- Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện mức lao động:
6 Điều kiện và thời gian cho NCKH còn hạn chế
2.2.2.2. Kết quả hoạt động NCKH
Trong phạm vi đề tài, chúng tôi xin đề cập đến kết quả NCKH từ năm 2006 trở lại đây.
(i) Hoạt động triển khai các chương trình, đề tài khoa học
Trong 5 năm (2006 - 2009) số lượng đề tài nghiên cứu khoa học là 62 đề tài, trong đó có: 12 chương trình, đề tài khoa học cấp bộ theo hướng chuẩn hoá chương trình, giáo trình tài liệu; 10 đề tài về lý luận khoa học hành chính cơ bản; 20 đề tài về hành chính công, dịch vụ công, cải cách hành chính; 26 đề tài về ứng dụng công nghệ tin học trong quản lý, giảng dạy và nghiên cứu.
Ngoài các chương trình, đề tài do Học viện đầu tư kinh phí nghiên cứu, các đơn vị, cá nhân các nhà khoa học cũng đã ký kết hợp đồng, nhận đề tài hoặc tham gia nghiên cứu các đề tài khoa học từ các nguồn kinh phí khác, cụ thể: Viện Nghiên cứu khoa học Hành chính 03 đề tài; Khoa Tổ chức và Quản lý nhân sự 02 đề tài; Một số khoa khác, mỗi khoa 01 đề tài.
Nội dung các đề tài tập trung chủ yếu vào phục vụ việc nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng, đổi mới biên soạn các chương trình, giáo trình, phương pháp phù hợp với các loại hình và đối tượng đào tạo, bòi dưỡng; xây dựng cơ sở lý luận phát triển khoa học hành chính; góp phần thúc đẩy cải cách hành chính.
Bảng 2.4: Số lượng giảng viên tham gia NC các đề tài khoa học
Loại đề tài nghiên cứu
Vai trò Số lần làm
chủ nhiệm Số lần tham gia
1 2 3 1 2 3 4 5 6
Chương trình cấp bộ 2 0 0 21 0 0 0 0 0
Đề tài cấp bộ 22 6 0 47 36 15 0 0 0
Cấp Học viện 10 3 0 58 44 27 3 0 0
Cấp Khoa 6 2 0 62 47 0 0 0 0
Qua bảng số liệu chúng ta thấy:
Tổng số đề tài: 68. Số lần GV tham gia NC là 184 lần. Như vậy, trung bình trong 5 năm, mỗi GV tham gia NC đạt được 2,4 đề tài. Với kết quả trên khẳng định mỗi giảng viên đã ý thức được nhiệm vụ NCKH là cần thiết và có ý thức tham gia. Tuy nhiên, chúng ta thấy, với tỉ lệ trung bình số lần tham gia như vậy là còn rất thấp. Chính bởi vậy, các nhà quản lý cần có những giải pháp thúc đẩy hơn nữa hoạt động NCKH của giảng viên.
Chất lượng đề tài được đánh giá cao.
Bảng 2.5: Thống kê số lượng đề tài NCKH được nghiệm thu và xếp loại từ năm 2006 – 2009
1 Xuất sắc 16 06 20 06 48
2 Khá 09 02 0 0 07
3 Đạt yêu cầu 01 0 0 0 0
4 Tổng cộng 26 08 20 06 62
Đặc biệt trong 5 năm qua, hoạt động NCKH của sinh viên cũng đã được quan tâm. Ngoài hoạt động của câu lạc bộ KHHC của sinh viên do Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Học viện phụ trách, theo Nghị quyết của Hội đồng khoa học và sự đồng ý của Giám đốc Học viện, hoạt động khoa học và công nghệ của sinh viên đó cú khởi sắc mới, mà tập trung nhất là hướng cho sinh viên nghiên cứu các chuyên đề khoa học với kinh phí hỗ trợ hàng năm từ 30 đến 40 triệu đồng trích từ nguồn kinh phí KH & CN của Học viện cho việc nghiên cứu các chuyên đề khoa học của sinh viên ở cả 2 miền Nam - Bắc (12 chuyên đề/năm). Với sự hỗ trợ này, sinh viên đã nhiệt tình, hăng hái hoàn thành các chuyên đề nghiên cứu dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của các giảng viên có kinh nghiệm và tâm huyết với thế hệ trẻ.
(ii) Xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình, tài liệu và xuất
bản các ấn phẩm khoa học
Học viện trong 5 năm qua, đã tập trung tổ chức xây dựng chương trình, biên soạn lại và biên soạn mới nhiều giáo trình, tài liệu phục vụ cỏc khoỏ đào tạo, bồi dưỡng trong Học viện và cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về hành chính và quản lý nhà nước trong cả nước. Để từng bước hoàn thiện hệ thống chương trình, giáo trình, tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy, Học viện đã nghiên cứu nhiều chương trình khoa học lớn. Kết quả nghiên cứu của những chương trình này là cơ sở cho việc hoàn thiện hệ thống chương trình, giáo trình, tài liệu Học viện Hành chính. Việc triển khai bên soạn giáo trình, sách và đặc biệt là hoạt động tham gia viết các bài báo đã có số lượng giảng viên tham gia đông hơn.
Với kết quả đó chúng ta có thể khẳng định hoạt động nghiên cứu biên soạn giáo trình, sách và các bài báo của giảng viên đã đáp ứng được phần nào yêu cầu nhiệm vụ của giảng viên về giảng dạy cũng như nhiệm vụ NCKH
(iii) Hoạt động hướng dẫn khoá luận, luận văn, luận án cho sinh
viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh.
Bảng 2.6: Thống kê số lượng giảng viên tham gia hướng dẫn khoá luận, luận văn, luận án
Đối tượng Số lượng
Chưa hướng dẫn 1 - 2 3 – 5 5 – 10 11 - 12 21 - 50 Trên 50
Khoá luận 43 2 16 45 19 0 0
Luận văn 97 5 7 2 6 0 0
Luận án 110 4 0 0 0 0 0
Kết quả điều tra cho thấy, trong 5 năm qua, ngoài những giảng viên chưa đạt học vị từ Thạc sĩ trở lên, còn tất cả các giảng viên đều đã hướng dẫn khoá luận, luận văn, luận án cho sinh viên, học viên cao học , NCS tuỳ thuộc mức học vị của mình. Cụ thể:
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, sức làm việc và khả năng NCKH của giảng viên là rất tiềm năng. Nếu có sự huy động và tham gia của tất cả giảng viên thì trung bình ít nhất mỗi năm một giảng viên có một đề tài hướng dẫn từ khoá luận trở lên. Ban lãnh đạo học viện cần có những giải pháp phát huy sức lao động, khả năng nghiên cứu khoa học của giảng viên, đặc biệt, tạo điều kiện cho đội ngũ giảng viên có học vị cử nhân có cơ hội tiếp cận với các đề tài nhằm góp phần nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học và chất lượng giảng dạy góp phần thắng lợi trong sự nghiệp giáo dục của Học viện hành chính nói riêng và của đất nước.