Tự đánh giá về các tính cách đối với bản thân của ngƣời cao tuổi

Một phần của tài liệu Tự đánh giá về tính cách của người cao tuổi ở Hà Nội (Trang 88)

3. 1.2 Nét tính cách tiêu cực

3.4. Tự đánh giá về các tính cách đối với bản thân của ngƣời cao tuổi

3.4.1. Nét tính cách tích cực

Bảng 3.10. Đánh giá nét tính cách tích cực của ngƣời cao tuổi đối với bản thân Nội dung Tự đánh giá nét tính cách (%) ĐTB Biểu hiện rõ Ít biểu hiện Không biểu hiên TĐG của NCT Thứ bậc Đánh giá của ngƣời thân Thứ bậc 1 32 0 68 1.64 9 1.23 9 2 61 20 19 2.42 5 2.71 3 3 63 15 22 2.41 4 3.00 1 4 41 51 8 2.33 6 2.05 6 5 57 9 34 2.23 7 1.58 7 6 65 8 27 2.38 8 2.00 8 7 61 31 8 2.53 2 2.66 4 8 65 32 3 2.62 3 2.72 5 9 77 16 7 2.70 1 2.83 2 ĐTB nhóm 2.36 2.31 Chú giải

1 – Tự đổi mới mình và hoàn cảnh 6. Tự tin

2 – Độc lập, tự chủ 7.Sống có trách nhiệm với bản thân 3 – Tiết kiệm 8. Trung thực

4 – Vượt qua khó khăn, thử thách 9. Tự hào về bản thân, gia đình 5 – Lạc quan hướng về tương lai

Nhìn chung, người cao tuổi cho rằng bản thân mình có biểu hiện rõ nét tính cách tích cực đối với bản thân (ĐTB nhóm là 2.36 ). Cụ thể như sau:

- Các nội dung người cao tuổi cho là biểu hiện rõ nét tính cách ở bản thân người cao tuổi bao gồm: Độc lập, tự chủ; Tiết kiệm; Sống có trách nhiệm với bản thân; Trung thực; Tự hào về bản thân, gia đình.

+ Độc lập, tự chủ (ĐTB = 2.42), có 61% lựa chọn biểu hiện rõ. Nét tính cách này được thể hiện ở một số đặc điểm chính sau đây: Xác định được các mục đích, hành trình sống của bản thân và có các chiến lược có hiệu quả để đạt được các mục đích đó; Sống, lao động và cống hiến tốt ở trong gia đình cũng như ngoài xã hội; Không phụ thuộc, ỷ lại vào gia đình, xã hội. Tự tin, dựa vào chính mình, có trách nhiệm với cuộc sống của mình; Có lối tư duy tích cực; biết điều chỉnh bản thân khi cần thiết. Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, ở người cao tuổi, tính độc lập tự chủ được họ đánh giá cao. Đa phần, họ không thích dựa dẫm vào con cháu (trừ những người sức khỏe yếu), ngược lại, họ lại có nhu cầu, mong muốn giúp đỡ con cháu nhiều hơn. Ngày nay, có nhiều người cao tuổi có nhu cầu độc lập về kinh tế, ngoài mục đích vơi đi nỗi buồn chán, cô đơn, có thêm thu nhập mà còn là sự tự lập bằng chính sức mình, không muốn là người mang tiếng “ỷ lại” con cháu, tạo sự “an toàn về kinh tế”. Có nhiều người còn trợ cấp tiền cho con cháu lúc khó khăn, là chỗ dựa tinh thần cho chúng.

+ Tiết kiệm (ĐTB = 2.41) có 63 % lựa chọn biểu hiện rõ. Đây là một đặc điểm nổi bật thường thấy ở người già. Tiết kiệm được hiểu “là không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi”. Tiết kiệm không phải là bủn xỉn, không phải là ép mình nhịn ăn, nhịn mặc mà tiết kiệm là làm những việc ích lợi cho gia đình, cho xã hội và là việc làm khoa học, tích cực. Trong cuộc sống, chúng ta cần phải tiết kiệm nhiều vấn đề và người già là điển hình như: Tiết kiệm sức lao động: Tức là phải tổ chức sắp xếp cho khéo, phải nâng cao năng suất lao động; Tiết kiệm thời giờ: Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Thời giờ tức là tiền bạc”; “Ai đưa vàng bạc vứt đi, là người điên rồ. Thì ai đưa thời giờ vứt đi, là người ngu dại”. Cần phải biêt tiết kiệm thời giờ của mình và tiết kiệm thời giờ của người khác; Tiết kiệm tiền của: Phải tiết kiệm tiền của của Nhà nước, của nhân dân và của chính mình. Việc này liên quan tới tiết kiệm sức người, tiết kiệm thời giờ. Khi được hỏi mục đích của việc “tiết kiệm” đa số người già đều cho rằng họ mong muốn độc lập, không muốn trở thành gánh nặng cho con cháu; suốt quãng đời trước đó họ nhận thức được rằng tiết kiệm là vô cùng quan trọng cho tuổi già và để lúc cuối đời còn có “của để dành” cho con cháu.

+ “Trung thực” (ĐTB =2.62), có 65% lựa chọn biểu hiện rõ. Trung thực là nét tính cách quan trọng, thể hiện một phần chân dung của người cao tuổi. Tính trung thực là luôn tôn trọng sự thật, tôn trọng chân lí, lẽ phải, sống ngay thẳng, thật thà và dũng cảm nhận lỗi khi mắc khuyết điểm. Bên cạnh đó, trung thực là cốt lõi, xoay quanh nó còn nhiều đức tính khác mà quan trọng nhất là thái độ thẳng thắn, tinh thần, hành động dũng cảm. Không có đức tính này, trung thực chỉ như của quý bị dấu kín. Thẳng thắn, dũng cảm lại phải chân thành, khéo léo. Nếu không trung thực - thẳng thắn - dũng cảm sẽ không có tác dụng hoặc bị hạn chế tác dụng. Theo nghiên cứu, người cao tuổi tự đánh giá bản thân là người thật thà, ngay thẳng chân thành trong cách đối xử với mọi người, luôn nhìn nhận khách quan về các sự việc trong cuộc sống, luôn tôn trọng và bảo vệ chân lí, bảo vệ lẽ phải. Sở dĩ người cao tuổi đánh giá cao nét tính cách trung thực là do họ nhận thức tốt rằng: trong cuộc sống, sự trung thực là cần thiết bởi nó tạo nên uy tín, sự tôn trọng của mọi người. Một cá nhân không trung thực, dối trá sẽ làm mất niềm tin, gây mất sự công bằng, dân chủ trong xã hội.

- “Sống có trách nhiệm với bản thân” (ĐTB = 2.53), có 61% được người già đánh giá là biểu hiện rõ. Qua trao đổi, nghiên cứu, người già nhận thức được rằng cần phải có trách nhiệm với bản thân, trách nhiệm với gia đình, những người xung quanh và có trách nhiệm trong quá trình sống và làm việc. Đối với người cao tuổi, trở nên có trách nhiệm với bản thân nghĩa là tập trung vào những mong muốn, nhu cầu của mình đồng thời tìm ra hướng giải quyết cho các vấn đề của bản thân. Họ hiểu rằng, điều cấm kị nhất đối với mỗi cá nhân là đứng cách ly, tự tách biệt mình với xã hội. Người cao tuổi cần phải để bản thân tham gia các hoạt động tập thể (hội người cao tuổi, hội cựu chiến binh, các câu lạc bộ thể dục thể thao,…), trải nghiệm những cái tốt đẹp và mới mẻ để tự rút ra kinh nghiệm sống cho bản thân. Tuy nhiên, sống có trách nhiệm với bản thân là biết nhận thức và giữ gìn được những giá trị cá nhân riêng biệt chứ không phải là cách sống quá đề cao bản thân, không màng đến người khác là một lối sống ích kỉ. Đó là sống vị kỉ.

+ Tự hào về bản thân, gia đình (ĐTB = 2.70), có 77% khách thể lựa chọn biểu hiện rõ. Khi được hỏi về mức độ hài lòng, tự hào về bản thân và gia đình, phần lớn người nghỉ hưu được hỏi cho biết họ có sự tự hào cao. Những lý do khiến người nghỉ hưu cảm thấy tự hào là: Bản thân đã cống hiến hết sức mình cho gia đình và xã hội; Vợ chồng con cái thương yêu nhau; Con cái có nghề nghiệp ổn định, thành đạt hiếu thảo với cha mẹ; Gia đình vợ chồng con cháu sống quây quần bên nhau để chăm sóc nhau và có kinh tế ổn định; Con cháu ngoan học giỏi, đối xử tốt với cha mẹ; Lương hưu đủ sống, vợ chồng con cái khoẻ mạnh. Ngược lại, những điều khiến người nghỉ hưu chỉ tương đối hài lòng với cuộc sống hiện nay là: Con cái còn có những hạn chế về ứng xử; Các thành viên trong gia đình quan tâm, chăm sóc đến người khác chưa chu đáo; Con cái chưa hiểu bố mẹ hoặc nhận thức về cuộc sống của con cái quá hẹp hòi; Con cháu đi làm, đi học cả ngày ít quan tâm chăm sóc đến các cụ

Có thể nhận thấy những điều khiến người nghỉ hưu hài lòng với cuộc sống hiện nay phần nhiều thuộc về đời sống tinh thần: con cháu hiếu thảo, quan tâm, chăm sóc các cụ, cả gia đình quây quần bên nhau là điều khiến những người cao tuổi thoả mãn nhất. Một điều có thể nhận thấy, tuy con cái có lúc làm cho cha mẹ chưa hài lòng nhưng khi cần xác định thái độ thì các cụ lại cho rằng mình tương đối hài lòng với con cái, các cụ lại ca ngợi nhiều hơn phê phán, vui lòng chấp nhận nhiều hơn là bực bội. Điều này cho thấy, ngoài những tác động của đời sống chính trị – xã hội và của nền giáo dục mà người cao tuổi nói chung, người nghỉ hưu nói riêng đã tiếp thu trong suốt quãng đời đã qua của họ, ứng xử hoà hoãn, tâm lý an phận của các cụ còn là những đặc điểm mang tính truyền thống. Cách ứng xử này giúp cho việc duy trì hài hoà những quan hệ trong gia đình và ngoài xã hội của người cao tuổi.

- Các nội dung còn lại là những nội dung người cao tuổi cho rằng ở bản thân ít biểu hiện nét tính cách này: Tự đổi mới mình và hoàn cảnh(ĐTB = 1.64); Vượt

qua khó khăn, thử thách (ĐTB = 2.33); Lạc quan hướng về tương lai (ĐTB = 2.23); Tự tin(ĐTB = 2.38)

+ Nội dung Tự đổi mới mình và hoàn cảnh”Vượt qua khó khăn, thử thách” có tỉ lệ phần trăm lần lượt là 31%, 41%. Như đã phân tích ở trên, khả năng

thích ứng với sự thay đổi sinh lý – xã hội ở người cao tuổi không cao nên khả năng tự đổi mới mình và hoàn cảnh do người già có xu hướng hồi tưởng quá khứ trước đây nhiều hơn. Đối với họ, sức khỏe và tuổi tác bây giờ là khó khăn, trở ngại lớn nhất.

+ “Lạc quan, tin tưởng, hướng về tương lai” (có 57% lựa chọn biểu hiện rõ). Theo nghiên cứu các tài liệu về người cao tuổi, đi kèm với sự giảm sút của sức khỏe, sự suy giảm trí nhớ, thường sút kém hoạt động sáng tạo thì sự tăng lên của tính thiếu tin tưởng, lo lắng của họ nhiều hơn. Nhìn chung, tình hình sức khỏe của người già luôn luôn là mối quan tâm lo lắng lớn nhất, đáng lo ngại nhất. (theo tác giả L.V. Borozdina)

+ Tự tin” (có 65% lựa chọn biểu hiện rõ). Sự tự tin là tin vào chính bản thân mình, tin vào chính giá trị, những phẩm chất tốt đẹp đang tồn tại bên trong con người mình, tin vào những thành công, những thành quả mà mình đã đạt được trong quá khứ để vững bước đón nhận những thử thách mới trong tương lai; tin vào tài năng của mình, những ước mơ tốt đẹp mà mình theo đuổi và tin rằng dù có phải thất bại đi chăng nữa, mình vẫn có thể thực hiện được nó ở những lần sau. Tự tin trái ngược với sự hèn nhát, rụt rè, thiếu niềm tin vào bản thân và lo sợ phải thất bại, không dám theo đuổi ước mơ. Ở người cao tuổi, có sự phân vân khi đánh giá nét tính cách này là do sự thay đổi vị trí xã hội và gia đình, kéo theo đó là sự thay đổi tuổi tác – bước sang ngưỡng của mới của cuộc đời, sức khỏe cũng giảm sút, họ lo lắng về tương lai nhiều hơn. Ngoài ra có 1 lí do quan trọng khác đó là do họ chưa có sự chuẩn bị kĩ lưỡng cho tuổi già ở giai đoạn trước đó. Nếu có sự chuẩn bị đón nhận thì sẽ có tâm trạng tốt hơn, tự tin hơn.

* So sánh tự đánh giá nét tính cách đối với bản thân với các nhóm ngƣời cao tuổi

Bảng 3.11. So sánh tự đánh giá tính cách đối với bản thân với các nhóm ngƣời cao tuổi

Nội dung Tuổi Giới tính Gia đình

60–70 70-80 Nam Nữ Có gia đình Cô đơn

1 1.68 1.60 1.60 1.68 1.80 1.00 2 2.42 2.42 2.42 2.42 2.66 1.45 3 2.48 2.34 2.34 2.48 2.62 1.55 4 2.32 2.34 2.34 2.32 2.42 1.95 5 2.28 2.18 2.18 2.28 2.47 1.25 6 2.30 2.46 2.46 2.30 2.61 1.45 7 2.54 2.52 2.52 2.54 2.70 1.85 8 2.64 2.60 2.60 2.64 2.75 2.10 9 2.66 2.74 2.74 2.66 2.90 1.90 ĐTB 2.36 2.35 2.35 2.36 2.54 1.72 * Về độ tuổi

- Nhìn chung, người cao tuổi từ 60 - 70 có số điểm trung bình cao hơn người cao tuổi từ 70 - 80 ở những nội dung: “Tự đổi mới mình và hoàn cảnh” (ĐTB=1.68 và 1.60); tiết kiệm (ĐTB= 2.48 và 2.34 ); Lạc quan hƣớng về tƣơng lai (ĐTB= 2.28 và 2.18 ); Qua đây cho thấy ở lứa tuổi này có khả năng thích ứng, tự đổi mới nhanh và dễ dàng hơn lứa tuổi từ 70 – 80 do điều kiện sức khỏe của họ tốt hơn; Nét tính cách tiết kiệm và tinh thần lạc quan của họ được đánh giá cao.

- Người cao tuổi từ 70 – 80 có số điểm trung bình cao hơn người từ 60 – 70 ở những nội dung: Tự tin (ĐTB = 2.46 và 2.30) và Tự hào về bản thân, gia đình

(ĐTB= 2.66 và 2.74). Người cao tuổi có niềm tự hào về bản thân và gia đình cao hơn vì giai đoạn tuổi già là giai đoạn nhìn nhận lại quá khứ, đánh giá cao quá khứ (đặc biệt với giai đoạn từ 70 – 80),

- Tự đổi mới mình và hoàn cảnh (ĐTB = 1.60 và 1.68). Khả năng tự đổi mới, thích ứng với hoàn cảnh ở nữ giới thuận lợi hơn nam giới do sự thay đổi vị trí xã hội. Người nữ ngoài công việc xã hội vẫn thường xuyên chăm sóc nhà cửa, giúp đỡ con cháu và duy trì các mối quan hệ với những người xung quanh trong khi nam giới tập trung vào phát triển sự nghiệp bản thân hơn.

- Tiết kiệm (ĐTB = 2.34 và 2.48) Nhìn chung, nữ giới có tính tiết kiệm hơn nam giới do vai trò xã hội là người nắm giữ chi tiêu trong gia đình

- Lạc quan, tin tƣởng vào công việc đang làm và tƣơng lai (ĐTB = 2.18và 2.28). Như đã phân tích ở trên, người nữ giới đổi mới mình và bản thân thuận lợi hơn nam giới nên khả năng thích ứng dễ dàng hơn, tạo tâm trạng lạc quan, tin tưởng cao hơn nam giới.

- Tự tin (ĐTB = 2.46 và 2.30), ở người nam giới tự tin có số điểm trung bình cao hơn chủ yếu do họ có sự đánh giá cao bản thân về những thành quả, sự nghiệp họ đã đạt được hơn người nữ giới. Đồng thời với sự tự tin cũng chính là lí do giải thích số điểm trung bình của nét tính cách Tự hào về bản thân, gia đình (ĐTB = 2.74 và 2.66) của nam giới cao hơn nữ giới.

* Về nhóm có gia đình và nhóm người cô đơn. Có sự biểu hiện mức độ khác nhau. Cụ thể: Người cao tuổi có gia đình tự đánh giá bản thân có các nét tính cách tích cực đối với bản thân cao hơn người già cô đơn tất cả các nội dung cho thấy người cao tuổi cô đơn có nhiều mặc cảm, thiệt thòi, thiếu thốn về vật chất và tinh thần hơn. Đây là điều cần lưu tâm trong việc đưa ra kiến nghị giúp đỡ họ.

1,64 2,7 1,23 3 2,05 1,58 2 2,53 2,62 2,38 2,23 2,33 2,41 2,42 2,66 2,72 2,83 2,71 0 0,5 1 1,5 2 2,5 3 3,5 1 2 3 4 5 6 7 8 9 NCT Người thân

Biểu đồ 7: Biểu đồ so sánh tự đánh giá nét tính cách tích cực đối với bản thân của ngƣời cao tuổi và đánh giá của ngƣời thân

Dựa vào bảng 3.10 và biểu đồ 7, ta thấy không có sự khác biệt nhiều trong đánh giá. Tóm lại, người cao tuổi có tự đánh giá tương đối chính xác, phù hợp với đánh giá của người thân.

3.4.2. Nét tính cách tiêu cực

Bảng 3.12. Đánh giá nét tính cách tiêu cực của ngƣời cao tuổi đối với bản thân

STT Nội dung ĐTB TĐG của NCT Thứ bậc Đánh giá của ngƣời thân Thứ bậc 1 Thiên về tập quán cách nghĩ của

những ngày cũ

2.35 1 2.80 1

2 Phụ thuộc, ỷ lại, dựa dẫm 1.29 3 1.23 5

3 Keo kiệt vật chất, tiền bạc 1.27 5 1.08 7

4 Không vượt qua khó khăn, thử thách

1.08 7.5 1.22 6

5 Bi quan, nghi ngờ 1.44 2 1.52 3

7 Trốn tránh trách nhiệm với bản thân

1.08 7.5 1.26 4

8 Giả dối 1.01 9 1.00 8.5

9 Không tự hào về bản thân, gia đình

1.12 6 1.00 8.5

Điểm trung bình nhóm 1.32 1.42

Biểu đồ dưới đây minh họa cho bảng 3.12

Một phần của tài liệu Tự đánh giá về tính cách của người cao tuổi ở Hà Nội (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)