thống kê…chỉ cần nhập dữ liệu gốc của dự án một lần, may sẽ tự điều chỉnh tính toán độ nhạy và các phân tích tình huống khác sẽ thực hiện tự động trong khi nếu dùng excel thì CBTĐ phải lập một loạt bảng tính, tương ứng với số phương án giả định.
Cũng chính vì cách làm thủ công như vậy mà kết quả thẩm định độ nhạy các chỉ tiêu tài chính dự án cũng bị hạn chế. Do việc tính toán, phân tích độ nhạy của dự án chủ yếu chỉ đánh giá độ nhạy một chiều của dự án (theo từng yếu tố đầu vào) chứ chưa thực hiện đánh giá độ nhạy nhiều chiều. Với công cụ Excel, kết quả thẩm
định chưa đánh giá đầy đủ độ rủi ro của dự án, đặc biệt là các dự án lớn, phức tạp, hiệu quả tài chính phụ thuộc vào nhiều yếu tố có khả năng biến động lớn, cần đánh giá độ nhạy nhiều chiều. Hiện nay, tại ngân hàng hầu như chưa có dự án nào được tiến hành phân tích tất định (phân tích xác suất hay mô phỏng sử dụng lý thuyết thống kê) vì thiếu phần mềm chuyên dụng và phương pháp phân tích này không tiến hành được trên Excel.
Thứ ba, nguồn thông tin sử dụng trong thẩm định dự án nói chung, thẩm định tài chính dự án nói riêng tuy đã được đa dạng nhưng vẫn thiếu và chất lượng còn thấp. Trong khi công việc đầu tiên và cũng là khâu quan trọng nhất quyết định chất lượng công tác thẩm định dự án chính là việc thu thập, xử lý thông tin và số liệu. Thẩm định tài chính dựa trên kết quả thẩm định từ các khâu trước, từ khâu thẩm định thị trường, thẩm định kỹ thuật đến năng lực tài chính của chủ đầu tư. Những thông tin về các nội dung trên không chính xác sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết luận của nội dung thẩm định tài chính, thậm chí có thể làm thay đổi hẳn kết luận.
Thứ tư, hiện ngân hàng chưa có chế độ tổ chức thực hiện công tác tái thẩm
định sau khi dự án đã hoạt động để hạn chế rủi ro và rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác thẩm định dự án. Hiện ngân hàng cũng chỉ thống kê được số dự án hoạt động hiệu quả, số dự án hoạt động không hiệu quả khi cho vay còn chưa thể thống kê được có bao nhiêu dự án mà BIDV Quang Trung quyết định không cho vay hoạt động có hiệu quả. Do vậy mới chỉ đánh giá và tính toán được khả năng mắc sai lầm loại 1 (cho vay với dự án không đạt hiệu quả) mà không thể xếp hạng, đánh giá khả năng mắc sai lầm loại 2 (không cho vay đối với các dự án có hiệu quả). Hơn nữa, việc phân tích, đánh giá còn sơ sài, dừng ở mức thống kê số liệu, nêu nguyên nhân mà không có sự đối chiếu giữa tình hình thực tế dự án hoạt động.
CHƯƠNG III