Xác định các minh chứng cần sử dụng trong đánh giá và nguồn cung cấp các minh chứng đó

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên Học viện Hành chính (Trang 78)

- GVC: Chủ trì hoặc tham gia biên soạn giáo trình, giáo khoa môn

3.2.1.2. Xác định các minh chứng cần sử dụng trong đánh giá và nguồn cung cấp các minh chứng đó

nguồn cung cấp các minh chứng đó

Trong công tác đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên Học viện Hành chính, các chủ thể quản lí hoạt động nghiên cứu cần phải xác định được các minh chứng cần sử dụng trong đánh giá và nguồn cung cấp các minh chứng đó

Muốn tìm được các luận cứ và làm cho các minh chứng có sức thuyết phục, người quản lí, đánh giá phải sử dụng một số các phương pháp nhất định. Thông thường có hai loại: Phương pháp tìm kiếm và chứng minh luận cứ; phương pháp sắp xếp các luận cứ để chứng minh luận điểm khoa học.

(i) Nội dung của các minh chứng

Các minh chứng trong đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên Học viện Hành chính

Trong công tác đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên Học viện hành chính, chủ thể quản lí, đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên cần thu thập một số các minh chứng sau:

* Các minh chứng về thời gian nghiên cứu khoa học của giảng viên;

Thời gian nghiên cứu khoa học và thời gian nghiên cứu thực tiễn

* Các minh chứng về số lượng đề tài nghiên cứu khoa học;

Các công trình khoa học đã tham gia, số lần làm chủ trì đề tài nghiên cứu khoa học, số lần làm chủ tịch hội đồng biên soạn sách, giáo trình, số bài báo đã viết được công bố trờn cỏc tạp chí trong và ngoài nước ...

* Các minh chứng về chất lượng đề tài nghiên cứu khoa học

Minh chứng về mức độ hoàn thành đề tài nghiên cứu khoa học;

Minh chứng về các phương pháp nghiên cứu, báo cáo khoa học, tài liệu công nghệ;

Minh chứng về mức độ trao đổi thông tin khoa học của đề tài ở các tạp chí có uy tín trong và ngoài nước;

Minh chứng về các kết quả nổi bật khác liên quan trực tiếp đến kết quả nghiên cứu của đề tài;

Minh chứng về khả năng áp dụng kết quả nghiên cứu, hiệu quả ứng dụng đào tạo, hiệu quả xã hội;

Minh chứng về đánh giá tổ chức quản lý đề tài và chi tiêu tài chính; Minh chứng về đánh giá kết quả đào tạo và những đóng góp khác của đề tài nghiên cứu khoa học của giảng viên.

(ii) Nguồn cung cấp các minh chứng

Có nhiều nguồn cung cấp các minh chứng cho công tác đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên đại học nói chung và Học viện Hành chính nói riêng. Đối với Học viện Hành chính, nguồn cung cấp các minh chứng để đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học đa dạng và phong phú, cụ thể:

- Từ các báo cáo hoạt động nghiên cứu khoa học của các giảng viên; - Các báo cáo hoạt động nghiên cứu khoa học của các khoa, các Ban, Viện nghiên cứu Hành chính và của Hội đồng khoa học Học viện;

- Qua sỏch, bỏo, tạp chí, các ấn phẩm ...

- Qua tài liệu thống kê các kết quả hoạt động NCKH của Học viện; - Qua các ấn phẩm khoa học, phương tiện thông tin đại chúng, truyền thông;

- Qua các cơ quan Nhà nước như Bộ GD&ĐT, Bộ Nội vụ, Bộ Khoa học và Công nghệ ...

- Qua việc quan sát, phỏng vấn trực tiếp đội ngũ giảng viên ..

(iii) Kỹ thuật xác định các minh chứng và nguồn cung cấp các minh chứng trong đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên Học viện Hành chính

* Kỹ thuật xác định các minh chứng về thời gian nghiên cứu khoa học của giảng viên

- Hàng năm xác định về lượng thời gian các giảng viên sử dụng trong các hoạt động nghiên cứu khoa học

Bảng 3.2: Bảng quy định về thời gian cụ thể cho hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên

STT Chức danh Thời gian nghiên cứu khoa học

Thời gian

nghiên cứu thực tiễn Tổng thời gian

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên Học viện Hành chính (Trang 78)