- GVC: Chủ trì hoặc tham gia biên soạn giáo trình, giáo khoa môn
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
1. Luận văn đã tập trung tìm hiểu tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề, tìm hiểu cơ sở xuất phát của việc đánh giá giảng viên; đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên đại học ở một số quốc gia tiên tiến trên thế giới trong những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI; tỡm hiểu một số vấn đề lí luận chung về quản lí hoạt động nghiên cứu khoa học ở các cơ sở giáo dục đại học, mục tiêu quản lí hoạt động nghiên cứu khoa học; nội dung hoạt động nghiên cứu khoa học; quy trình quản lí hoạt động nghiên cứu khoa học ở các cơ sở giáo dục đại học. Bên cạnh đó luận văn cũng đi sâu vào nghiên cứu một số vấn đề lí luận về việc đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên đại học. Nghiên cứu, tìm hiểu các chủ trương của Đảng và Nhà nước, Bộ GD&ĐT về việc đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học ở các cơ sở giáo dục đại học; đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên đại học. Tìm hiểu và làm sáng tỏ những vấn đề lí luận về đánh giá, đánh giá giảng viên, đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên các tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá, thang đánh giá, quy trình đánh giá và những yếu tố chi phối việc, các yếu tố chi phối việc nghiên cứu khoa học của giảng viên đại học.
2. Qua nghiên cứu chức năng, nhiệm vụ, vai trò của Học viện Hành chính, đặc biệt là sứ mạng nghiên cứu khoa học hành chính. Qua việc tổng hợp và phân tích các số liệu điều tra về thực trạng hoạt động NCKH và thực trạng đánh giá hoạt động NCKH của giảng viên cho thấy: Hoạt động NCKH có tính bức thiết lâu dài, là yêu cầu chiến lược đối với Học viện Hành chính nói riêng, của hệ đào tạo chuyên nghiệp nói chung và của toàn xã hội nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ huấn luyện đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực trong hệ thống giáo dục, đào tạo. Hoạt động NCKH của giảng viên Học viện
viên nhận thức là một nhiệm vụ quan trọng, và có vai trò to lớn trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy và NCKH của giảng viên;
Hoạt động đánh giá hoạt động NCKH của Học viện ngày càng được hoàn thiện đáp ứng yêu cầu NCKH của giảng viên. Tuy nhiên, việc NCKH và đánh giá hoạt động NCKH của GV cũng còn một số hạn chế cần khắc phục.
Trong những năm gần đây, Học viện đã tích cực đổi mới công tác NCKH, từng bước kiện toàn và xây dựng quy chế hoạt động của Hội đồng khoa học; đổi mới cơ chế tuyển chọn và quản lý các đề tài khoa học. Nội dung các đề tài tập trung chủ yếu vào phục vụ việc nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bòi dưỡng, đổi mới biên soạn các chương trình, giáo trình, phương pháp phù hợp với các loại hình và đối tượng dào tạo, bồi dưỡng, xây dựng cơ sở lý luận phát triển khoa học hành chính, góp phần thúc đẩy cải cách hành chính
3. Trên cơ sở các nguyên tắc đề xuất tiêu chí và quy trình đánh giá, tác giả luận văn đã đề xuất 7 tiêu chuẩn với 22 tiêu chí cụ thể để đánh giá hoạt động NCKH của GV Học viện Hành chính. Các tiêu chí này được xác định cụ thể bởi các minh chứng và nguồn cung cấp minh chứng. Kỹ thuật để thu thập các minh chứng được thiết lập tương ứng với từng nhóm đối tượng cung cấp minh chứng.
Căn cứ vào mô hình đánh giá 360 độ và văn hoá đánh giá “ngồi bên nhau”, tác giả luận văn đã đề xuất quy trình đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên Học viện Hành chính theo 6 bước tương ứng với 6 bậc đánh giá gồm: Bậc 1: Tự đánh giá; Bậc 2: Đánh giá qua cấp trên trực tiếp; Bậc 3: Giám định của cấp trên gián tiếp; Bậc 4: Được đánh giá bởi viên chức trực thuộc (nếu GV kiêm giữ chức vụ lãnh đạo); Bậc 5: Đánh giá bởi các đồng nghiệp; Bậc 6: Đánh giá bởi nhóm lợi ích liên quan.
Kết quả khảo nghiệm cho thấy các tiêu chí và quy trình là hợp lý; Các tiêu chí và quy trình này có tính khả thi trong thực tiễn đánh giá hoạt động nghiên cứu khoa học của giảng viên Học viện Hành chính.