Đặc điểm tính cách ngƣời cao tuổi

Một phần của tài liệu Tự đánh giá về tính cách của người cao tuổi ở Hà Nội (Trang 36)

Theo Bromlej, tính cách được thể hiện ở những quan hệ

- Quan hệ chung nhất với thế giới xung quanh, với sự kiện xã hội - chính trị Tuy không còn công tác xã hội nhưng ở người cao tuổi vẫn luôn thường trực mối quan hệ với thế giới xung quanh, với các sự kiện xã hội – chính trị. Họ luôn quan tâm, theo dõi các vấn đề như: tình hình an ninh trật tự, kinh tế trên địa bàn họ sinh sống nói riêng và của đất nước nói chung, tình hình an ninh, chính trị trên thế giới, giá cả sinh hoạt tiêu dùng, các vấn đề văn hóa, đạo đức của xã hội… Những thông tin nào có vấn đề, nhất là những vấn đề liên quan đến tình hình thời sự chính trị, đến đạo đức,.. còn được các cụ đem ra trao đổi, thảo luận, đưa ra những cách nhìn nhận, đánh giá khác nhau. Những hiểu biết này giúp cho người nghỉ hưu có nhiều tri thức

mới, hòa nhập với đời sống cộng đồng, không bị tụt hậu. Chúng ta có thể thấy hiện nay, các tổ chức hội, đoàn thể như các chi bộ Đảng, hội Người Cao tuổi, Hội Cựu chiến binh, … luôn có sự tham gia sôi nổi của các cụ. Đây là một trong những lực lượng quan trọng trong sự phát triển kinh tế chính trị của toàn xã hội.

- Quan hệ với lao động, với các hoạt động xã hội

Công việc giúp cảm thấy ý nghĩa của cuộc sống. Nó tạo điều kiện hoạt động bình thường và là nguồn gốc của sự ổn định, cung cấp cơ sở cho sự tương tác với những người khác. Mặt vật chất của công việc cũng có thể là quan trọng đối với những người cao tuổi. Nhiều người trong số họ, có quyền nghỉ hưu, thấy rằng họ không thể cho phép điều đó vì những lý do tài chính. Họ cần phải làm việc để duy trì mức sống mà họ đã quen thuộc. Và đối với một số người việc họ kiếm ra tiền quan trọng cho sự tự đánh giá bình thường của họ.

Nhiều khả năng liên quan đến công việc, được duy trì trong khoảng thời gian từ 55 đến 70 tuổi. Trong nhóm tuổi này, không có sự suy giảm rõ rệt của các khả năng thể chất và trí tuệ, và sự giảm sút một số chức năng tinh thần bị ảnh hưởng bởi một loạt các khác biệt cá nhân. Những thay đổi trong nhận thức của những người cao tuổi thường xuất hiện bởi những hành động (xảy ra hoặc được mong đợi) bởi những người xung quanh. Họ lo lắng rằng những đồng nghiệp của họ sẽ đối xử với họ tồi tệ hơn và ít quan tâm đến những ý tưởng của họ. Điều này có thể dẫn đến một thực tế rằng người cao tuổi trở nên ít sáng kiến hơn, giảm đóng góp của họ cho công việc của nhóm.

Yếu tố mạnh nhất gắn liền với hành vi trong các giai đoạn tuổi già của sự nghiệp, đó là những kỳ vọng xã hội. Những quan niệm xã hội đa dạng về sự lão hóa bắt buộc con người phải phù hợp với những khuôn mẫu. Thông thường sự lão hóa xã hội bắt buộc con người phải rời bỏ công việc. Mặc dù không tồn tại âm mưu chống lại những người cao tuổi, nhưng những quan niệm xã hội, những quan điểm khoa học chuẩn bị cho con người để họ kết thúc sự nghiệp của họ vào thời điểm đã định.

Duy trì và tái tạo khả năng lao động của những người cao tuổi là điều kiện cơ bản cho việc duy trì và tái tạo chính nhận thức của con người trong các giai đoạn cuối cùng của sự phát triển cá thể. Khi xem xét các mối liên hệ xã hội của những người cao tuổi, không thể không hướng đến các vấn đề hỗ trợ cho những người cao tuổi và chăm sóc cho họ. Sự xấu đi của sức khỏe tạo nên sự cần thiết được những người xung quanh hỗ trợ. Những người cao tuổi mong đợi mọi người (đặc biệt là giới trẻ) quan tâm đến họ. Có thể nảy sinh tình huống khác – chuyển sang ở nhà dưỡng lão. Dù khu nội trú có tiện nghi đến như thế nào nhưng một trong những khía cạnh bất lợi nhất cho sự phát triển tinh thần khi sinh sống ở nhà dưỡng lão đó là ở đây con người thường mất khả năng kiểm soát các sự kiện và đưa ra các quyết định. Họ không thể xây dựng các kế hoạch riêng và thực hiện chúng.

Theo một số công trình nghiên cứu ở Việt Nam, một số cơ quan và Nhà nước đã và đang nghiên cứu để sử dụng chất xám, khả năng của những vị cao niên, nhất là những người vừa mới rời khỏi dây chuyền sản xuất và công tác, vẫn còn trí tuệ, kinh nghiệm và sức khỏe nhằm phát huy một cách phù hợp sự cống hiến của họ. Được làm việc, được cống hiến tạo ra niềm vui cho cuộc sống, do đó có tác dụng làm cho trí não và thân thể khỏe mạnh. Đây còn là một quyền của người cao tuổi mà nhiều quốc gia đang quan tâm.

Nhiều cuộc điều tra cho thấy, có tới 70% những người cao tuổi Việt Nam trong độ tuổi từ 60 đến 69 còn phải lao động để kiếm sống, có tới 38% số người trong độ tuổi này còn phải đóng vai trò chính trong kinh tế gia đình. Họ phải lo cho cuộc sống của chính họ và con cái. Mong muốn có việc làm ở người cao tuổi hiện nay trước hết là do họ không có nguồn thu nhập, hoặc có nhưng quá ít ỏi, không đủ sống.

Không chỉ có nhu cầu làm thêm để tăng thu nhập cho bản thân và gia đình, nhìn chung, người cao tuổi còn thường xuyên giúp đỡ con cháu những công việc gia đình. Các cụ coi đó là niềm vui, hạnh phúc, cảm giác mình vẫn là người có ích cho gia đình và xã hội.

- Quan hệ với người khác trong xã hội + Quan hệ với những người cùng tuổi

Người cao tuổi chỉ có thể thoải mái, tự tin khi trao đổi kiến thức và kinh nghiệm trong môi trường gồm những người cùng lứa tuổi do thường chung các mối quan tâm hay họ cùng tương đồng về quan điểm, sở thích… Vì vậy những sinh hoạt tập thể với các hình thức đa dạng hợp sở thích riêng của các cụ như Hội Người cao tuổi, Hội phụ nữ…. được các cụ hưởng ứng rất nhiệt tình.

Theo một số kết quả nghiên cứu của các tác giả Việt Nam cho thấy hầu hết người cao tuổi đều có tham gia hoạt động trong một, vài tổ chức, đoàn thể nhóm, hội ở địa phương như: Chi bộ Đảng, Hội cựu chiến binh (phần nhiều là nam giới); Hội phụ nữ (phần lớn là nữ giới); Hội người cao tuổi, Hội đồng hương, các câu lạc bộ thơ văn, nhóm bạn học cũ… Hoạt động của các tổ chức, hội quần chúng này đã đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tập thể của người nghỉ hưu. Các cụ được tiếp xúc với những thông tin mới, nghe tình hình thời sự và các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, được phát biểu ý kiến và bày tỏ những băn khoăn, khúc mắc, động viên an ủi lẫn nhau, giúp nhau cùng vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, nhất là lúc bị ốm đau hoặc rủi ro.

Có thể thấy, người cao tuổi hiện nay đầy tinh thần trách nhiệm và ý thức cộng đồng. Do có vốn sống và kinh nghiệm công tác, họ luôn sẵn sàng tham gia đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước thông qua tham gia hoạt động phong trào, công tác đoàn thể.

+ Quan hệ với những người trẻ tuổi

Với kinh nghiệm tích lũy cả cuộc đời, người cao tuổi luôn có mong muốn truyền đạt lại nó cho những thế hệ sau với hi vọng họ sẽ tiêp bước những thành quả của mình. Họ nghiêm khắc và dường như là khó tính, yêu cầu cao hơn đối với thanh niên. Họ thường đòi hỏi sự tôn trọng, cảm thông, yêu thương từ phia những người trẻ tuổi. Nếu như thanh niên có thể hiểu và nắm băt rõ tâm lý, tính cách này của người cao tuổi thì đây sẽ là một kho tàng vốn sống cũng như kinh nghiệm nghề nghiệp cực kì hữu ích và sẽ đem lại thành công cho họ.

+ Quan hệ với những thành viên trong gia đình

Những mối quan hệ hàng ngày với vợ chồng, con cháu luôn là mối quan tâm hàng đầu của người cao tuổi. Khi rời bỏ công việc trở về với cuộc sống gia đình, người nghỉ hưu dành nhiều thời gian cho người thân và tự tìm thấy niềm vui trong chăm sóc gia đình, con cháu, muốn chia sẻ và đỡ đần gánh nặng cuộc sống với con cháu. Do đó, các sinh hoạt hàng ngày của gia đình rất được các cụ quan tâm: từ chuyện chợ búa, giá cả sinh hoạt, cơm nước, con cháu học hành, công tác tiến bộ hay gặp khó khăn,…

Cùng với quan tâm chăm sóc trong chính gia đình nhỏ của các cụ, đồng thời với đó là các hoạt động khôi phục dòng họ. Những người cao tuổi ở Hà Nội phần lớn có gốc gác nông thôn và truyền thống gắn bó với làng quê, khi về hưu với tư tưởng của người già “lá rụng về cội”, các cụ càng có nhu cầu gặp gỡ, tiếp xúc và thắt chặt mối dây họ hàng, thân tộc, ôn lại truyền thống quê hương, dòng tộc, nhắc nhở con cháu nhớ về cội nguồn. Các hoạt động này đã khôi phục những giá trị văn hoá tốt đẹp truyền thống, củng cố gia đình, dòng họ, cộng đồng.

- Quan hệ đối với bản thân

Trong giai đoạn này, người cao tuổi thường có xu hướng hồi tưởng, tự xem xét, đánh giá về quãng đời đã qua của mình. Eric Erikson cho rằng “nhiệm vụ ưu thế của giai đoạn chót này là hình thành sự toàn vẹn của cái tôi. Nó cho phép con người tìm thấy được ý nghĩa trong cuộc sống của mình. Khi những người cao tuổi làm việc “tự đánh giá” này thường hay xảy ra 2 trạng thái tâm lý khác nhau. Nếu những người cao tuổi tự thấy rằng họ đã sống và làm được những điều tốt đẹp trong hoàn cảnh của mình, họ sẽ tự tin, yên tâm vui sống với con cháu. Ngược lại, cũng có những người cảm thấy hối tiếc vì những cơ hội đã bỏ qua cũng như sự lựa chọn thiếu khôn ngoan của mình. Những người như thế dễ dẫn họ đến chỗ bi quan, chán nản, tuyệt vọng, ít vui sướng và dễ bị những bệnh tật của tuổi già.

Theo nghiên cứu của M.R. Minigalieva thì những ấn tượng của người cao tuổi về bản thân họ bao gồm cả khái niệm tích cực và tiêu cực: thái độ tẻ nhạt, bảo thủ, thái độ phê phán những người trẻ tuổi kết hợp cùng với thái độ nhân hậu, chăm

sóc gia đình, cảm giác có trách nhiệm,… đều nằm trong bối cảnh của một mức độ vật chất và sức khỏe của họ

Tóm lại, những đặc điểm trên là phổ biến cho đa số người cao tuổi, tuy có sự khác biệt ở mỗi lớp người già. Qua đây, có thể thấy được các nét tính cách của người cao tuổi đều tập trung vào 4 mặt: thái độ với tập thể và xã hội; thái độ đối với lao động; Thái độ đối với mọi người; Thái độ đối với bản thân

1.3.3. Một số đặc điểm tự đánh giá của ngƣời cao tuổi nói chung

Có thể khái quát một số đặc điểm tự đánh giá ở người cao tuổi như sau:

* Về tính chính xác

Đã nói đến đánh giá thì bao giờ cũng phải nói tới độ chính xác hay mức độ phù hợp của đánh giá. Theo tác giả S.Franz và các cộng sự “Tự đánh giá phù hợp” diễn tả sự tự đánh giá đúng, khách quan, chính xác những hiện tượng được đánh giá. Cụ thể, cá nhân phải đánh giá đúng mức độ của các hiện tượng tâm lý có ở bản thân. Như vậy, để có tự đánh giá chính xác hay phù hợp, cá nhân phải xác định được đúng mức độ tự đánh giá các nét tính cách về mặt tập thể và xã hội (thái độ với tập thể và xã hội); mặt lao động (thái độ đối với lao động); mặt quan hệ với những người khác trong xã hội (thái độ đối với mọi người); mặt bản thân (thái độ đối với bản thân) đúng như là cá nhân đó có. TĐG một cách chính xác đóng một vai trò quan trọng cho sự phát triển của nhân cách. Tuy nhiên đánh giá nói chung là một việc làm khó khăn chưa nói đến đánh giá chính xác bản thân.

Con người thường gặp khó khăn trong sự chính xác khi TĐG vì nhiều lí do khác nhau. Thứ nhất, theo quan điểm của S.Franz TĐG phụ thuộc vào quá trình phát triển nhận thức của mỗi cá nhân. Qúa trình nhận thức của cá nhân khác nhau là khác nhau, do vậy mức độ tri giác nhìn nhận sự vật hiện tượng cũng khác khau. Thứ hai, tiêu chí chung dùng để đánh giá là vấn đề quan trọng nhất của TĐG cũng không xác định một cách thống nhất. Các tiêu chí đánh giá của cá nhân phụ thuộc vào tiêu chí của xã hội, của nhóm mà cá nhân là thành viên. Nhưng cá nhân tiếp thu các tiêu chí đánh giá của xã hội thông qua lăng kính chủ quan của cá nhân. Thậm chí ở ngay trong một nhóm, các vai trò khác nhau cũng có các tiêu chí riêng, khác nhau. Ví dụ,

trọng một gia đình, đánh giá hành động của một người với vai trò là ông bà khác với vai trò là con cháu. Thêm vào đó, các tiêu chí của các nhóm khác nhau là khác nhau. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mặt khác, như đã đề cập ở trên, TĐG của người cao tuổi phụ thuộc một phần vào việc những người xung quanh nhìn nhận và đánh giá họ như thế nào. TĐG của người cao tuổi có thể cao khi những người khác xem chúng là tích cực và thấp khi những người khác xem chúng là tiêu cực. Mức độ đánh giá, chấp nhận của những người xung quanh phụ thuộc vào tình trạng cảm xúc của người đánh giá. Vì thế những người khác nhau có thể có cách đánh giá khác nhau về người già. Tuy nhiên, ở lứa tuổi người cao tuổi, do những kinh nghiệm tích lũy được sau nhiều năm hoạt động, các cụ có hướng độc lập trong sự TĐG, các cụ không chỉ tiếp nhận các ý kiến bên ngoài mà còn cân nhắc, so sánh đối chiếu với những nhận định của mình rồi mơi đưa ra đánh giá cuối cùng. Các nghiên cứu đều khẳng định, ở tuổi này TĐG của người cao tuổi tương đối chính xác

Tự đánh giá có liên hệ mật thiết với mức độ đòi hỏi của nhân cách. Mức độ đòi hỏi là mức độ tự đặt ra các mong muốn, yêu cầu cho chính mình. Mức độ đòi hỏi thể hiện qua mức độ khó hoặc dễ của mục tiêu, nhiệm vụ cá nhân đặt ra cho bản thân. Vì con người có thể tự chọn lựa mức độ yêu cầu khó, dễ của hành động nên có thể nảy sinh mâu thuẫn giữa hai khuynh hướng: một bên – đòi hỏi ở bản thân cao để được thành công, một bên – đòi hỏi thấp để tránh thất bại. Nếu thành công, mức độ đòi hỏi ở bản thân thường được nâng cao hơn. Nếu thất bại, mức độ đòi hỏi có thể giảm. Nhìn chung, mức độ đòi hỏi của nhân cách trong các hoạt động cụ thể có thể được xác định tương đối chính xác.

Vì bản chất xã hội của con người, và cũng vì TĐG không dễ dàng nên cần phải dựa trên những đánh giá của những người khác về cá nhân để đánh giá độ chính xác của TĐG. TĐG từ góc độ tâm lý là đánh giá về những phẩm chất tâm lý bên trong của con người, cho nên đòi hỏi những người đánh giá về cá nhân đó phải là những người biết rất rõ về đối tượng đánh giá. Thường phải là người dành nhiều thời gian cho đối tượng đánh giá, nếu đánh giá người cao tuổi thì đó là vợ - chồng,

con cái, những người trực tiếp chăm nom. Tuy nhiên, những đánh giá của những người khác về cá nhân này cũng không thể chính xác hoàn toàn vì nhiều diễn biến tâm lý diễn ra bên trong, chỉ có người cao tuổi là người biết rõ.

Về đánh giá của gia đình, người trực tiếp chăm sóc: Gia đình (hoặc viện dưỡng lão) là nơi các cụ sống và sinh hoạt hàng ngày. Chính vậy, gia đình có điều

Một phần của tài liệu Tự đánh giá về tính cách của người cao tuổi ở Hà Nội (Trang 36)