Những lĩnh vực hoạt động chủ chốt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên Học viện Hành chính (Trang 40)

- Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện mức lao động:

2.1.2.2. Những lĩnh vực hoạt động chủ chốt

(i) Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức

Học viện hành chính có nhiệm vụ bồi dưỡng kiến thức hành chính và QLNN theo các ngạch chuyên viên, chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp, bồi dưỡng theo chuyên đề, đào tạo trung cấp hành chính, cử nhân hành chính, thạc sĩ QLNN và tiến sĩ hành chính công, đào tạo tiền công vụ.

(ii) Nghiên cứu khoa học

Công tác NCKH luôn được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Học viện. Trong những năm gần đây, Học viện đã tích cực đổi mới công tác NCKH, từng bước kiện toàn và xây dựng quy chế hoạt động của Hội đồng khoa học; đổi mới cơ chế tuyển chọn và quản lý các đề tài khoa học. Nội dung các đề tài tập trung chủ yếu vào phục vụ việc nâng cao

chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng, đổi mới biên soạn các chương trình, giáo trình, phương pháp phù hợp với các loại hình và đối tượng đào tạo, bồi dưỡng; xây dựng cơ sở lý luận phát triển khoa học hành chính; góp phần thúc đẩy cải cách hành chính.

(iii) Biên soạn, xuất bản giáo trình, tài liệu

Học viện tập trung các nguồn lực xây dựng và hoàn thiện được một hệ thống giáo trình, tài liệu tương đối hoàn chỉnh và đồng bộ.

(iv) Xuất bản tạp chí quản lý nhà nước

Là tạp chí chuyên ngành về quản lý hành chính nhà nước, tạp chí đã chú trọng nâng cao chất lượng toàn diện, đảm bảo tôn chỉ mục đích và bám sát nhiệm vụ chính trị của Học viện, phục vụ công tác QLNN, cải cách hành chính, NCKH hành chính và QLNN.

(v) Hoạt động thư viện: là một thư viện chuyên ngành về hành chính nhà nước, có nhiệm vụ phục vụ cung cấp tài liệu cho việc NCKH và giảng dạy, học tập của cán bộ, giảng viên và học sinh, sinh viên.

(vi) Hợp tác quốc tế: công tác hợp tác quốc tế trong đào tạo và nghiên cứu về hành chính luôn được lãnh đạo Học viện hành chính quan tâm và phát triển. Học viện có hợp tác đa phương và song phương với nhiều tổ chức quốc tế đóng tại Việt Nam, hợp tác đào tạo lưu học sinh với các nước khác.

(vii) Phát triển đội ngũ cán bộ, công chức: là trung tâm quốc gia đào tạo cán bộ công chức, viên chức hành chính Học viện đã không ngừng phát triển cả về quy mô, khối lượng, đối tượng và các loại hình đào tạo, bồi dưỡng, đồng thời, liên tục nâng cao năng lực, trình độ nghiệp vụ, chuyên môn cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, phục vụ sự nghiệp CNH – HĐH đất nước.

(viii) Hoạt động phát triển đầu tư cơ sở vật chất

Học viện gồm 4 cơ sở: 1/ Cơ sở tại Hà Nội; 2/ Cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh; 3/ Cơ sở KV tại Tõy Nguyờn; 4/ Cơ sở tại Thừa Thiên - Huế.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên Học viện Hành chính (Trang 40)