IV Bất động sản
2. Một số giải pháp và kiến nghị để hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh
2.1.6. Về phương diện chất lượng nguồn thông tin
Thông tin là căn cứ quan trọng để thẩm định dự án, do đó nâng cao chất lượng công tác thu thập và xử lý thông tin sẽ góp phần hoàn thiện nghiệp vụ thẩm định. Nguồn thông tin càng chính xác và phong phú thì kết quả thẩm định càng có độ chính xác cao.
- Với trình độ phát triển công nghệ hiện đại hiện nay của thế giới, việc tiến tới sử dụng các phần mềm mới hỗ trợ cho công tác thẩm định tài chính dự án là cần thiết. Với các phần mềm ứng dụng tài chính mới cùng với hệ thống máy tính hiện đại đã được trang bị từ trước của BIDV Quang Trung, công tác thẩm định tài chính dự án sẽ trở nên nhanh chóng, chính xác và thuận tiện hơn rất nhiều. Phân tích tài chính dự án sẽ được tiến hành theo phương pháp động, đặc biệt phân tích độ nhạy
sẽ được tiến hành phân tích nhiều chiều, dự án sẽ được phân tích biến động theo nhiều yếu tố tác động, từ đó nâng cao chất lượng thẩm định tài chính.
- Để tránh tình trạng quản lý thông tin chồng chéo, không rõ ràng và thời gian lấy thông tin dài, rắc rối, chi nhánh cần đầu tư xây dựng một phòng tra cứu tư liệu phục vụ cho việc lưu trữ thông tin khách hàng và tra cứu thông tin về thị trường, pháp luật…Ngoài ra, để nâng cao chất lượng thông tin thu thập và xử lý thông tin, CBTĐ cần chú trọng một số vấn đề sau:
Thứ nhất, thông tin do khách hàng cung cấp như hệ thống báo cáo tài chính gồm báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, bảng cân đối kế toán, bảng lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính đều cần được kiểm toán bởi công ty kiểm toán độc lập hoặc ngân hàng có thể thuê công ty kiểm toán độc lập để kiểm toán lại thông tin tài chính khách hàng cung cấp. CBTĐ cần đến trực tiếp nơi hoạt động sản xuất kinh doanh để xác thực tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, kiểm tra cơ sở vật chất, hệ thống tổ chức quản lý và phong cách làm việc của công nhân viên…để có thêm những thông tin cần thiết hỗ trợ cho công tác thẩm định.
Thứ hai, CBTĐ cần biết thu thập, chọn lọc và tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn: thông tin khách hàng cung cấp, thông tin nội bộ trong hệ thống ngân hàng, thông tin lưu trữ tại ngân hàng, thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước để có được những thông tin chính xác, đầy đủ nhất.
Thứ ba, hệ thống hóa các thông tin thu thập được bằng cách lưu trữ thành các tệp (file) hoặc bằng hình ảnh, văn bản…để thuận tiện cho việc tìm kiếm, làm cơ sở thống kê phân tích cho các dự án thuộc cùng lĩnh vực. Để tăng cường khả năng đánh giá xu hướng vận động của đầu tư và dự đoán những rủi ro có thể xảy ra, đảm bảo tính thực tế của các kết luận thẩm định giữa các CBTĐ cần có sự liên kết, trao đổi cập nhật thông tin với nhau. Các thông tin cần xây dựng gồm:
+ Thông tin về các ngành kinh tế kỹ thuật: tình hình sản xuất kinh doanh, các tiêu chuẩn định mức kinh tế kỹ thuật, tình hình phát triển khoa học công nghệ của ngành, xây dựng danh sách địa chỉ các trang web có thể cung cấp các thông tin đáng
cậy về thông số kỹ thuật của các thiết bị, máy móc, công nghệ sản xuất của các ngành kinh tế kỹ thuật…
+ Thông tin kinh tế vĩ mô: Tình hình kinh tế trong nước về lạm phát, biến động tỷ giá, luật pháp, các chính sách ưu đãi hoặc hạn chế phát triển của nhà nước, các văn bản chỉ đạo của ngành, định hướng phát triển của ngành…
+ Thông tin thị trường: thông tin về các yếu tố đầu vào và đầu ra của dự án ở trong và ngoài nước về giá cả, sự thay đổi cung cầu, nguồn cung cấp nguyên liệu. Đối với từng loại sản phẩm cần chú ý đến thị trường xuất khẩu, chính sách kinh tế và luật pháp của thị trường xuất khẩu.
+ Thông tin doanh nghiệp: loại thông tin này rất khó thu thập được hết, đặc biệt là các thông tin của các khách hàng mới làm đối tác của ngân hàng lần đầu. Cần lưu trữ các thông tin về doanh nghiệp đã từng làm việc với ngân hàng: thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính, quan hệ tín dụng với chi nhánh và với các tổ chức tín dụng khác…
Đối với những thông tin liên quan dự án của doanh nghiệp, cán bộ thẩm định không chỉ căn cứ vào các tài liệu khách hàng gửi đến, mà phải trực tiếp phỏng vấn người đại diện giao dịch của doanh nghiệp để chất vấn các thông tin không chính xác. Đồng thời kết hợp với việc tham quan khảo sát cơ sở sản xuất, văn phòng, nhà xưởng nhằm điều tra năng lực sản xuất và quản lý của doanh nghiệp. Cán bộ thẩm định có thể tham khảo các thông tin từ bạn hàng, đối tác, các nhà cung cấp của doanh nghiệp để đánh giá được tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình thanh toán cũng như khả năng cung cấp đầu vào và tiêu thụ đầu ra của dự án. Ngoài ra các nguồn thông tin cần thiết có thể được thu thập từ trung tâm phòng ngừa rủi ro thuộc NHNN, từ các tổ chức tín dụng mà ngân hàng có quan hệ, từ các cơ quan quản lý kinh tế, các chuyên gia kinh tế kỹ thuật, các thông tin đa dạng từ sách báo, tài liệu chuyên ngành có liên quan …