Phương án sử dụng các kết quả đánh giá đề tài nghiên cứu khoa học cho việc ứng dụng thực tiễn xã hộ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên Học viện Hành chính (Trang 89)

- GVC: Chủ trì hoặc tham gia biên soạn giáo trình, giáo khoa môn

3.3.2.3.Phương án sử dụng các kết quả đánh giá đề tài nghiên cứu khoa học cho việc ứng dụng thực tiễn xã hộ

5 Giảng viên kiêm chức

3.3.2.3.Phương án sử dụng các kết quả đánh giá đề tài nghiên cứu khoa học cho việc ứng dụng thực tiễn xã hộ

khoa học cho việc ứng dụng thực tiễn xã hội

Đối với việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn có nhiều phương án ứng dụng đa dạng:

- Ứng dụng vào các hoạt động quản lí Hành chính Nhà nước trên một địa bàn dân cư, một cơ quan Nhà nước, các địa phương hoặc trên quy mô cả nước;

- Đối với các đề tài Cấp nhà nước được đánh giá xếp loại xuất sắc thì sẽ được triển khai ứng dụng vào thực tiễn các lĩnh vực NC trên phạm vi cả nước;

Nếu đề tài NC được đánh giá, xếp loại khỏ thỡ cần được thực hiện thí điểm ở một vài nơi, nếu đạt hiệu quả cao sẽ được nhân rộng mô hình ra cả nước;

Nếu đề tài Cấp Nhà nước xếp loại đạt thì cần nghiên cứu và triển khai thực hiện, hoàn thiện và được ứng dụng dần vào thực tiễn xã hội.

- Đối với các đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ được xếp loại đạt, khá và xuất sắc thì sẽ được đem triển khai thực hiện trong phạm vi quản lí hoạt động của bộ, ngành, nếu có hiệu quả cao sẽ được nhân rộng trên cả nước.

- Đối với các đề tài cấp cơ sở được xếp loại từ đạt trở lên, sẽ được đem thử nghiệm thực hiện trong phạm vi Học viện, và các cơ sở trực thuộc, nếu có hiệu quả tốt sẽ triển khai thực tiễn vào các hoạt động của Học viện và các cơ sở trực thuộc.

Bên cạnh đó, đối với những đề tài liên quan đến các lĩnh vực chuyên ngành, kết quả nghiên cứu khoa học đó được đăng tải trờn cỏc Tạp chí chuyên ngành để cho các nhà khoa học, các cấp quản lí, và những tổ chức cá nhân có liên quan tham gia phản biện, đóng góp ý kiến bổ sung, hoàn thiện cho các đề tài nghiên cứu khoa học.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Trên cơ sở các nguyên tắc đề xuất tiêu chí và quy trình đánh giá, tác giả luận văn đã đề xuất 7 tiêu chuẩn với 22 tiêu chí cụ thể để đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên Học viện Hành chính. Các tiêu chí này được xác định cụ thể bởi các minh chứng và nguồn cung cấp minh chứng. Kỹ thuật để thu thập các minh chứng được thiết lập tương ứng với từng nhóm đối tượng cung cấp minh chứng.

Căn cứ vào mô hình đánh giá 360 độ và văn hoá đánh giá “ngồi bên nhau”, tác giả luận văn đã đề xuất quy trình đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên Học viện Hành chính theo 6 bước tương ứng với 6 bậc đánh giá gồm: Bậc 1: Tự đánh giá; Bậc 2: Đánh giá qua cấp trên trực tiếp; Bậc 3: Giám định của cấp trên gián tiếp; Bậc 4: Được đánh giá bởi viên chức trực thuộc (nếu GV kiêm giữ chức vụ lãnh đạo); Bậc 5: Đánh giá bởi các đồng nghiệp; Bậc 6: Đánh giá bởi nhóm lợi ích liên quan.

Kết quả khảo nghiệm cho thấy các tiêu chí và quy trình là hợp lý; Các tiêu chí và quy trình này có tính khả thi trong thực tiễn đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên Học viện Hành chính. Từ đó, có thể xác định các phương hướng chính để sử dụng kết quả đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên là: 1/ Sử dụng kết quả đánh giá đề tài nghiên cứu khoa học đối với thực tiễn hoạt động của Học viện; 2/ Sử dụng các kết quả đánh giá đối với việc đánh gia bản thõn chủ thể của các đề tài nghiên cứu khoa học; 3/ Sử dụng các kết quả đánh giá đề tài nghiên cứu khoa học cho việc ứng dụng thực tiễn xã hội.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên Học viện Hành chính (Trang 89)