Nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên Học viện Hành chính (Trang 42)

- Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện mức lao động:

2.2.1.1.Nguồn nhân lực

Trong những năm vừa qua Học viện đã triển khai quy trình tuyển dụng, đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ CBGD ngày càng tăng về số lượng và đảm bảo về chất lượng, lớp sau thay thế lớp trước đảm nhận và hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Học viện. Nhìn chung đội ngũ CBGD, NC thuộc

năng lực NCKH, có phương pháp giảng dạy, có nhiệt tâm với nghề nghiệp và luôn có xu hướng phấn đấu vươn lên. Tính đến tháng 5/2009, Học viện Hành chính, cơ sở tại Hà Nội có 476 người trong đó có 175 CBGD. Cụ thể:

(i) Tuổi đời và thõm niên công tác

Về thâm niên công tác: Dưới 5 năm 30,4%; 5 đến 10 năm 24,1%; trên 10 năm đến 20 năm 25%; trên 20 năm 20,5%

Về tuổi đời: Dưới 30 chiếm 25,9%; 30 đến 40 chiếm 39,2; 40 đến 60 chiếm 27,6; trên 60 chiếm 7,1%.

Bảng 2.1: Cơ cấu tuổi đời và thâm niên công tác

Tuổi đời (Tuổi) Thâm niên công tác (Năm)

Dưới 30 30-40 40-60 > 60 < 5 > 5 -10 > 10-20 > 20

SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL % SL %

35 25,9 50 39,2 37 27,6 14 7,1 40 30,4 4

33 24,1 34 25 29 20,5

Như vậy, xét về tuổi đời và thâm niên công tác của CBGD, NC của Học viện hình thành hai thế hệ rõ rệt, đó là thế hệ trưởng thành có thâm niên công tác trên 10 năm và tuổi đời trên 40. Thế hệ thứ hai có thâm niên công tác dưới 10 năm và tuổi đời dưới 40. Từ đó ta thấy, số GV trải qua công tác giảng dạy, nghiên cứu, có kinh nghiệm chiếm gần một nửa (45,5%), là lực lượng chủ yếu và là yếu tố thuận lợi cho hoạt động giảng dạy và NCKH của giảng viên. Đặc biệt với tỉ lệ thâm niên trên 20 năm chiếm 24%, là nguồn lực quan trọng trong truyền thụ kinh nghiệm giảng dạy và phương pháp NCKH cho các giảng viên trẻ.

Tuy nhiên, một nguồn lực GV trẻ chiếm tới 55,5% có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Bên cạnh sự năng động, sáng tạo, ham học hỏi tiếp thu kiến thức mới và tinh thần NCKH vươn lên mạnh mẽ là sự hạn chế về kinh nghiệm, phương pháp giảng dạy và NCKH. Chính bởi vậy, lãnh đạo Học viện cần lưu ý những khó khăn của giảng viên trẻ...sẽ ảnh hưởng nhất định đến kết quả giảng dạy và NCKH.

(ii) Cơ cấu trình độ (học vị và chức danh)

Chức danh: Giáo sư, Phó giáo sư: 6, chiếm tỉ lệ 4,1% Tiến sĩ: 26, chiếm tỉ lệ 17,7%

Thạc sĩ: 89, chiếm tỉ lệ 60,5% trong đó có 7 Thạc sĩ đang làm NCS Cử nhân: 36, chiếm tỉ lệ 24,5 trong đó có 13 chiếm giảng viên đang theo học đào tạo Thạc sĩ.

Là cơ sở đào tạo chuyên nghiệp tỉ lệ bằng cấp chuyên môn của giảng viên Học viện đã đáp ứng được yêu cầu về giáo dục đào tạo. Tỉ lệ trình độ trên đại học đạt 82,3%, và nếu tớnh thờm tỉ lệ đang được đào tạo Thạc sĩ, tỉ lệ này đạt được là 95,3%. Tuy nhiên, Học viện, với sứ mệnh là một trung tâm quốc gia, đào tạo bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức nhà nước, nghiên cứu khoa học hành chính và tư vấn cho chính phủ về lĩnh vực hành chính, thì tỉ lệ này còn thấp. Tiêu chuẩn này đòi hỏi tỉ lệ GV có trình độ Thạc sĩ của Học viện phải đạt 100%, trong đó tỉ lệ Tiến sĩ phải tăng lên ít nhất là 60%. Nhằm đáp ứng yêu cầu giảng dạy và NCKH của giảng viên đòi hỏi Ban giám đốc Học viện và Lãnh đạo các khoa cần có kế hoạch đạt được tỉ lệ này trong những năm tới.

(iii) Trình độ ngoại ngữ

Đối với yêu cầu nguồn nhân lực nói chung và đối với giảng viên Đại học nói riêng, trình độ ngoại ngữ là một trong những nhân tố quan trọng giúp người giảng viên thuận lợi trong quá trình giao lưu kiến thức hội nhập.

Bảng 2.2: Trình độ ngoại ngữ của giảng viên

Ngoại ngữ Tổng số Rất tốt Tốt Khá tốt Trung bình Yếu

SL % SL % SL % SL % SL % Tiếng Pháp 3 0 0 2 66 1 34 0 0 0 0 Tiếng Nga 9 0 0 0 0 3 33 6 67 0 0 Tiếng Nhật 5 0 0 3 60 2 40 0 0 0 0 Tiếng Trung 2 0 0 0 0 0 0 2 100 0 0 Tiếng Anh 88 0 0 21 23,6 36 32,1 54 60,7 0 0

Có 117 người trả lời câu hỏi này, kết quả khảo sát cho thấy, trình độ ngoại ngữ của GV Học viện chưa đáp ứng được trong xu thế hội nhập. Tỉ lệ trình độ ngoại ngữ của GV mới ở mức trung bình (mức độ trung bình chiếm tới 62%) và còn 29 phiếu, chiếm tới 21,3% không trả lời câu hỏi này. Như vậy, yêu cầu về trình độ ngoại ngữ của GV còn chưa đáp ứng được trong quá trình hội nhập tri thức. Chính bởi vậy, lãnh đạo học viện cần đưa ra tiêu chí yêu cầu 100% giảng viên phải có trình độ ngoại ngữ và mức độ ít nhất cũng phải ở mức trung bình.

(iv) Trình độ tin học phục vụ công tác giảng dạy và NCKH

Cũng giống yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, tin học là một phương tiện cần thiết giúp người GV có cơ hội hội nhập thông tin toàn cầu, nâng cao tầm hiểu biết, chất lượng giảng dạy và hoạt động NCKH. Với tỉ lệ 76,5% có trình độ tin học khá, tốt trở lên là điều kiện tốt cho giảng viên có thể vận dụng phương pháp giảng dạy và NCKH một cách hiệu quả nhất. Tuy nhiên, việc bồi dưỡng và nâng cao hơn nữa trình độ tin học là điều hết sức cần thiết đối với người giảng viên mà trong NCKH cán bộ QL cần định hướng cho người giảng viên.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên Học viện Hành chính (Trang 42)