Vài nét về địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Tự đánh giá về tính cách của người cao tuổi ở Hà Nội (Trang 49)

2.1.1. Ngƣời cao tuổi thành phố Hà Nội

Tỷ lệ người cao tuổi ở Hà Nội sẽ tiếp tục tăng cao trong những năm tiếp theo với các lý do: chất lượng chăm sóc sức khỏe của toàn dân nói chung và người cao tuổi nói riêng được nâng cao, tỷ suất chết hàng năm có xu hướng giảm, dân số cơ học tăng cao trong đó có tỷ lệ đáng kể người cao tuổi chuyển về Hà Nội sống với con cháu ngày một nhiều

Người cao tuổi ở Hà Nội ngoài những đặc điểm chung, còn có một số đặc điểm riêng như: có trình độ học vấn cao và đã tham gia các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước và thành phố. Đảm bảo phúc lợi xã hội cho người cao tuổi cũng là thể hiện đạo lý của người Việt Nam. Mặc dù đã nghỉ hưu nhưng người cao tuổi Hà Nội vẫn tiếp tục tham gia các hoạt động xã hội, vẫn có những đóng góp nhất định cho xã hội, đảm bảo an sinh xã hội cho người cao tuổi cũng là một phần đảm bảo cho các hoạt động này.

Số liệu các tổng điều tra dân số cho thấy tỷ lệ người cao tuổi trong tổng dân số đã tăng từ 7.1% năm 1979 lên 9.0% năm 2009. Hà Nội có tỷ lệ người cao tuổi cao (10,4%) hơn mức trung bình của cả nước (2009). Tại thời điểm 1/4/2009, toàn thành phố có 670.679 người cao tuổi, nam chiếm 41,2%, người cao tuổi là nữ chiếm 58,8%. Về độ tuổi, trong tổng số người cao tuổi ở Hà Nội, gần một nửa (47.5%) người cao tuổi từ 60 – 69 tuổi; 34,3% từ 70 – 79; 10,1% từ 80 – 84 và 8% từ 85 tuổi trở lên. (Nguồn www.gopfp.gov.vn)

2.1.2. Trung tâm dƣỡng lão

Chúng tôi có tiến hành nghiên cứu 20 cụ còn minh mẫn, khỏe mạnh, đang sinh sống tại trung tâm chăm sóc và nuôi dưỡng người cao tuổi Thiên Phúc tại Xóm 3- xã Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội.

Trung tâm được thành lập vào tháng 4 năm 2009, được xây dựng theo mô hình của Nhật Bản và của Đức với khu nhà ở cao cấp để dáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.

Hiện tại, số lượng Người cao tuổi đang được chăm sóc ở trung tâm là 190 cụ và đang có xu hướng gia tăng. Trung tâm có 250 giường, có 4 loại phòng (Phòng đơn, phòng đôi, phòng ba và phòng bốn người) và được chia ra thành 4 khu vực: Khu chăm sóc tích cực, Khu chăm sóc đặc biệt, Khu dành cho các cụ khỏe mạnh và minh mẫn, Phòng VIP

Các hoạt động của các cụ tại trung tâm: Các cụ vào sống ở trung tâm đều được lập hồ sơ theo dõi sức khỏe và được kiểm tra các chỉ số sinh tồn: huyết áp, mạch , nhiệt độ hàng ngày; Mỗi buổi sáng các cụ đều được hướng dẫn tập thể dục dưỡng sinh , tập thở đúng cách để tăng cường thể lực; Các cụ còn được xoa bóp, bấm huyệt hàng ngày, tập phục hồi chức năng; Bên cạnh việc chăm sóc sức khỏe và nuôi dưỡng các cụ trung tâm còn quan tâm chăm sóc đến đời sống tinh thần và tâm linh cho các cụ: Tổ chức các buổi mít tinh trong các ngày lễ lớn, các hoạt động giao lưu vói học sinh mầm non và các sinh viên đại học, trung cấp; Tổ chức mừng sinh nhật các cụ theo tháng; tổ chức các câu lạc bộ: thơ, đánh cờ, khiêu vũ, câu lạc bộ sống vui - khỏe - có ích; Tổ chức các buổi đi dã ngoại, đi lễ chùa,....

2.2. Đặc điểm khách thể nghiên cứu

- Chọn mẫu nghiên cứu: Mẫu bao gồm 100 khách thể, tập trung vào các giai đoạn tuổi: 60 – 70; 70 - 80 và 100 người trưởng thành đang sống cùng hoặc là người thân với người cao tuổi thuộc diện nghiên cứu. Do vậy để chọn mẫu nghiên cứu chúng tôi kết hợp phương pháp phi xác suất và xác suất. Nghĩa là chọn mẫu phù hợp với chỉ tiêu và phải là mẫu tự nguyện

Khách thể nghiên cứu Tuổi Giới tính Sống cùng gia đình Cô đơn Tổng số 60-70 70-80 Nam Nữ Người cao tuổi 50 50 50 50 80 20 100 Người thân 100 100 100 100

2.3. Tổ chức nghiên cứu

* Giai đoạn 1: Nghiên cứu lý luận

Các giai đoạn nghiên cứu lý luận - Tìm kiếm tài liệu

+ Mục đích : Tìm hiểu, tham khảo, nắm bắt các tài liệu ở trong nước và ngoài nước từ trước đến nay có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, các phương pháp có liên quan đến đề tài, các luận chứng để lý giải các kết quả...

+ Nội dung: Những tài liệu về người cao tuổi, tự đánh giá của người cao tuổi ở trong và ngoài nước.

- Phân tích tài liệu

+ Mục đích: Phân tích tổng hợp xử lý thành cơ sở lý luận của đề tài

+ Nội dung: Đọc và phân tích các văn bản, tài liệu trong nước, ngoài nước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu

* Giai đoạn 2: Nghiên cứu thực tiễn

- Xây dựng bộ công cụ nghiên cứu

Bộ công cụ nghiên cứu chúng tôi sử dụng trong đề tài bao gồm bảng hỏi, trắc nghiệm TST (Twenty statements test của tác giả Kuhn và Mcpartland, 1954) và phiếu phỏng vấn sâu để giải quyết những nội dung nghiên cứu: Người cao tuổi tự đánh giá về tính cách bản thân; Người thân đánh giá tính cách của người cao tuổi; Sự khác nhau trong đánh giá tính cách người cao tuổi ở nhóm tuổi, người thân, giới tính, sống cùng gia đình và cô đơn.

+ Bảng hỏi: Mục đích là để điều tra thực trạng tự đánh giá về nét tính cách của người cao tuổi và biểu hiện của nét tính cách trong hành vi ứng xử của người cao tuổi trong đời sống hàng ngày.

Nội dung của tự đánh giá về các nét tính cách của người cao tuổi bao gồm:

Tự đánh giá về nét tính cách đối với tập thể và xã hội; Tự đánh giá về nét tính cách đối với lao động; Tự đánh giá về nét tính cách đối với mọi người; Tự đánh giá về nét tính cách đối với bản thân. Trong hành vi ứng xử cũng được sắp xếp tương ứng

như trên. Trên cơ sở tự đánh giá thái độ và hành vi ứng xử tìm ra mối liên hệ giữa chúng.

+ Bảng câu hỏi phỏng vấn sâu:

Mục đích nhằm chính xác hóa, chi tiết hóa những thông tin thu thập được của bảng hỏi.

+ Test TST: Mục đích sử dụng trắc nghiệm này nhằm tạo dựng những hình ảnh chung nhất về bản thân mỗi cá nhân bằng cách trả lời câu hỏi: “Tôi là ai?”, bổ sung cho quá trình nghiên cứu được sâu sát hơn.

- Điều tra, khảo sát : Đề tài được tiến hành từ tháng 05/2012 đến 10/2013. Trong đề tài chúng tôi thực hiện điều tra một lần theo lát cắt ngang cả ở định lượng (bảng hỏi) và ở định tính (phỏng vấn). Khách thể nghiên cứu ở đây là những người cao tuổi, khả năng về thị giác có hạn chế, do vậy trong quá trình khảo sát chúng tôi có sử dụng một số biện pháp hỗ trợ riêng. Cụ thể là sử dụng ngôn ngữ đối thoại, nhiều cụ mắt kém nên có khó khăn trong việc tự đọc nên trong quá trình khảo sát chúng tôi phải đọc và cắt nghĩa câu cho các cụ, ngoài ra còn được sự trợ giúp từ con cháu đọc hộ, viết hộ ý kiến của các cụ.

- Phân tích số liệu và viết báo cáo

Sau khi đã thu thập được dữ liệu thông qua khảo sát, chúng tôi tiến hành phân tích số liệu: tính phần trăm, điểm trung bình, để tổng hợp sự tự đánh giá về tính cách của người cao tuổi trên 4 mặt: Tự đánh giá về nét tính cách đối với tập thể và xã hội; Tự đánh giá về nét tính cách đối với lao động; Tự đánh giá về nét tính cách đối với mọi người; Tự đánh giá về nét tính cách đối với bản thân và biểu hiện nét tính cách qua hành vi. Từ đó tìm hiểu mối tương quan giữa tự đánh giá và hành vi ứng xử của người cao tuổi trong cuộc sống và đánh giá của người thân.

Từ những con số phân tích các khía cạnh mà luận văn đề cập đến trên cơ sở những câu hỏi nghiên cứu, cơ sở lý luận của đề tài để hoàn thiện luận văn.

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu

cao tuổi.

- Trên cơ sở những lý luận đã tìm kiếm được phân tích và tổng hợp lý thuyết hoàn thành cơ sở lý luận cho luận văn.

2.4.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi

- Nội dung của bảng hỏi Bảng hỏi gồm hai phần:

+ Tự đánh giá về nét tính cách đối với tập thể và xã hội; đối với lao động; đối với mọi người; đối với bản thân

Nội dung của phần này nằm trong câu 1 bao gồm 80 item trong khung được chia như sau:

Trong đó những item: 1, 3, 5, 7, 9, 11, 13 là những nét tính cách tích cực đối với tập thể, xã hội. Những item từ 30, 32, 34, 36, 38, 40, 42 là những nét tính cách tiêu cực đối với tập thể, xã hội. Những item từ 15, 17, 19, 21, 23, 25, 27 là những nét tính cách tích cực đối với lao động. Những item từ 2, 4, 6, 8, 10, 12, 14 là những nét tính cách tiêu cực đối với lao động. Những item từ 29, 31, 33, 35, 37, 39, 41, 43, 45, 47, 49, 51, 53, 55, 57, 59, 61 là những nét tính cách tích cực đối với mọi người. Những item từ 48, 50, 52, 54, 56, 58, 63, 65, 66, 68, 70, 72, 74, 75, 77, 78, 79 là những nét tính cách tiêu cực đối với mọi người. Những item từ 60, 62, 64, 67, 69, 71, 73, 76, 80 là những nét tính cách tích cực đối với bản thân. Còn lại, nhưng item từ 16, 18, 20, 22, 24, 26, 28, 44, 46 là những nét tính cách tiêu cực đối với bản thân.

+ Hành vi ứng xử tương ứng với tự đánh giá về nét tính cách

Nội dung này nằm trong câu 2 với 16 item. Trong đó item: 4, 6, 10, 14, 16 là những hành vi ứng xử tương ứng với nét tính cách đối với xã hội. Những item 1, 2, 11, 15 là những hành vi ứng xử tương ứng nét tính cách đối với lao động. Những item từ 2, 3, 7, 12, 13 là những hành vi ứng xử tương ứng nét tính cách đối với mọi người. Còn lại những item từ 5, 8 là những hành vi ứng xử tương ứng nét tính cách đối với bản thân.

- Nội dung đề cương phỏng vấn: Chúng tôi dựa vào câu trả lời của người cao tuổi trong trắc nghiệm TST để đưa ra những câu hỏi sâu hơn, cụ thể hơn những thông tin các cụ đã trả lời

2.4.4. Trắc nghiệm TST

Nội dung test này được đề ra là vòng 20 câu, băt đầu của mỗi câu bằng từ “Tôi (là)…”, mỗi khách thể phải mô tả cho người khác biết mình là người như thế nào. Yêu cầu đối với khách thể là không cần suy nghĩ lâu mà viết ngay những gì vừa mới xuất hiện trong đầu và không cần để ý đến logic của các câu. Hãy cố gắng làm trong thời gian nhanh nhất mà khách thể có thể. Test TST là một loại test phóng chiếu. Vì vậy, nó có một số những ưu điểm nhất định:

- Cá nhân có thể thể hiện bản thân mà không bị kiểm soát

- Trong vòng 20 câu những ý tưởng, những quan niệm thường trực trong đầu sẽ được bộc lộ. Sự bộc lộ đó đủ để xây dựng được những hình ảnh về “cái tôi” đầu tiên với những mô tả: mình là người như thế nào? mình thuộc vào nhóm nào? mình có những vai trò gì?...

- Mệnh đề đưa ra là câu hỏi mở nên không giới hạn về mặt nội dung. Cá nhân có thể tùy thích đưa ra những gì mà họ suy nghĩ.

- Cách làm đơn giản, dễ hiểu.

2.4.5. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin bằng thống kê toán học

Thông qua quá trình khảo sát, chúng tôi thu thập được những dữ liệu mà người cao tuổi cung cấp, đưa ý kiến. Để thống kê và khái quát hóa thành những con số có ý nghĩa chúng tôi sử dụng phần mềm thống kê toán học SPSS 18.0 để tính phần trăm cho các câu hỏi và phần trăm cho các lựa chọn, tính điểm trung bình cho các item, từ đó tính mối tương quan của các item với các biến khác nhau để xác định mối quan hệ của chúng.

2.5. Cách tính toán các thang đo * Trắc nghiệm TST * Trắc nghiệm TST

Bước 1: Những thông tin thu được từ test 20 mệnh đề là rất đa dạng và phong phú. Với 30 khách thể nghiên cứu chúng tôi thu được rất nhiều thông tin.

Những thông tin thu được này nằm trong một miền rất rộng lớn, bao gồm đầy đủ những thông tin về bản thân mỗi người trong mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng.

Phương pháp xử lý kết quả cũng giống như việc phân tích các câu hỏi mở. Chúng tôi liệt kê các câu trả lời thành một bảng danh sách. Sau đó phân chia theo 4 nhóm tương ứng Tự đánh giá về các tính cách đối với tập thể và xã hội; đối với lao động; đối với mọi người; đối với bản thân

Bước 2: Phân tích kết quả nghiên cứu: dựa trên cơ sở tần số xuất hiện các câu trả lời. Những thông tin nào xuất hiện nhiều hơn, thông tin nào xuất hiện ít hơn. Dựa trên mức độ xuất hiện các phương án trả lời, mà chúng ta có thể tìm ra được yếu tố nổi bật trong quan niệm về tự đánh giá bản thân của nhóm khách thể nghiên cứu.

* Bảng hỏi: bao gồm 2 câu, trong đó có những có hai phần: một là những câu, những item về tự đánh giá nét tính cách bản thân và hai là hành vi ứng xử.

Với câu 1, mỗi một item có 3 mức lựa chọn, và 3 mức đó ứng với số điểm như sau:

Bảng 2.1. Cách cho điểm với những câu hỏi trong khung

Lựa chọn Đúng Phân vân Không đúng

Điểm

3 2 1

- Cách tính và đánh giá điểm của câu 1

Trong câu 1: một số các nét tính cách của người cao tuổi, gồm 84 câu nhỏ (item) và các câu được đối xứng nhau giữa tích cực và tiêu cực do vậy cách tính toán như sau:

Tập hợp toàn bộ điểm của mỗi item, sau đó tính điểm trung bình cho mỗi item. Từ điểm trung bình đó ta sẽ biết được người cao tuổi tự đánh giá nét tính cách ở bản thân tích cực hay tiêu cực nhiều hơn trên cơ sở phân khoảng như sau:

Ít biểu hiện

Biểu hiện rõ 3.00 – 2.34 2.33 – 1.67 1.66 – 1.0 Không biểu hiện

Những item có điểm trung bình trong khoảng từ 2.34 – 3.00 mức độ cao, người cao tuổi tự đánh giá biểu hiện rõ nét tính cách; những item có điểm trung bình từ 1.67 – 2.33 là ít biểu hiện nét tính cách; những item có điểm trung bình 1.00 – 1.66 biểu hiện số điểm thấp tương ứng với không có nét tính cách.

- Cách tính điểm cho câu 2

Trong câu 2 có 16 item trong khung, cách cho và tính điểm cũng như câu 1. Trên cơ sở đó phân tích đánh giá hành vi ứng xử của người cao tuổi có phù hợp với tự đánh giá của họ hay không.

TÓM TẮT CHƢƠNG 2

Chương 2 giới thiê ̣u về đi ̣a bàn nghiên cứu , các phương pháp chúng tôi sử dụng trong đề tài nhằm đo thực trạng tự đánh giá nét tính cách bản thân người cao tuổi, cách tính điểm cho mỗi phần. Với những phương pháp chúng tôi lựa cho ̣n sẽ mang la ̣i những kết quả đúng và chân thực nhất.

CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN

3.1. Tự đánh giá về nét tính cách đối với tập thể và xã hội của ngƣời cao tuổi 3.1.1. Nét tính cách tích cực 3.1.1. Nét tính cách tích cực

Bảng 3.1. Đánh giá nét tính cách của ngƣời cao tuổi đối với xã hội, tập thể. Nội dung Tự đánh giá nét tính cách (%) ĐTB Biểu

Một phần của tài liệu Tự đánh giá về tính cách của người cao tuổi ở Hà Nội (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(159 trang)