Nguồn cơ sở vật chất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên Học viện Hành chính (Trang 45)

- Các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình thực hiện mức lao động:

2.2.1.2. Nguồn cơ sở vật chất

Qua khảo sát chúng ta thấy, nguồn thông tin bao gồm: tài liệu tạp chí, sách báo, thư viện và nguồn cơ sở làm việc được giảng viên đánh giá khá tốt. Bên cạnh đó nguồn tài chính và trang thiết bị chưa được đánh giá cao. Cụ thể:

(i) Nguồn thông tin

Nguồn tài liệu tạp chí, sách báo được giảng viên đánh tốt nhất. Đây thực sự là ưu thế về nguồn thông tin dữ liệu giúp cho giảng viên thuận lợi trong NCKH và cập nhật kiến thức trong giảng dạy (có tới 72 phiếu chiếm 64,3% đánh giá là tốt).

Biểu đồ 2.1: Đánh giá thực trạng nguồn cơ sở vật chất

Ghi chú

Cơ sở làm việc: Phòng làm việc, phòng học, phòng hội thảo, phòng họp...

Trang thiết bị: Phương tiện đi lại; máy tính, máy điều hoà nhiệt độ, máy in, máy chiếu, hệ thống camera bảo vệ, mỏy phụ tụ, máy in siêu tốc, máy fax, hệ thống trang âm, ánh sáng phục vụ giảng đường, hội thảo, Internet ...

Nguồn tài chính: Nhà nước, Học viện, bên ngoài... Nguồn thông tin: tạp chí, sách báo, thư viện...

Để đáp ứng yêu cầu giảng dạy và NCKH, vươn lên trở thành một trung tâm đào tạo, bồi dưỡng hiện đại tầm cỡ khu vực, nhiều năm nay, Học viện đã tập trung các nguồn lực xây dựng và hoàn thiện được một hệ thống giáo trình, tài liệu tương đối hoàn thiện và đồng bộ. Trong công tác bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước, đó cú 8 chương trình được hoàn thiện: chương trình bồi dưỡng cán bộ, công chức cao cấp; bồi dưỡng kiến thức QLNN ngạch chuyên viên chính; bồi dưỡng kiến thức QLNN ngạch chuyên viên, chương trình đào tạo cao học và nghiên cứu sinh chuyên ngành QLNN; chương trình đào tạo trung cấp hành chính. Đồng thời, Học viện đã tổ chức biên soạn giáo trình bồi dưỡng chính quyền cơ sở, HĐND cấp huyện, xã.

Ngoài các tập giáo trình, Học viện còn biên soạn một hệ thống tài liệu tham khảo, bồi dưỡng chuyên đề phục vụ cho các đối tượng học viên với khối lượng hàng năm rất lớn.

Công tác biên soạn sách và các ấn phẩm khoa học khác

Từ kết quả nghiên cứu các đề tài khoa học, nhiều tác giả đề tài đã thực hiện nhanh chóng việc xã hội hoá sản phẩm nghiên cứu của mình bằng cách biên soạn thành sách để xuất bản. Ngoài ra, các giảng viên, cán bộ của Học viện đã biên soạn và xuất bản nhiều ấn phẩm, sách tham khảo phục vụ hoạt động chuyên môn.

Hoạt động tổ chức hội thảo, tọa đàm khoa học

Trong 5 năm qua, Học viện đã tổ chức thành công nhiều hội thảo khoa học cấp bộ. Một số khoa trong Học viện cũng tổ chức Hội thảo, tọa đàm khoa học bằng những nguồn kinh phí khác (không phải kinh phí khoa học) để tăng cường năng lực của giảng viên...

Kết quả nghiên cứu của các đề tài một mặt tập trung nghiên cứu để xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức nhà nước các cấp, đào tạo, bồi dưỡng theo chức danh…, kết quả không những được áp dụng ngay vào việc đổi mới nội dung, chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng hành chính và quản lý nhà nước, mà còn góp phần nâng cao trình độ, phương pháp của đội ngũ giảng viên về hành chính và quản lý nhà nước. Mặt khác, kết quả nghiên cứu của nhiều đề tài khoa học đó cú đóng góp quan trọng cho việc thúc đẩy cải cách hành chính nhằm góp phần xây dựng một bộ máy hành chính chuyên nghiệp, từng bước hiện đại hoá để quản lý có hiệu quả nền kinh tế - xã hội đất nước.

Đây là nguồn lực thông tin rất cập nhật tạo điều kiện cho giảng viên có nguồn lực tài liệu phong phú trong quá trình NCKh và giảng dạy.

Thư viện Học viện Hành chính là một thư viện khoa học chuyên ngành về hành chính nhà nước, có nhiệm vụ phục vụ, cung cấp tài liệu cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập của cán bộ, giảng viên và học viên, sinh viên. Tính đến nay, Thư viện Học viện Hành chính tại Hà Nội cú trờn 120.000 cuốn với gần 14.000 đầu sách thuộc các lĩnh vực hành chính, kinh tế, văn hoá, xã hội, chính trị, nhà nước và pháp luật…và các chuyên ngành xã hội có liên quan. Chủ yếu là sách tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp. Thư viện bổ sung 152 đầu báo, tạp chí để phục vụ việc NC, giảng dạy và học tập.

Trung tâm thông tin – Tư liệu – Thư viện Học viện Hành chính cũng là nơi bổ xung hàng trăm đầu sách chuyên mục, sách tham khảo, các tạp chí chuyên ngành QLNN và các tài liệu có liên quan phục vụ cho hoạt động NCKH và học tập bồi dưỡng của GV, học viên, nghiên cứu viên Học viện Hành chính.

Bên cạnh đú cũn cú sự đóng góp, hỗ trợ của Tạp chí QLNN, là tạp chí chuyên ngành quản lý hành chính nhà nước. Tính đến tháng 5/2009, Tạp chí đã xuất bản được tròn 160 số. Với hàng ngàn bài báo khoa học được đăng tải qua các chuyên mục liên quan đến khoa học hành chính, quản lý nhà nước .

(ii) Cơ sở làm việc

Đây là nguồn lực được đánh giá là thế mạnh thứ hai nhằm đáp ứng hoạt động giảng dạy và NCKH của giảng viên là cơ sở làm việc (với 27 phiếu, chiếm 27% đánh giá tốt và 62 phiếu, chiếm 55,3% đánh giá khá) là một ưu thế tạo không gian, môi trường làm việc tốt cho giảng viên.

Học viện có 4 cơ sở: Cơ sở Học viện Hành chính tại Hà Nội (Địa chỉ số 77 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội); cơ sở Học viện tại TP Hồ Chí Minh (Địa chỉ số 10, đường 3-2, quận 10, TP Hồ Chí Minh); cơ sở Học viện tại Phận viện khu vực Tõy Nguyờn (Địa chỉ số 597, đường Nguyễn Văn Cừ, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk); cơ sở Học viện tại Phận viện Thừa Thiên

ứng nhu cầu hoạt động giảng dạy và NCKH, hiện nay Học viện Hành chớnh có hàng 100 phòng học, phòng Hội thảo, phòng họp; 03 phòng học ngoại ngữ; 07 phòng học tin học.

(iii) Nguồn lực về tài chính và các trang thiết bị được đánh giá ở

mức trung bình và vẫn có những ý kiến cho rằng là yếu (về tài chính: có 15 phiếu chiếm 13,4%; các trang thiết bị 21 phiếu chiếm 18,7). Đây là 2 nguồn lực có một vai trò hết sức quan trọng, là điều kiện nâng cao hiệu quả công tác giảng dạy và NCKH của giảng viên.

Nguồn kinh phí của Học viện hàng năm được phân bổ từ Bộ Khoa học - Công nghệ, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh và nguồn 5% từ ngân sách Học viện. Kế hoạch phân bổ kinh phí hàng năm luôn được Học viện quan tâm và có sự điều chỉnh cho hợp lý: năm 2008 là 930 triệu đồng, năm 2009 là 1 tỉ 250 triệu đồng và kế hoạch phân bổ năm 2010 (đề xuất) là 2 tỉ 500 triệu đồng. Đặc biệt, nguồn tài chính cho hoạt động NCKH của sinh viên và hàng năm luôn được tăng lên tạo điều kiện cho SV tiếp cận với hoạt động NCKH hiệu quả hơn. Tuy nhiên, yêu cầu cho hoạt động NCKH vẫn còn hạn hẹp để đáp ứng quy trình một NCKH từ triển khai nghiên cứu, thử nghiệm và ứng dụng thực tiễn.

Kế hoạch phân bổ kinh phí của Học viện các năm

Nhiệm vụ Kinh phí (triệu đồng)

2008 2009 2010

(Đề xuất)

Đề tài cấp Bộ phân cấp 640 280 280

Đề tài cấp cơ sở 320 360 360

Khảo sát nước ngoài 200 200 200

NCKH của sinh viên 40 50 60

Hoạt động chung của HĐKH 150 200 120

Về trang thiết bị, Học viện luụn cú sự đầu tư hàng năm nhằm đáp ứng yêu cầu tốt nhất trong giảng dạy và NCKH của giảng viên. Hiện nay, trang thiết bi cảu Học viện có: phương tiện đi lại có 19 ô tô, 30 máy tính xách tay, 285 máy tính để bàn; 281 máy điều hoà; 291 máy in; 92 máy chiếu các loại trong đó có 7 máy chủ; 3 máy quét scaner, các hệ thống camera bảo vệ, cỏc mỏy phụ tụ, máy in siêu tốc, máy fax, hệ thống trang âm, ánh sáng phục vụ giảng đường, hội thảo, có trag Web riờng trờn mạng Internet và sử dụng nhiều phần mềm ứng dụng trong quản lớ cỏc đề tài nghiên cứu khoa học và thư viện.

Những năm tới, Học viện Hành chính tiếp tục tăng cường, mở rộng, nâng cấp cơ sở vật chất kĩ thuật đáp ứng nhu cầu giảng dạy và NCKH của giảng viên.

Tóm lại, hoạt động NCKH và giảng dạy chịu ảnh hưởng của rất nhiều nguồn lực, các nguồn lực có mối quan hệ mật thiết với nhau, nó có thể là động lực thúc đấy hoặc kìm hãm hiệu quả của quá trình nghiên cứu, từ đó ảnh hưởng đến việc đánh giá hoạt động NCKH của giảng viên. Học viện Hành chính về cơ bản có một nguồn lực khá dồi dào với đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm và một nguồn lực cơ sở vật chất tương đối tốt. Tuy nhiên, bên cạnh đú cũn cú những hạn chế cần khắc phục. Vì vậy, đáp ứng yêu cầu giảng dạy và NCKH của giảng viên đòi hỏi Ban lãnh đạo Học viện cần xác định rõ nhận thức của giảng viên trong giảng dạy và NCKH, từ đó có những giải pháp nâng cao đồng thời chất lượng các nguồn lực ngày một tốt hơn cả về số lượng và chất lượng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên Học viện Hành chính (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w