2.4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
cao tuổi.
- Trên cơ sở những lý luận đã tìm kiếm được phân tích và tổng hợp lý thuyết hoàn thành cơ sở lý luận cho luận văn.
2.4.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
- Nội dung của bảng hỏi Bảng hỏi gồm hai phần:
+ Tự đánh giá về nét tính cách đối với tập thể và xã hội; đối với lao động; đối với mọi người; đối với bản thân
Nội dung của phần này nằm trong câu 1 bao gồm 80 item trong khung được chia như sau:
Trong đó những item: 1, 3, 5, 7, 9, 11, 13 là những nét tính cách tích cực đối với tập thể, xã hội. Những item từ 30, 32, 34, 36, 38, 40, 42 là những nét tính cách tiêu cực đối với tập thể, xã hội. Những item từ 15, 17, 19, 21, 23, 25, 27 là những nét tính cách tích cực đối với lao động. Những item từ 2, 4, 6, 8, 10, 12, 14 là những nét tính cách tiêu cực đối với lao động. Những item từ 29, 31, 33, 35, 37, 39, 41, 43, 45, 47, 49, 51, 53, 55, 57, 59, 61 là những nét tính cách tích cực đối với mọi người. Những item từ 48, 50, 52, 54, 56, 58, 63, 65, 66, 68, 70, 72, 74, 75, 77, 78, 79 là những nét tính cách tiêu cực đối với mọi người. Những item từ 60, 62, 64, 67, 69, 71, 73, 76, 80 là những nét tính cách tích cực đối với bản thân. Còn lại, nhưng item từ 16, 18, 20, 22, 24, 26, 28, 44, 46 là những nét tính cách tiêu cực đối với bản thân.
+ Hành vi ứng xử tương ứng với tự đánh giá về nét tính cách
Nội dung này nằm trong câu 2 với 16 item. Trong đó item: 4, 6, 10, 14, 16 là những hành vi ứng xử tương ứng với nét tính cách đối với xã hội. Những item 1, 2, 11, 15 là những hành vi ứng xử tương ứng nét tính cách đối với lao động. Những item từ 2, 3, 7, 12, 13 là những hành vi ứng xử tương ứng nét tính cách đối với mọi người. Còn lại những item từ 5, 8 là những hành vi ứng xử tương ứng nét tính cách đối với bản thân.
- Nội dung đề cương phỏng vấn: Chúng tôi dựa vào câu trả lời của người cao tuổi trong trắc nghiệm TST để đưa ra những câu hỏi sâu hơn, cụ thể hơn những thông tin các cụ đã trả lời
2.4.4. Trắc nghiệm TST
Nội dung test này được đề ra là vòng 20 câu, băt đầu của mỗi câu bằng từ “Tôi (là)…”, mỗi khách thể phải mô tả cho người khác biết mình là người như thế nào. Yêu cầu đối với khách thể là không cần suy nghĩ lâu mà viết ngay những gì vừa mới xuất hiện trong đầu và không cần để ý đến logic của các câu. Hãy cố gắng làm trong thời gian nhanh nhất mà khách thể có thể. Test TST là một loại test phóng chiếu. Vì vậy, nó có một số những ưu điểm nhất định:
- Cá nhân có thể thể hiện bản thân mà không bị kiểm soát
- Trong vòng 20 câu những ý tưởng, những quan niệm thường trực trong đầu sẽ được bộc lộ. Sự bộc lộ đó đủ để xây dựng được những hình ảnh về “cái tôi” đầu tiên với những mô tả: mình là người như thế nào? mình thuộc vào nhóm nào? mình có những vai trò gì?...
- Mệnh đề đưa ra là câu hỏi mở nên không giới hạn về mặt nội dung. Cá nhân có thể tùy thích đưa ra những gì mà họ suy nghĩ.
- Cách làm đơn giản, dễ hiểu.
2.4.5. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin bằng thống kê toán học
Thông qua quá trình khảo sát, chúng tôi thu thập được những dữ liệu mà người cao tuổi cung cấp, đưa ý kiến. Để thống kê và khái quát hóa thành những con số có ý nghĩa chúng tôi sử dụng phần mềm thống kê toán học SPSS 18.0 để tính phần trăm cho các câu hỏi và phần trăm cho các lựa chọn, tính điểm trung bình cho các item, từ đó tính mối tương quan của các item với các biến khác nhau để xác định mối quan hệ của chúng.
2.5. Cách tính toán các thang đo * Trắc nghiệm TST * Trắc nghiệm TST
Bước 1: Những thông tin thu được từ test 20 mệnh đề là rất đa dạng và phong phú. Với 30 khách thể nghiên cứu chúng tôi thu được rất nhiều thông tin.
Những thông tin thu được này nằm trong một miền rất rộng lớn, bao gồm đầy đủ những thông tin về bản thân mỗi người trong mối quan hệ giữa cá nhân với cộng đồng.
Phương pháp xử lý kết quả cũng giống như việc phân tích các câu hỏi mở. Chúng tôi liệt kê các câu trả lời thành một bảng danh sách. Sau đó phân chia theo 4 nhóm tương ứng Tự đánh giá về các tính cách đối với tập thể và xã hội; đối với lao động; đối với mọi người; đối với bản thân
Bước 2: Phân tích kết quả nghiên cứu: dựa trên cơ sở tần số xuất hiện các câu trả lời. Những thông tin nào xuất hiện nhiều hơn, thông tin nào xuất hiện ít hơn. Dựa trên mức độ xuất hiện các phương án trả lời, mà chúng ta có thể tìm ra được yếu tố nổi bật trong quan niệm về tự đánh giá bản thân của nhóm khách thể nghiên cứu.
* Bảng hỏi: bao gồm 2 câu, trong đó có những có hai phần: một là những câu, những item về tự đánh giá nét tính cách bản thân và hai là hành vi ứng xử.
Với câu 1, mỗi một item có 3 mức lựa chọn, và 3 mức đó ứng với số điểm như sau:
Bảng 2.1. Cách cho điểm với những câu hỏi trong khung
Lựa chọn Đúng Phân vân Không đúng
Điểm
3 2 1
- Cách tính và đánh giá điểm của câu 1
Trong câu 1: một số các nét tính cách của người cao tuổi, gồm 84 câu nhỏ (item) và các câu được đối xứng nhau giữa tích cực và tiêu cực do vậy cách tính toán như sau:
Tập hợp toàn bộ điểm của mỗi item, sau đó tính điểm trung bình cho mỗi item. Từ điểm trung bình đó ta sẽ biết được người cao tuổi tự đánh giá nét tính cách ở bản thân tích cực hay tiêu cực nhiều hơn trên cơ sở phân khoảng như sau:
Ít biểu hiện
Biểu hiện rõ 3.00 – 2.34 2.33 – 1.67 1.66 – 1.0 Không biểu hiện
Những item có điểm trung bình trong khoảng từ 2.34 – 3.00 mức độ cao, người cao tuổi tự đánh giá biểu hiện rõ nét tính cách; những item có điểm trung bình từ 1.67 – 2.33 là ít biểu hiện nét tính cách; những item có điểm trung bình 1.00 – 1.66 biểu hiện số điểm thấp tương ứng với không có nét tính cách.
- Cách tính điểm cho câu 2
Trong câu 2 có 16 item trong khung, cách cho và tính điểm cũng như câu 1. Trên cơ sở đó phân tích đánh giá hành vi ứng xử của người cao tuổi có phù hợp với tự đánh giá của họ hay không.
TÓM TẮT CHƢƠNG 2
Chương 2 giới thiê ̣u về đi ̣a bàn nghiên cứu , các phương pháp chúng tôi sử dụng trong đề tài nhằm đo thực trạng tự đánh giá nét tính cách bản thân người cao tuổi, cách tính điểm cho mỗi phần. Với những phương pháp chúng tôi lựa cho ̣n sẽ mang la ̣i những kết quả đúng và chân thực nhất.
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN
3.1. Tự đánh giá về nét tính cách đối với tập thể và xã hội của ngƣời cao tuổi 3.1.1. Nét tính cách tích cực 3.1.1. Nét tính cách tích cực
Bảng 3.1. Đánh giá nét tính cách của ngƣời cao tuổi đối với xã hội, tập thể. Nội dung Tự đánh giá nét tính cách (%) ĐTB Biểu hiện rõ Ít biểu hiện Không biểu hiện TĐG của NCT Thứ bậc Đánh giá của ngƣời thân Thứ bậc 1 58 19 23 2.35 5.5 2.30 6 2 18 61 21 1.97 7 2.15 7 3 100 0 0 3.00 1 2.90 2 4 49 39 12 2.37 4 3.00 1 5 53 44 3 2.50 2 2.82 4 6 56 34 10 2.46 3 2.73 5 7 61 13 26 2.35 5.5 2.86 3 ĐTB nhóm 2.42 2.68 Chú giải
1 – Quan tâm chính trị - xã hội 5 – Làm việc thiện
2 – Dễ thích ứng với sự thay đổi sinh lý, xã hội 6 – Duy trì, phát huy giá trị
3 – Sống, hoạt động theo pháp luật truyền thống
4 – Cống hiến kinh nghiệm, tri thức 7 - Tin vào tôn giáo, tử vi
Kết quả ở bảng 3.1 cho thấy rằng người cao tuổi ở Hà Nội tự đánh giá bản thân có biểu hiện rõ những nét tính cách tích cực đối với xã hội, tập thể.
- Đối với nội dung “Quan tâm chính trị - xã hội” (ĐTB = 2.35), có 58%
người cao tuổi cho rằng mình rất quan tâm tới chính trị - xã hội. Điều này cho thấy rằng mặc dù họ đã nghỉ hưu, không còn công tác trong các cơ quan, đơn vị nữa
nhưng các vấn đề chính trị - xã hội nóng hổi luôn luôn là mối quan tâm lớn. Ví dụ rõ rệt nhất là trên địa bàn cả nước đã có trên 2 triệu người cao tuổi tham gia ý kiến đóng góp vào Dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992. Trong đó, người cao tuổi ở Hà Nội tham gia rất tích cực, đã có nhiều ý kiến đóng góp vô cùng quý báu. Điều này có ý nghĩa thiết thực, đóng góp vào thành tựu chung của cả nước.
Mặt khác, qua nghiên cứu, chúng tôi được biết người cao tuổi trên địa bàn thành phố Hà Nội hăng hái, tích cực tham gia sinh hoạt công tác Đảng, đoàn thể, mặt trận. Với những phong trào như: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư”, xây dựng gia đình văn hoá, khu dân cư văn hoá, tích cực tham gia công tác hoà giải, khuyến học- khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, thực hiện Pháp lệnh Dân chủ và Quy chế Dân chủ cơ sở… có đông đảo lực lượng là người cao tuổi. Chính lực lượng này góp phần không nhỏ trong việc giữ gìn ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội khu dân cư.
Sở dĩ người cao tuổi có sự quan tâm tới vấn đề này là do: mặc dù họ rời công sở, không còn công tác, giữ những vị trí xã hội nhưng họ vẫn luôn nằm trong mối quan hệ với xã hội, với các sự kiện chính trị. Nắm vững, hiểu rõ những sự kiện này sẽ giúp họ không bị tụt hậu, tách rời cuộc sống xã hội, tạo niềm vui lúc về già.
Như vậy, người cao tuổi tự đánh giá các nét tính cách ở mức độ cao. Họ nhìn chung có những nhận xét tích cực về bản thân. Đây là xu hướng chung và phù hợp với nhiều nghiên cứu.
- Đối với nội dung “dễ thích ứng với sự thay đổi sinh lý, xã hội” (ĐTB=
1.97) chỉ có 18% số người đồng ý cho rằng mình dễ thích ứng với sự thay đổi trên. Phần lớn các cụ nghỉ hưu đều băn khoăn làm sao để dễ hòa nhập với môi trường mới, làm gì để có thêm thu nhập... Điều này cho thấy khả năng thích ứng của người cao tuổi thường khó khăn.
+ Về thay đổi về sinh lý: Tuổi càng cao phản xạ càng chậm. Không như lúc còn trẻ, người cao tuổi thường có những phản xạ rất chậm chạp. Do đó, khi giao tiếp với người cao tuổi chúng ta cần phải kiên nhẫn, nói chậm rãi, dễ nghe để các cụ nghe được và có câu trả lời chính xác. Trong sinh hoạt hàng ngày các cụ cần rất
nhiều thời gian cho bất cứ một vấn đề gì khi có sự di chuyển và chuẩn bị kể cả chuyện ăn uống, đi lại. Do vậy, cần hết sức tránh những cử chỉ, lời nói làm cho các cụ cảm thấy tủi thân và mủi lòng. Mặt khác, người cao tuổi rất mau quên. Tuy nhiên, cần phân biệt sự chậm chạp và hay quên bình thường của người già với bệnh lẫn, vì sự chậm chạp hay quên là vấn đề sinh lý bình thường của người cao tuổi còn lẫn là một bệnh do sự tổn thương của hệ thần kinh trung ương. Cùng với tuổi tác tăng lên, người cao tuổi rất dễ mắc bệnh do sự lão hóa của các cơ quan trong cơ thể và khả năng miễn dịch của cơ thể bị suy giảm. Vì vậy, cần quan tâm, chăm sóc và quan sát kỹ để sớm phát hiện ra những thay đổi ở các cụ nhằm kịp thời săn sóc và chữa trị.
+ Thay đổi tâm lý: Bên cạnh những thay đổi về thể chất về sinh lý thì tâm lý còn là một vấn đề hết sức quan trọng đối với người cao tuổi vì trong các giai đoạn của cuộc sống thì tuổi già là giai đoạn con người không phải làm gì để vun đắp cho cuộc sống mà là giai đoạn thụ hưởng kết quả đạt được từ trước mang lại. Người cao tuổi cảm thấy vị trí, vai trò, quyền lực thay đổi. Bên cạnh đó, họ bắt đầu cảm thấy mình không còn có ích như trước và trở nên lo lắng quá độ. Người cao tuổi luôn mong muốn được chăm sóc và quan tâm nhiều hơn; sợ sự cô đơn, quên lãng của mọi người; hay lo xa; dễ mủi lòng, tủi thân; dễ mặc cảm. Ngoài ra, vấn đề ưu tư hàng đầu của người già, dù nói ra hay không, vẫn là quan tâm đến cái chết. Người thì rất thoải mái bàn luận về vấn đề này, có những thu xếp rõ ràng về tang lễ của mình nhưng cũng có người rất kiêng cữ, sợ xui xẻo.
- Đối với nội dung tự đánh giá bản thân “luôn sống, hoạt động theo pháp luật” (ĐTB = 3.00), có 100% số người đánh giá cao nét tính cách này và biểu hiện rõ ở họ. Đây là một đặc điểm rất tích cực ở người già, rất coi trọng và đề cao pháp luật. Với mỗi một quốc gia, pháp luật có vị trí cao nhất, giúp ổn định trật tự xã hội, có tính răn đe, giáo dục con người. Pháp luật là hệ thống những qui tắc xử sự mang tính bắt buộc chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị và là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội pháp triển phù hợp với lợi ích của giai cấp mình. Những quyền mà mỗi một người
dân cần phải tuân thủ, chấp hành cơ bản đó là: Quyền bầu cử, quyền ứng cử váo các cơ quan đại biểu của nhân dân; quyền tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội; quyền khiếu nại, quyền tố cáo của công dân. Người cao tuổi với kinh nghiệm sống, khả năng nhận thức tốt, tuân thủ pháp luật trong thời gian dài trước đây nên đã rèn luyện cho mình được tư tưởng, tác phong sống và làm việc theo pháp luật như là một thói quen hàng ngày. Họ cho rằng, mình cần phải gương mẫu, đi đầu trong mọi vấn đề (trong đó có pháp luật) để giáo dục con cháu, thanh niên ngày càng trưởng thành hơn, thúc đẩy sự ổn định, phát triển của mỗi một gia đình, một xã hội, một quốc gia.
- Một đặc điểm dễ nhận thấy ở người cao tuổi đó là sự quan tâm, “cống hiến kinh nghiệm, tri thức bản thân cho gia đình, xã hội” (ĐTB = 2.37), có 49% số người lựa chọn . Con người không thể sống ngoài xã hội, tinh thần con người gắn liền với xã hội. Một người tham gia hoạt động xã hội có ý nghĩa hoặc làm một việc vì cống hiến cho xã hội hoặc người khác, họ sẽ có được cảm giác thỏa mãn, vinh dự, cuộc sống tràn trề, vui vẻ, tích cực, tình cảm và tinh thần phấn chấn. Ở người cao tuổi điều này được thể hiện rất rõ thông qua việc họ tích cực tham gia các công tác xã hội, đoàn thể, cống hiến tri thức kinh nghiệm đã tích lũy cả cuộc đời cho xã hội, thế hệ trẻ. Vậy, tri thức, kiến thức của người cao tuổi ở đây là những kinh